Friday, August 12, 2011

Khi Chết nên đem xác đi thiêu hay đi chôn?

Phân tích bài giảng, “Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn?”

  mời nghe và bàn luận


Hôm nay mới thật sự mở nghe bài giảng của thầy Nhật Từ (không biếty ông là ai cho lắm) khi nói về “Khi chết nên đem xác đi thiêu hay chôn” vậy thì mạo muội phân tích bài giảng này vậy. Tốn hết gần 2.5 tiếng vừa nghe, vừa backward để phân tích từng đoạn. Đây chỉ là phân tích theo ý nghĩa xây đựng chớ không có ngụ ý xuyên tạc chi hết.



Thầy nói dể nghe quá cái gì cũng mang vào chuà. Vậy thì thử hỏi mang vô chuà thì có phải đóng lệ phí không hay là mỗi tháng, mỗi năm phải cúng tí $$ bằng chẳng thì không biết cái hủ cốt nó đi về đâu? Vã lại bản thân con người chúng ta không nên chú trọng nhiều về vấn đề này. Phần hồn mới quan trọng đâu phải là thể xác vì ngay chính khi còn sống nếu không có phần hồn thì thể xác có được hít thở và mọi thứ trong lục ngũ phủ tạng có sinh sôi không?    Vẫn biết cát bụi về cát bụi nhưng mình làm sao để lúc ra đi nhẹ nhàng. Thiêu thì rẻ tiền cho con cháu và nếu có mang ra biển cả, sông, hồ, rừng, núi rãi thì cũng chẳng có bị nhơ uế thiên nhiên nhưng lở mà Diêm Vương nói bắt lộn hồn thì chít tiá rồi lấy xác đâu mà nhập vô? Cái này là một đi không trở lại đó nha.   


Người theo đạo Phật hay nói đúng hơn là đạo Hindu tin rằng trong tâm hồn là không thể phá hủy , và cái chết tượng trưng cuối cùng của sự tồn tại là  thể chất của một người, nhưng sự khởi đầu của một cuộc hành trình mới cho tâm hồn. Linh hồn này sau đó tái sinh trong một số hình thức sống khác, và được đi qua cùng một chu kỳ của việc sinh phát triển và cuối cùng đáp ứng cái chết chỉ để bắt đầu chu kỳ lại lần nữa.  Do đó hỏa táng xác chết của một người là nghĩa vụ phải loại bỏ linh hồn hiện tại ra đi của bất kỳ những gì đính kèm vào cơ thể nó trước đây cư trú vào.   Ngoài ra, một niềm tin truyền thống của đạo Phật nói rằng cơ thể của một người bao gồm 5 yếu tố đất, lửa, nước, không khí và bầu trời . Các nghi lễ hỏa táng của mỗi con người đang hướng tới sự trở về cơ thể theo những yếu tố này. Cơ thể chúng ta dần dần trở về đất (cát bụi), không khí, bầu trời và lửa đốt nó dưới bầu trời; và tro được trân trọng thu thập và đổ vào sông. Người ta nói rằng tang lể quá mức cho người quá cố sẽ ngăn chặn các linh hồn khỏi bị hoàn toàn tách rời khỏi những người thân yêu của mình, và giữ nó để  không thể hiện cuộc hành trình mới. Hỏa táng và các nghi lễ nhẹ nhàng tiếp theo trong tang l giúp loại bỏ hầu hết những thứ có thể hoạt động ở thế gian như một lời nhắc nhở sự tồn tại của người đó không còn hiển diện và do đó cũng giúp gia đình trong việc vơi  đi hơn sự mất mát.





Còn chôn thì từ từ thể xác cũng mục rã về cát bụi thôi chỉ còn lại đống xương khô oằn nằm trong quan tài lạnh giá giữa lòng đất nghe tiếng dế, sâu, bọ kêu la, nhưng liệu hương linh có được yên thân không nếu chánh quyền cứ giải toả đất đai để xây cất thành quách cho thế giới biết là đất nước giàu mạnh và nhất là mang bao nhiêu tiền tài cung phụng cho quan lại. Hoặc con cháu vì hai chữ "kim tiền" vun với lên bán đất cho người nước ngoài?   


Còn nói phải mang vô chuà tốt hơn không nên để ở nhà (nhiều khi cái hủ cốt đổ bể, tro nằm lai láng mà không ai thèm dọn dẹp hoặc chẳng biết hủ cốt cất ở đâu???  Mỗi lần muốn thăm viếng nhìn lại thì "chờ thầy vài ngày mang ra cho đạo hữu." Lạy Chúa tôi, Mô Phật!) Cũng đúng 1 phần thôi, vì ở chuà hương linh được nghe kinh, nghe kệ nhưng đó là nói về chuà ngay thẳng hay hành pháp đúng mục chứ chuà chiền ngày nay thì tất cả đều dựng xây bằng tiền, cái gì cũng tiền và danh lợi hết. Huống chi, ngày xưa Phật kêu mình rèn tâm tu ở nhà trưóc mới ra chợ, sau mới vô chuà. Chuà bây giờ thì cũng như chánh quyền vậy thôi, cũng muốn kinh tài, khếch trương cho lớn để so đo với các chuà khác, liệu mang vô chuà thì vong hồn không dục vọng và buông bỏ? Hay lúc đó vong linh theo cách sa hoa của chuà hay là có vong hồn nào buồn bả suy nghỉ tới chánh pháp diệt vong mà hồn buồn thêm cho thế sự thay đổi của Pháp Phật? Hay con cháu không đủ tiền dâng cúng cho chuà thì liệu rồi hương linh được sở hữu viên mãn ở chuà không? 


Ngày xưa, Phật nói 1 vị Phật tử của Phật xuất gia chỉ có 3 áo cà sa cộng luôn áo quần đang mặc nhưng ngày nay các tăng và ni có bao nhiêu áo cà sao và áo nâu sòng? Chắc hẳn là phải nhiêù hơn chục bộ vậy thì tăng và ni có buông xã chưa? Các tăng và ni ngày nay, không những là nhiều áo quần mà điện thoại di động, gối, chăn cũng là hàng xịn đấy nha xa xí phẫm và kim tiền đầy ấp.  Vậy hỏi ở chuà đó hương linh có ám tách không?


Còn nói ở nhà thì con cháu cúng kiến, và hương linh có cơ hội về nhà của mình, và hương linh sẽ bị ám tách, v.v. vậy thì hỏi các thầy có ăn và uống mỗi ngày không? Đành là vong hồn không ăn được nhưng con cháu có lòng dâng kính trước khi ăn thì đó là điều tốt vì không phải Phật đã kêu ngày rằm tháng 7, phải làm chay cúng dâng để cho ông bà, cha mẹ quá vãng được siêu độ, mà Phật đâu nói cúng 1 món đâu mà cả 100 món để cho cữu huyền thất tổ được vãng sanh lận đó.  Nếu đề cập như thầy nói thì chúng ta không nên nghe lời Phật cúng 100 món trong rằm tháng 7, phải không? Các thầy tự cho mình ăn mà cấm vong ăn? Hình như mỗi lần Phật tử tới nhờ các thầy, sư làm sự cho hương linh, các thầy, sư đề kêu phải làm lể vầy khác, v.v. và đều mang vào chùa hết, vậy rườm rà chi vậy???? Ở nhà không được mà chỉ ở chùa thôi? Mô Phật, Amen!!!! Nhưng thật ra vong có ăn đâu toàn là người sống ăn không hà. Vong có uống đâu cũng người sống uống thôi và trong đó có các sư, cha, thầy đấy nha. Chẳng qua là cái lòng của con cháu kính cho người khuất mặt trước khi thọ dụng. Cũng như Phật nói là “trước khi thọ dụng đàng chay, phải cầu chú nguyện cho người tín gia, cầu thất thế mẹ cha thí chủ”, câu này chắc là thầy đang giảng phải hiểu trước khi khuyên các con cháu không nên cúng kiến để vong linh người chết. “phải cầu chú nguyện cho người tín gia, cầu thất thế mẹ cha thí chủ” thì trước hết Phật đã kêu mình dâng lòng thành tới họ rồi còn gì? Có lẻ thầy kêu đừng cúng cho vong linh mà nên mang hết vào chuà cho các vị tăng, ni lấy thảo vậy! Và nếu nói như thầy thí chúng ta cũng không nên cúng kiến chi cho bất kỳ ai hết luôn cả Phật và chư vị Bồ Tất cùng Thánh Thần... Vì đây là "kiến cho các Vị cứ lẫn quẫn không chịu đi" và cứ bám vào thân người đời thế gian như thầy vừa giảng. Và chúng ta cũng không nên dâng cúng gì cho chùa và nhà thờ hay nhất là các vị tu hành trong chùa hay nhà thở nữa vì làm vậy các Vị cứ lẫn quẫn càng làm cho các vị tu sỉ dục vọng nhiều hơn. Khi sống lối tu hành đã dục vọng nhiều thì khi chết liệu các vị có tiêu giải không khi các vị tu hành không giải thoát cho bản thân mình thì sao có thể giải thoát cho vong linh? Mặc khác Phật cũng như các Vị của giáo đạo khác đều kêu chúng ta nên hồi hướng cho hương linh, nếu không nghỉ tới họ thì làm sao hồi hướng đây?  Vì không nghỉ thì không hành, không hành thì không trói buộc và sẽ không nhiều đề tài bàn cãi hay tranh luận  .

Sống thì có nhà, chết thì có nấm mồ. Nếu nói không nên cho hương linh về nhà mà mang vào chuà thì tại sao phải chấp nhận chuà là nhà của mình? Tốn kém con cháu đi thăm viếng, cúng tiền giử cốt?? Tốt ở đâu thưa thầy???  Có phải tốt cho chuà có tiền cung phụng các tăng và ni sao? Đây là điều sai nữa rồi. Chẳng phải Phật đã nói cái tâm quan trọng hay sao? Thành ra ở chuà hay bất kỳ ở đâu cũng không quan trọng. Ăn thua là tâm con người con sống biết hành thiện để cho vong linh có chổ dưạ nương và hành trì thêm chánh pháp mà trong thời sinh tiền hương linh chưa làm được.    Mang về nhà mà con cháu hướng thiện, tâm nguyện, cầu siêu mổi ngày cho hương linh và hoài bảo hương linh như còn sống đâu đây thì đó vẫn tốt hơn sao?    Đưa vào chuà thì cũng như là đưa vô viện dưỡng lão, nếu gặp dưỡng lão tốt lo lắng thì thân thể được an lành bằng ngược lại có được thân tâm an ổn không hay là bao nhiêu đố kỵ, danh lợi của chuà v.v…thì bao giờ mới để hương linh mới được an lành? Có nhiều chuà cũng chẳng đọc kinh mỗi ngày (nói có chứng đàng hoàng nha) thì dù cho hương linh ở chuà cũng chẳng nghe được chánh pháp nhiệm mầu để thân được vãnh sanh.

Hõng phải Phật đã nói thân người vốn là vô thường và "bất di, bất dịch" rồi hay sao? Nếu là "bất di, bất dịch" thì ta cần chi phải chú trọng hay chú tâm là mang vong linh vào chùa hay để ở nhà hoặc rãi đi đâu? Chùa hay nhà cũng chỉ là cái hình thức để cho vong linh có nơi nương tựa mà thôi chớ nhiều giáo đạo ngày nay có để hương linh vô đền thờ, nhà thờ đâu nhưng rồi hõng lẻ vong linh đó sẽ chẳng bao giờ được vãnh sanh? Lý lẻ này thầy không hiểu mà cứ giảng theo cái lý thuyết của TA để cho nhiều Phật tử càng hiểu lầm về giáo đạo của Phật là có "bắt buộc", "phải nên" trong khi từ ngàn đời xưa tới nay, Phật giáo vốn dỉ là nhu hòa và không trói buộc bất kỳ ai. Hành, thức, tri, giới theo thầy giảng là đưa con người vào một tính ngưỡng của thầy mà đa số vong linh từ lâu đời chưa bao giờ an trụ trong chùa mới gọi là vãnh sanh, không tạc niệm, ám tách như thầy vừa nói và hình như từ lúc Phật còn tại thế thì đâu ai mang cốt của người khuất để vào chùa hay tịnh xá đâu? Cũng chẳng ai chứng minh hay cho là điều này đúng và điều này sẽ giúp cho hương linh mau mau giải thoát... Nếu vậy thì các hương linh của giáo đạo khác chẳng bao giờ được vãnh sanh à? Nhà thờ cũng đâu trụ hương linh nào đâu mà hương linh theo Đạo họ cũng vãnh sanh vậy hõng lẻ hương linh đó bị đày xuống điạ ngụ hết!  Họ đâu cần phải nghe pháp của Chúa để níu víu vào nhà thờ mới được an lành tro cốt? Tro cốt của họ làm phân cho tốt cây và cỏ. Họ mang cái thể xác vô tri và tự hành trình cho con đường họ đi và thành tâm sám hối những gì họ làm. Thì tại sao Phật pháp của chúng ta có hơn 4000 năm lại phải bám víu một mê tính do các thầy suy diển ra mà các vị Phật và hàng Bồ Tát cùng các vị Tổ chưa từng nói tới hay khuyên bảo điều này? Đạo nào cũng khuyên bảo tốt đâu có khuyên sai chỉ là do các thầy dẩn dắt sai cũng như đạo Taliban vậy!  Thần Sala đâu kêu họ giết người nhưng các vị dẫn dắt đạo đưa tâm mù quán kiến cho những người theo quán tưởng cho là đúng mà không suy nghỉ và ý thức đúng để hành thiện. Cho là giết người mới được lên 7 tầng Trời. Lên Trời hay đoạ vào Địa Ngục A Tỳ?

Thầy nói người có nhiều di chúc nhiều thì chết khó siêu sanh lắm à. Lúc thì nói khó siêu thoát rồi lại kêu phải xếp đặt phần này cho ai, cho ai. Hm....Thầy nói vậy ko đúng! Có nhiều của cải thì người ta cần phải chia đều để lúc đi được nhẹ nhàng vì họ không muốn con cái ở lại tranh giành v.v... Nhưng có nhiều khi chia đều nhưng con cháu lòng tham không đáy vì thấy chia chẳng công bằng hay muốn hơn thành ra họ kiện cáo tùm lum, điều này làm cho vong linh buồn rầu và dù có muốn siêu thoát cũng không siêu thoát, ngoại trừ vong linh buông thả “ta chết rồi ai làm chi thì làm chẳng màn tới.” Nhưng có nhiều người không có di chúc chi hay của cải gì nhưng khi chết linh hồn của họ cũng đâu có siêu sanh. Mặc khác, cũng như có các vị thượng toạ, đại đức của chuà, v.v.. chết đi rồi thiêu xác ra tro có được cái hột xá lợi nào đâu so với người không xuất gia hay tu tại gia chí thành tâm hướng về Đức A Di Đà, nhưng khi rã xác tiêu hình họ lại có được nhiều hình hài xá lợi rất đẹp. Hoặc là thầy trù trì của chuà ra đi để lại tâm quyết chuà sẽ được tăng này, ni kia tiếp quản nhưng rồi tăng, ni khác có lòng tật đố làm đủ mọi cách để cho tăng/ni tân trù trì ra đi hay vĩnh viễn về không về lại chùa hoặc là cho đi luôn bên kia thế giới. Thành ra có xếp đặt thế này, thế kia, thế nào cũng bằng thừa vì tất cả là do 1 chử Nghiệp  .


Không nên hiến thi thể, câu này thầy nên ngồi thiền định lại và đừng suy thoái để cho Phật tử sống trong cảnh cố chấp. Không phải Phật và ngay cả Chúa bằng lòng cho thi thể mình cho người cần đến các Ngài, muốn tay, cho tay, muốn gì cho nấy vì thân thể này là tạm bợ. Và nếu nói như thầy vậy thì còn cái lòng sân rồi (khổ thế là cùng.) Thử hỏi hạnh bố thí ba la mật nằm chổ nào?  Nếu thầy không cho thì đừng bắt người khác cũng không nên cho. Với thể xác mà các thầy không rộng lượng bao dung trong khi có người cần đến thi thể chúng ta mà một khi phần thân thể đó không còn cử đọng được thì tại sao không dâng hiến cho người cần đến để họ có thể sống một cách an lành? Còn cho khoa học thì là để cho họ thí nghiệm, tìm tòi về sự tu bổ, sửa chửa cho những người đang trong cơn bịnh ngoặc nghèo thoát được sự khổ đau thì tại sao không? (Hình như Phật đã từng tìm tòi cách giải thoát bịnh thì phải??)
Càng nói như thầy thì cái TA của thầy còn quá nhiều và cái sân quá sâu nặng. Cứ bo bo gìn giữ các thể xác làm gì khi nó rất là vô thường và với ta, nó không tồn tại khi không có linh hồn tiếp quản? Vậy thì theo thầy chỉ muốn xây dựng chuà chiền cao hơn, tu bổ cho đẹp đẽ hơn, mua đất đai màu mở và mở đúc các Vị Phật to tát hơn để so đo cùng các chuà khác và đất nước khác hơn là khuyên người nên tiếp cận sự việc hiến thể xác cho người cần đến hình hài để họ có thể sống tốt và giúp đở cho xã hội y khoa hiểu biết để chửa trị những căn bịnh mà hầu hết trong cả thế giới chúng ta ai ai mà không tránh khỏi đó là bịnh. Và không phải là Phật đã mài công 40 mấy năm trời để tìm ra giải thoát sự sanh, lão, bịnh và tử sao? Nói thât vô lý lẻ.  Vậy thì đâo Phật là đạo tình thuơng ở chổ nào? Có lẻ, thầy nên mài dủa bài ca con cá là các vị Phật Tử đừng nên cho thi thể mình mà hãy để thi thể tồn tại kiếm tiền cho các thầy, sư, cha v.v....  và đều cần nhất là tích tựu cho nhiều tượng Phật, để mỗi chổ một góc dưới trời mưa, nắng gắt hơn là khuyên các vị Phật Tử nhường cơm xẻ áo cho người nghèo, đói khổ không nhà che mưa, đở nắng, giông gió, thiên tai.

Ta nên đọc những lời kinh bài sám cho hương linh ra đi được nhẹ nhàng. Đúng, nhưng điều này không có phải bắt buộc là có tăng hay ni đọc thì hương linh mới được siêu thoát. Nếu nói vậy thì ngày trước Phật đã chẳng phải giảng giải cho chúng ta nghe về Vu Lan Bồn.   Phật có thể hoá độ cho Mục Liên Mẫu được vãng sanh trong tít tắt cần chi bắt Ngài Mục Kiền Liên phải tuân theo thể thức cúng kiến cho Mục Liên Mẫu. Tại sao? Lý do là Phật muốn chúng ta hiểu rằng. Cái lòng thành của con cháu nó quan trọng hơn là nhờ tới các tăng và ni. Tăng và ni là phụ lực thôi chớ không phải đọc thời kinh vãng sanh là được thì vong linh bao nhiêu tội lỗi ở trần gian thoáng chốc lên tận mây xanh ngồi chơi cùng chư Tiên, chư Thần, khà, khà .... Mặc khác, Phật cho chúng ta biết là dù là Phật, cũng không nên dựa vào để mà hương linh được siêu thoát liền mà tất cả phải lo sự ăn năn và chí thành cung kính của con cháu mới cứu được hương linh ra khỏi đia ngục. Và điạ ngục ở đâu??? ở trong mổi con người chúng ta. Chưa chắc gì các tăng và ni hành trình kinh điển mỗi ngày mà không đoạ điạ ngục đâu? Và người ăn mày vẫn được tới ba, bốn đời giàu sang phú quý chỉ cần 1 chánh niệm và thiện báu viên mãn (tiên kiếp Mục Liên Thanh Đô không phải lă ăn mày sao? Bà đã chí thành dâng 1/2 chén gạo mót mà giàu 3 đời).

Thành ra đừng cứ cho là các thầy cao siêu hơn và nhờ các thầy thì hương linh mới vãng sanh (nếu vậy thì xin coi truyện, “Phật Ngọc Lịch” để biết thêm vậy). Vì vãng sanh được hay không là do cái hồn phách và thân xác hương linh lúc còn tại thế và con cháu của hương lúc hương linh ra đi. Các tăng và ni (phải là người tốt) phụ lực chánh niệm cho con cháu và cho cả hương linh biết đường đi về nhưng một khi tăng hoặc ni ra giá cả tụng niệm hay đòi hỏi ở Phật Tử một cái giá để làm điều mà Phật Tử cần tới thì là .... Thiện tai, thiện tai! lúc đó quý Thầy là người cần phải nhờ người hộ niệm cho vãng sanh.  Mô Phật.



No comments:

Post a Comment