cuộc đời xoay vần, con người càng ngày càng nhiều, đất cất nhà còn không có thì làm gì có đất để chôn? Huống chi, Hong Kong mà một hải cảng nhỏ hẹp đâu phải là một đất nước rộng đâu thành ra có giàu có cách mấy chết cũng chẳng có đất chôn. Thôi chạy về China đi cho nó gần, còn ko thì ráng mua đất ở Mỹ, Pháp, v.v... khi chết thì mang về nước ngoài tang chế. Nhưng nghỉ cho cùng, chết rồi thì cũng về cát bụi chỉ là sớm hay muộn thôi... Thôi thì thiêu cho tiện và rãi đâu đó cho xong. Cần chi phải rườm rà rồi có được ngồi Niết Bàn hay cảnh Thiên Đàng đâu mà lôi thôi cho mệt. Để tiền làm phước bố thí cho đời sau tốt đẹp hơn. Nên nhớ:
Dương gian là cảnh ngoạn mà thôi
Âm phủ là quê chôn chặt đời
Hơi đâu phiền toái cõi tạm bợ
Sống ở, thác đi bỏ mấy hồi.
Ở Hồng Kông, có một thứ mà ngay cả hơn 40 tỉ phú đặc khu này có chi “đậm” đến mấy cũng chưa chắc mua được: nơi an nghỉ cuối cùng
Khan hiếm tột độ
Những chính sách kể trên thực ra không giúp gì nhiều cho việc giải quyết nơi chôn cất tại đặc khu có hơn 40.000 người chết mỗi năm. Nếu có ai đó chịu mang hài cốt người thân đi hỏa táng sớm thì những chỗ trống sẽ được đem ra xổ số để trao. Nhưng con số này quá ít ỏi.
Nếu người quá cố là thành viên của một nhà thờ có nghĩa trang riêng thì mọi chuyện dễ thở hơn. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho một nơi an nghỉ như thế không nhỏ, có khi lên đến 3 triệu đô-la Hồng Kông (khoảng 8,2 tỉ đồng). Tình trạng khan hiếm nghiêm trọng đến độ ông Quách Bang Khải, Giám đốc Công ty Tang lễ Phúc Hương, than thở: “Ở Hồng Kông, mọi người không thể mua một nơi an nghỉ cuối cùng cho dù họ có tất cả tiền bạc trên thế giới. Chính quyền lo nhà ở cho người sống khó một thì giải quyết nơi chốt cất người chết khó mười”.
Các chính sách tang ma đã dẫn đến sự gia tăng số lượng các trường hợp hỏa táng. Cụ thể, 90% người chết ở Hồng Kông được đem hỏa táng trong năm 2013, tăng so với mức 38% vào năm 1975. Vấn đề tiếp theo là ngay cả chỗ đặt bình đựng tro cốt cũng không dễ tìm. Muốn đặt trong nhà để tro hỏa táng công cộng thì phải chi trả khoảng 3.000 đô-la Hồng Kông và có thể chờ đợi… đến 5 năm bởi danh sách chính thức cho thấy còn hơn 21.800 người chết đang “xếp hàng” để được vào đây. Những người không đủ kiên nhẫn sẽ phải bỏ ra khoảng 1 triệu đô-la Hồng Kông để có một chỗ có diện tích cỡ tờ giấy A4 trong nhà hỏa táng tư nhân.
Đắt hơn nhà người sống
Tại chùa Long Sơn ở khu đô thị Phấn Lĩnh tại quận Bắc, một phần đất dù chỉ khoảng 0,04 m2 cũng có giá lên đến 1,8 triệu đô-la Hồng Kông nếu ở vị trí đẹp nhất. Để so sánh, một ngôi nhà sang trọng tại Hồng Kông có giá khoảng 151.389 đô-la Hồng Kông/m2, có nghĩa là mua “nhà” cho người chết còn đắt hơn cho người sống.
Trước tình trạng “đói” đất không có dấu hiệu thuyên giảm và tầng lớp nhà giàu Hồng Kông ngày một già đi, một số công ty tang lễ như Midas International Holdings, Sage International Group đang xúc tiến xây dựng nghĩa trang ở đại lục và Macau. “Thông thường, người ta sẽ chọn đại lục vì có nhiều địa điểm đẹp” – Giám đốc kinh doanh – tiếp thị Betsy Ma của Công ty Sage International cho biết. Theo bà Betsy Ma, giá tiền nơi chôn cất vĩnh viễn ở tỉnh Quảng Đông, vốn không quá xa Hồng Kông, đã tăng ít nhất 10 lần trong thập kỷ qua và đang ở mức khoảng 200.000 nhân dân tệ (gần 680 triệu đồng). Tại Macau, cách Hồng Kông 1 giờ đi phà, một phần đất chôn cất có thể được bán với giá ít nhất 1 triệu đô-la Hồng Kông.
No comments:
Post a Comment