Thông thường thì một năm trong giáo hội Phật Giáo hay làm khoá lể Chẩn Tế, nhưng ít ai biế,t nhứt là ở nước ngoài không hiểu nghĩa Chẩn Tế là gì? Có người nói, Chẩn là chẩn mạch, Tế là tế vong. 'Chẩn Tế' là bắt mạch cho vong hồn.... nghe vui hén.....lol.
Thật ra thì Chẩn Tế rất bao hàm hầu như tất cả những tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào trong này. Những ai từng dự lể Mandala thì sẽ hiểu hình thức Chẩn Tế này. Mandala hay Chẩn Tế cũng tương tự về hình thức, trai đàn nầy dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Tức bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn đà la (coi lại bài mandala năm qua). Tùy theo quý Thầy làm hình Mandala.... nhưng thực chất đó là một vòng tròn chính giữa và hình vuông bao bọc bên ngoài, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, và vòng tròn nầy là căn bản vũ trụ luận của Mật Giáo. Có hai bộ mạn đà la. Kim Cang giới mạn đà la (Vajradhàtu-mandala) biểu tượng cho trí huệ sở chúng của Phật. Thai tạng giới mạn đà la (garbhadhàtu-mandala) biểu tượng cho phương tiện độ sanh của Ngài. Mỗi Mandala đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo.
Theo quan điểm truyền thống Phật giáo, vũ trụ gồm hai thành phần. Một đằng là nhân cách, tức lấy con người hay các loài hữu tình làm bản vị, mà trên hết, lấy nhân cách của Phật làm biểu hiệu cho bản thể tuyệt đối. Đằng khác nữa, là thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng bất khả tư nghị của Phật. Nhân cách có năm yếu tố, gọi là năm uẩn: sắc, thọ tưởng, hành, thức. Chúng tập họp lại thành một bản ngã giả tưởng nên được gọi là uẩn. Thế giới của nhân cách được cấu tạo bởi năm yếu tố, gọi là năm đại: địa, thủy, hỏa, phong và không. Ở đây không nói nhiều về Mandala (coi bài Mandala sẽ hiểu thêm) mà chỉ nói về Mandala/Chẩn Tế có lể để làm gì?.
Lể hội này cốt ý là giải oan bạt độ mà cũng như đã nói ở trên. Chúng ta ảnh hưởng theo Mật Tông mà có. Tên thường trong Phật giáo khoa là Du già Diệm khẩu, dân gian thường gọi là Phóng diệm khẩu, người Việt chúng ta gọi vắn tắt là trai đàn chẩn tế, thuộc Pháp hội Thủy lục – nghi thức cúng cô hồn, do ngài Bất Không Tam Tạng Pháp sư (Kim Cương Trí) đời Đường ở Trung Quốc khởi truyền với các phần chú và ấn làm cơ bản. Theo Hoà Thượng Nhất Hạnh có nói khoa nghi này do ngài Hứa Tông Đạo từ Trung Hoa truyền vào và quảng bá ở Việt Nam đầu thế kỷ XIII. Hiện nay chúng ta còn có một tư liệu do sư Huyền Quang, Trúc Lâm Đệ Tam Tổ soạn “Pháp sư đạo tràng công văn cách thức thủy lục chư khoa”. Và được biết sâu xa hơn, nghi thức này bắt nguồn từ thời Đức Phật, như đã đề cập trong Phật thuyết cứu bạt Diệm Khẩu Đà la ni kinh.
Ngày xưa, Đức Phật đã nhìn thấu đáo cuộc sống con người chúng ta ở cõi Ta Bà này thường có những oan nghiệp trói buộc, những oan hồn bị bỏ rơi không nơi nương tưạ hay được thừa nhận nên kéo tạo thành oan gia trái chủ, v.v... Do vậy mà Đức Phật không làm ngơ được trước tâm từ bi thương xót họ đang chìm đắm trong vòng lẩn quẩn. Ngài đã trãi đều không phân biết người thân kẻ lạ mà phải hành động đế giúp đở lập ra trai đàn chẩn tế như là ủy lạo cho chúng sanh ở cõi âm, những cô hồn uổn tử, khuất mặt, khuất mày không nơi nương tựa trong đó dỉ nhiên là có người thân của mình vừa chết hay đã chết nhiều đời ... vô lượng kiếp. Hoặc có người vì ganh ghét, sân hận, v.v.. lúc còn sống có những lời nói không tốt nên khi chết đi, họ sẽ nhận lấy những kết cuộc xấu mà thân xác khi tan theo mây nên các thứ lôi dẫn họ theo nghiệp đã tạo tác. Cho nên mình là người học Phật phải biết tâm từ bi như Đức Phật, nguyện trãi giúp những người đó nhận ra chân lý Phật pháp để tháo gở những trói buộc để thoát các nghiệp xấu. Pháp hội 'Chẩn Tế' này nhắm đến người đã khuất, nhưng đặc biệt là có ý nghĩa nhắn gởi đến người còn sống những đạo lý tốt đẹp để sống tốt hơn. Thành ra trong lúc hồi hướng phải ráng tự kìm chế bản thân mình. Không vì lý tình ràng buộc.... vì, bị, bỡi, thế v.v... Một phút sa ngã của mình cũng kéo bao nhiêu oan hồn quay lại ...
Cũng nên nói thêm, Chẩn Tế này là phải có sự tương ứng giữa thân, khẩu và ý: miệng chúng ta tụng chú, tay thể hiện ấn, ý quán tưởng. Diệm Khẩu là tên của một loài quỷ luôn trong tình trạng đói khát như miệng luôn đang rực lửa. Theo kinh điển, với tâm từ bi, hạnh nguyện cứu độ muôn loài đang ở trong hoàn cảnh khổ nạn, Bồ tát Quán Thế Âm đã hiện thân làm quỷ Diệm Khẩu trong lúc ngài A Nan nhập định, để ngài A Nam bạch lại với Đức Phật, mong Đức Phật phương tiện giảng pháp cứu độ cho những loài quỷ và rộng hơn là những người bị oan khiên trói buộc, những cô hồn không nơi nương tựa, bị bỏ rơi… Nhưng cũng có kinh Phật thuyết cứu bạt diệm khẩu đà la ni chú, sách "Thí ngạ quỷ ẩm thực cập thủy pháp", "Du già tập yếu cứu A Nan đà la ni diệm khẩu quỷ nghi kinh" và "Du già tập yếu diệm khẩu thí thực nghi" có viết rằng: Một hôm nọ, ngài A Nan đang nhập thiền định thì một vị ngạ quỷ Diệm Khẩu xuất hiện và nói với ngài A Nan rằng, trong ba ngày nữa ngài A Nan sẽ chết, nếu muốn vượt qua khổ nạn này thì nên đem thức ăn, nước uống nhiều bằng số cát sông Hằng để bố thí cho các loài ngạ quỷ đang đói khổ. Xuất thiền, Ngài A Nan vô cùng lo âu, tự nghĩ rằng thân xuất gia, ngày ngày đi khất thực của đàn na tín thí, làm sao có đủ phẩm vật để cứu vớt chúng ngạ quỷ được đây. Ngài trình lên đức Phật. Đức Phật khuyên ngài A Nan chớ có lo sợ và dạy rằng: "Trong một kiếp về quá khứ, đức Phật sinh ra trong một gia đình Bà La Môn, và đã được học hỏi pháp bí yếu chân ngôn Đà la Ni có tên là Biến Thực Biến Thủy chân ngôn. Pháp này có thể trì tụng, thân khẩu ý thanh tịnh, biến một thành mười, mười thành trăm vạn ngàn ức, nhiều bằng số cát sông Hằng để có thể cứu giúp các loài ngạ quỷ đang đói khổ" (vì thế bài bản Nhỏ tui học lúc nào cúng kiến gì cũng xin hóa giải cho ai cũng có vật dụng để ăn). Và đức Phật đã truyền lại cho ngài A Nan để cứu khổ ngạ quỷ. Từ đó về sau, mỗi lần thọ trai, các đệ tử của Phật thường sớt phần ăn của mình lại để bố thí chúng sanh và ngạ quỷ. Mãi về sau, chư Tổ sắp xếp lại theo thứ lớp: cúng Phật, cúng Tổ, thí thực ngạ quỷ cô hồn trước khi chư Tăng thọ trai. Vì thế mà ngà nay tại chùa thường hay có cúng thí thực cô hồn là một phần không thể thiếu trong hành trì thiết yếu hằng ngày vào thời công phu chiều. Mỗi năm, ở nhà mẹ cũng hay bất cứ thời gian và không gian nào đều có cúng thí thực cô hồn. Đơn giản thì một mâm nhỏ, 1 tô cháo trắng, tô nước đầy và bánh cúng kẻ khuất mặt mày, không nơi thờ tự, không người cúng tế để thể hiện lòng từ bi của đạo Phật. Cúng cháo lỏng vì để cho những vong linh nhỏ tuổi. Nghi thức này có người nào chỉ Nhỏ tui ba mươi mấy năm quên mất rồi. Sau khi người đó chỉ và về nói mẹ nên từ đó mẹ hay cúng mỗi năm vài lần. Sau này sang hơn, mẹ không cúng cháo mà chơi mua fried chicken về cúng....hihihi,,,
Theo Hòa thượng Nhất Hạnh thì Thầy gọi tên pháp hội này là "Thủy lục giải oan bình đẳng cứu bạt trai đàn". Tên gọi pháp hội Thủy lục có từ thời Lương Võ Đế, với tên gọi đầy đủ là "Pháp giới thánh phàm thủy lục đại trai thắng hộ"”, do ngài Chí Công biên soạn mà hiện nay người Hoa vẫn hành trì. Và vừa rồi hai ngày cuối tuần qua, các sư Đài Loan đã trì tụng Tam Thời Chẩn Tế để đưa những người từ dưới nước, đất liền và bao gồm cả trên không nữa, nhưng vì theo quan niệm thông thường, cảnh giới ở dưới và trên mặt đất tạo oan nghiệp nặng hơn nên nhấn mạnh trong tên gọi "Thủy lục" như thế.
Chẩn Tế còn có tên "siêu bạt giải oan" vì oan hồn rất rộng, bao gồm nhiều tầng lớp xã hội, từ thượng lưu, trung lưu, hạ lưu hay nói đúng hơn là vua chúa, quan lại, thương nhân, nông dân, trí thức, công nhân, binh lính, cho đến những người bị chết bất thường, ngay cả giới xuất gia tu hành, đạo sĩ nếu không sống với chân lý mà chỉ thể hiện chân lý chỉ ở đầu môi chót lưỡi, mặc áo cà sa mà ăn xôi chè ... Vì thế, sau khi chết cũng sẽ bị nghiệp thức dẫn dắt, luân chuyển vào cảnh giới này. Hoặc những chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, v.v... Những đối tượng đó là bình đẳng trong cái nhìn từ bi của đạo Phật. Thành ra, pháp hội trai đàn Chẩn Tế, không phân biệt địa phương, thành kiến chính trị, ranh giới quốc gia đều được hoá giải.
Theo
bộ Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi do ngài Tam Tạng Bất
Không Kim Cang dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường, thì Thập loại cô hồn gồm có:
1. Thủ hộ quốc giới: là loại
oan hồn vì nước bỏ mình.
2. Phụ tài khiếm mạng: là
loại oan hồn chết vì trái chủ oan gia, trụy thai, hay sẩy thai.
3. Khinh bạc Tam Bảo: là loại
oan hồn vì tạo nghiệp bất hiếu, phụ nghịch, vô đạo, khinh chê Tam Bảo.
4. Giang hà thủy nịch: là
loại oan hồn chết sông, chết biển.
5. Biên địa tà kiến: là loại
oan hồn ở nơi biên ải hẻo lánh xa xăm.
6. Ly hương khách địa: là
loại oan hồn phiêu bạc tha hương, chết đường, chết bụi.
7. Phó hỏa đầu nhai: là loại
oan hồn chết vì tự tử, trầm mình xuống sông, núi, chết đâm, chết chém.
8. Ngục tù trí mạng: là loại
oan hồn chết vì bị tra tấn, khổ nhục trong lao tù.
9. Nô tì kết sử: là loại oan hồn chết vì bị đánh đập, hành hạ, đày đọa.
10. Manh lung ám á: là loại oan hồn lúc sống bị đui, què, câm, điếc,
cô quả không ai chăm sóc
Như hai ngày qua, Pháp sư Đài Loan đã làm .... đúng tam thời (người mình hay gọi là tam thời điạ lợi là vậy). Nhiều Thầy làm 3 ngày vì ngày đầu tiên sẽ đi làm lễ khai chung bảng, bạch Phật, lễ Chiêu u (đi đến những nghĩa trang, các nơi thường xảy ra tai nạn để mời các vong linh về Pháp hội), và sau đó là lễ Niêm đàn sái tịnh. Buổi tối có lễ Chiêu linh (cúng linh). Tối ngày hôm sau có lễ Phóng đăng. Ngày thứ ba sẽ làm lễ cúng Phật và buổi chiều sẽ đăng đàn chẩn tế. Nội dung lễ giải oan bạt độ có 2 phần: về phần hiển lý, những bài pháp thoại và về phần hành sự thì thuộc các phần khoa nghi. Như chúng ta thấy, pháp sư Đài Loan làm đủ tam thời trong một ngày. Thầy không đi ra nghĩa trang chiêu mời các vong linh vì đối diện trước niệm Phật Đường có Cremation Center (lò hỏa thiêu người và thú vật, Cremation Center là nơi mà làm lể hỏa thiêu thằng nhỏ của tui ah... Không ai nghĩ tới phía bên kia đường đâu ...vì đâu để ý shop đó là gì?) Thầy đã cho dâng cúng Phật và khai thị pháp thoại, lể lạy sám hối, cúng Phật, chư Bồ Tát và phần sau cùng là cúng dường Địa Tạng, thỉnh mời Ngài đập cửa Địa Ngục cứu độ chúng sanh. Thầy làm liên tiếp từ 8:30 sáng tới 7g chiều mỗi ngày.
Sẳn cũng nên nói, không phải Thầy/Pháp sư nào làm lể hội thì các vong linh/hương linh đều được siêu thoát hết đâu ... mà do nguyện lực của mình cũng nhưng hạnh nguyện của mỗi Phật Tử, nếu mình may mắn được minh sư chỉ dẫn và cùng hạnh nguyện tốt của mình cũng như Phật Tử trong pháp hội để giúp cho bao nhiêu người đang đoạ trong vòng A Tỳ lên thêm bậc hoặc siêu vãng sanh. Tuỳ duyên khởi của chúng ta cũng như mọi người. Thành ra chúng ta cũng cần tỉnh thức sau cùng cho chắc chắn để tự mình cứu cánh lấy mình là thứ nhất, và rồi cứu vớt những người đang trong ngụm lặn trong bể khổ là thứ kế.
Như năm rồi, Thầy Hằng Trường cũng có lể Mandala/Chẩn Tế ở VA và hằng năm, Thầy hay làm lể hội này nhằm cùng các Phật Tử cùng nhau cứu giúp lấy người thân, oan gia trái chủ, và bao oan hồn đang phởn phất vô định được giải thoát. Điều tất yếu cho chúng ta là phải hành trình niệm Phật thường xuyên để cứu giúp mình và người.
Do vậy, độ sanh là trách nhiệm, độ tử là hạnh nguyện của người con Phật. Đừng lẫn lộn là phải độ người chết mà không cần độ người sống. Phải nhớ, muốn dạy người thì trước hết phải giáo hóa tâm người. Mà muốn cứu độ chúng sanh thì phải dùng phương tiện, giống như muốn có cơm ăn thì phải nấu. Muốn hết đau thì phải uống thuốc. Chư Phật và chư Bồ Tát vì muốn cứu giúp chúng sanh còn sống hay đã chết đều như nhau. Các Ngài dùng các phương tiện để cho lưỡng lợi âm dương để giáo hóa người sống bớt trây nghiệp mình làm và đối với người mất được nhờ công đức thoát khỏi cảnh đau khổ.
A Di Đà Phật
No comments:
Post a Comment