không biết thực hư nhưng cảnh tỉnh thì hay hơn
Trường hợp sớm nhất được ghi nhận bị rắn cụt đầu cắn có lẽ xảy ra vào tháng 10/2007 khi một người đàn ông 53 tuổi tên là Danny Anderson cùng cậu con trai Benjamin, 27 tuổi. Anh này đã phát hiện một con rắn chuông bò vào gần nhà ở Washington và dùng xẻng chặt đứt đầu con rắn. Sau đó Anderson cúi xuống định nhặt đầu con rắn thì lập tức bị cắn vào ngón tay.
Anh Zhang ở Hạ Môn, Trung Quốc bị rắn hổ mang lìa đầu cắn cho phải nhập viện. Ảnh: Fjsen
Mười phút sau, Anderson đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Prosser Memorial Hospital trong tình trạng lưỡi bị sưng lên. Sau đó ông đã được chuyển sang một bệnh viện Richland. Lúc đó, ông Mike Livingston, một nhà sinh học của Sở Động vật Washington cho biết, đây là lần đầu tiên ông nghe nói về trường hợp người bị rắn cắn khi rắn đã bị đứt đầu.
Ba năm sau, vào ngày 8/9/2010, một người đàn ông 40 tuổi tên là Zhang làm nhân viên một cửa hàng ăn ở Hạ Môn, Trung Quốc cũng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị một con rắn hổ mang chúa cụt đầu cắn. Con rắn này, theo mô tả của Zhang, dài 1 mét, nặng 2 kg, bị anh giết mổ rồi ném đầu vào chậu rửa. Sau 5 phút, khi định lấy chiếc đầu ra khỏi chậu rửa thì bất ngờ Zhang bị đầu rắn cắn vào ngón tay cái.
Sau khi bị cắn, Zhang bắt đầu cảm thấy chóng mặt và đổ mồ hôi. Thấy vậy, các nhân viên khác của nhà hàng đã vội vã đưa Zhang đến bệnh viện cấp cứu. “Tôi sẽ không bao giờ dám giết rắn nữa”, Zhang kể lại với tâm trạng sốc nặng khi đã hồi phục trở lại trong bệnh viện. Tiến sĩ Wang Yi, trưởng Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Trung Sơn, nơi Zhang cấp cứu cho biết, sau khi đầu của rắn bị cắt đứt thì vết cắn của nó vẫn gây độc. Trường hợp của Zhang sẽ phải cắt bỏ ngón tay cái do bị nhiễm độc.
Mới đây nhất theo tờ Ibtimes (21/1/2014) cho hay, một người đàn ông 66 tuổi tên là Thomas ở Australia vô cùng kinh ngạc khi bị một con rắn đã cắt đứt đầu tấn công. Khi phát hiện con rắn, Thomas dùng xẻng cắt đầu con rắn. Sau 45 phút, quay lại định thò tay vứt xác đi thì bị rắn cắn. Ông Thomas đã phải điều trị 2 ngày liên tiếp tại bệnh viện bằng liệu pháp vaccine kháng nọc độc đặc biệt mới qua cơn nguy kịch.
Xà tinh mất đầu vẫn cắn người: ma thuật hay sự thật gì?
Lí giải hiện tượng kì quặc này, nhà sinh học Mike Livingston, tại Sở Động vật Washington cho biết trên Nbcnews, hiện tượng rắn cụt đầu vẫn cắn người “thực sự là một điều ngạc nhiên nhưng cũng là một điều quan trọng cần nói cho mọi người biết. Đó có lẽ chỉ là một sự phản xạ trên các phần cơ thể của rắn”.Đồng quan điểm, James Murphy, Giám đốc Trung tâm Khám phá Bò Sát thuộc Sở thú Quốc gia Smithson ở Washington cũng cho rằng, rắn có thể thực hiện phản xạ cắn ngay cả sau khi đã chết 60 phút.
Đầu rắn đuôi chuông vẫn có thể tấn công người như thường khi bị cắt lìa khỏi thân. Ảnh: National Geographic
Song một vấn đề vẫn chưa rõ ràng là vì sao rắn lại có được phản xạ cắn như thế. Tìm hiểu chuyên sâu hơn qua các nghiên cứu của những chuyên gia về rắn cho hay, thực tế đầu những loài rắn độc như rắn đuôi chuông, rắn hổ mang vẫn có thể cắn ngay cả khi đã bị chắt đứt lìa thân vài giờ do nó có cấu trúc đặc biệt.
Đó không phải là một thứ ma thuật gì. Loài rắn có những khoang được gọi là “fossas” nằm giữa mắt và lỗ mũi của nó. Đây là những cơ quan chứa các thụ thể cảm giác về nhiệt độ thermoreceptor cực nhạy. Chính cơ quan này cho phép rắn tìm kiếm những sinh vật máu nóng để ăn tươi nuốt sống.
Đáng chú ý, ngay cả sau khi rắn bị cắt đứt đầu, các cơ quan fossas vẫn hoạt động trong một thời gian dài. Chính vì thế khi dùng tay không tiếp xúc gần đầu rắn nhiều người không thể ngờ được rằng lại bị đầu rắn đứt lìa thân tấn công.
Để tránh nguy cơ tai nạn đáng tiếc xảy ra, các chuyên gia về rắn và y học cảnh báo, mọi người nên cẩn thận đối với những con rắn đã bị chết. Không nên dùng tay hay tiếp xúc trực tiếp với rắn mà cần dùng các vật dụng như que gậy để gạt rắn ra. Riêng ở Việt Nam, từ lâu người xưa đã truyền lại bí quyết khi đối phó với loài bò sát nguy hiểm này: "Đánh rắn phải đánh dập đầu"!
No comments:
Post a Comment