trong một tuồng cải lương "Đường Gươm Nguyên Bá", NS Thanh Sang có hát, "chẳng may vượn mẹ bị tên, ráng cho con bú thật nhiều rồi mới chịu buông tay." Nhà soạn giả Viễn Châu chắc cũng đã từng thấy cảnh này chắc nên ông mới viết ra câu này. Nhưng hiện nay có một số người không nghĩ đến cha mẹ mình nhưng cha mẹ người ta thì tôn kính lắm thay. Cũng có những bậc cha mẹ lại coi con mình như cỏ rác, sanh ra rồi quăn, vứt tùm lum cho ai nuôi thì nuôi, đôi khi còn giết chết nữa. Nhiều người còn bứt tử khi chưa ra đời. Âu cũng là oan nghiệt thế gian. Vay trả, trả vay nào ai biết được ngày mai?
“…Từ trước đến giờ ông chưa hề nghĩ đến động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến thế, ngay cả con người khó có thể làm tốt được…”
Có một vị hòa thượng trước khi xuất gia, chuyên săn bắt rái cá.
Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá.
Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn sống lên một bãi cỏ.
Buổi tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng lại kiếm không được con rái cá.
Ông quan sát thật kĩ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó.
Khi đến gần hang, ông ngỡ ngàng giật mình : Thì ra con rái cá chịu nỗi đau hành xác mất da, chạy về hang của mình.
Tại sao lại phải làm như thế?
Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, mới phát hiện hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngặm chặt xác chết khô của vú mẹ.
Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng và chợt ngộ ra, từ trước đến giờ ông chưa hề nghĩ đến động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến thế, ngay cả con người khó có thể làm tốt được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho con thơ bú sữa, vì sợ con mình đói.
Nghĩ tới đó, nước mắt ông rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ cho hành động của mình.
Sau cùng, ông rửa tay hoàn thiện, quyết tâm xuất gia để chuộc lại những lỗi lầm của mình.
No comments:
Post a Comment