Saturday, June 15, 2013

MANDALA VIÊN DUNG



Hôm nay mới thật sự rãnh để viết bài Manada Viên Dung. Nhân dịp trong Pháp Hội nghi lễ VIÊN DUNG MANDALA của Thầy Hằng Trường cách đây hai tuần. Thầy đã giải thích cho một số anh chị em trong hội Từ Bi Phụng Sự ( Compassion Service Society) cũng như các Phật Tử Việt Nam về ý nghĩa của mandala.


Trong Phật giáo theo tiếng Sanskrit, mandala là được dịch là đàn, đàn tràng, luân viên cục túc, phát sinh, hay tụ tập ở một khuôn viên linh thiêng, nơi tập hợp các chư Phật và chư Bồ Tát. Hành hình kiến trúc mạn đà la với sáng kiến là tạo ra một cảnh giới thanh tịnh để có thể đón rước chư Phật Bồ Tát hiện thân về ngay trong thế giới hiện tiền mà không phải mất công chờ cả đời sau khi chết chúng ta mới thấy được nơi miền cực lạc.

Đàn là một platform vuông vức (không phải hình chữ Om như quý Thầy Tây Tạng đã làm), thường có đặt định giới hạn rõ ràng ở bốn cạnh. Bốn góc có cắm cọc hoặc đặt các tảng đá làm chuẩn và sau đó chư tăng kiết giới, chính thức đặt định đây là chỗ truyền giới, ngăn cấm tà ma, ngoại đạo hay quỹ thần tiến vào.

Đàn tràng là một bodhimanda. Chỗ để tác pháp, như cầu nguyện, tu hành, cung phụng, thiền định trong phạm vi rộng lớn, bao gồm rất nhiều vật trang nghiêm thanh tịnh. Chính là nơi để chư Phật, Bồ Tát tụ hội cho chúng sinh tu tập mà hầu hết tất cả ma quỷ không được phép vào.

Luân Viên Cụ Túc là sự chuyển động, sự sống động. Viên là vòng tròn, là sự viên mãn, chân lý tròn đầy. Nghĩa đen của luân viên là những vòng tròn sống động. Nghĩa bóng mà Thầy nói là sự vận hành hoàn toàn vô ngại của chân lý sống, của chư Phật. Theo kinh Đại Nhật Kinh Sở số 4, luân viên diển tả hình ảnh xoay vần của chư Phật khắp nơi chung quanh Đức Đại Nhật Như Lai, và hiệp trợ Đức Đại Nhật cứu độ chúng sinh thâm nhập vào cửa Phổ Môn giải thoát. Mandala chính là một nơi mà có đầy đủ sự vận hành vô ngại của tâm Phật và các chư Phật cùng Bồ Tát nên gọi là cụ túc.

Phát sinh theo kinh Đại Nhật Kinh Sở tức là pháp khởi và trường dưỡng chúng tử Phật để sinh ra Phật quả, còn gọi là Bồ Đề. Như vậy Mandala là nơi sinh ra sự giác ngộ, chỗ cư trú của chư Phật.
Tu tập là nơi chư Phật và Bồ Tát sẽ vân tập tiếp thông với người tu hạnh. Vì vậy trong Mandala theo thời đại sau này, chúng ta thấy rất nhiều hình vẽ của chư Phật và Bồ Tát.

Trong mandala có những kiến trúc hình vuông và vòng tròn. Ô hình vuông tượng trưng những công hạnh của chư vị Phật và Bồ Tát, vòng tròn tượng trưng cho tính vô sai biệt của chư Phật. Và Mạn Đà La còn được coi là Phật Thành. Đó chính là những phương pháp tu luyện theo các công hạnh mà chúng ta phải học tập theo. Cũng như Thầy nói thí dụ một ô vuông gọi là Văn Thù Viện là nơi tu cho trí tuệ phát triển, Kim Cang Viện rèn luyện sao cho tâm linh cứng rắn không yếu ớt ủy mị, rồi Quán Âm Viện, Địa Tạng Viện v.v.
Chúng ta có thể gọi Mạn Đà La là một cái cửa hay một bản đồ đường đi giúp chúng ta đi từ thế giới phàm phu vào đất Phật và trung ương chính là nơi của tâm thức bất nhị. Đi qua cửa vào trong tức là đi vào cảnh giới tâm thức thanh tịnh của chư Phật và Bồ Tát, nhận diện được sự bình lặng của nội tâm, nhờ đó tâm thức phàm phu được thăng tiến lên cõi tâm thức của bất nhị. Thời xưa ở Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản, Mạn Đà La trở nên rất phổ biến. Thông thường người tu hành phải giữ cho tâm được tịch lặng lúc thiền định không phải là dễ, nên nhiều trung tâm thiền đã dùng kiến trúc mandala như một đối tượng để giúp cho thiền sinh dễ tập trung, chuyên tâm hay nhiếp tâm trong việc tu luyện.

Mandala trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là Sự Lý Viên Dung Mạn Đà La. Theo đó Sự nghĩa là hiện tượng giới, những sự việc, cho tới những công hạnh, lời nói, việc làm, môi trường sống, vũ trụ sinh lý, tâm lý, cho tới tất cả mọi quá trình, mọi sinh thái trong không gian và thời gian. Lý là bản tánh, là tánh bất sinh bất diệt, là chân tâm bất biến, là cảnh giới vô si vô tác, ra ngoài không gian thời gian, sinh diệt. 

Theo Sự Lý Viên Dung Mạn Đà La, gọi tắt là Viên Dung Mạn Đà La, thì cảnh giới giải thoát bất sinh bất diệt mà chú Vãng Sinh biểu hiện là vũ trụ của phần Lý. Còn sự thắp nhang, cúng dường, đọc tụng, âm thanh của bài chú, việc lập bài vị của hương linh, cũng như sự hiện diện của hương linh, đều thuộc về vũ trụ của phần Sự. Khi ta tác pháp trong Viên Dung Mạn Đà La tức là ta làm cho vũ trụ của Sựtương dung tương nhập: tức là vong linh (Sự) sẽ tự tại vô ngại thể nghiệm cảnh giới bất nhị, bất sinh bất diệt (Lý) ngay tức khắc. Đó là tác dụng độc đáo vô song của Viên Dung Mạn Đà La . Như vậy những ai may mắn được tham dự vào trong nghi lễ mandala, nên chuẩn bị cho thân tâm thanh tịnh, hồi hướng các công đức và tụng niệm chú Vãng Sinh. Có như vậy các vong linh được cầu nguyện sẽ chắc chắn hưởng trọn ơn ích vãng sinh mà siêu thoát.

Theo Thầy nói thì quan điễm của Phật giáo Mật Tông, thì Đức Phật lúc nào cũng ở trong trạng thái giác ngộ Bất Nhị. Đây là trạng thái cao nhất, đại tự tại, đại giải thoát m2 một hành giả có thể đạt trong cuộc hiện sinh này. Trong tâm thức Bất Nhị, hành giả hoàn toàn vượt thoát tất cả những chấp trước, những chổ kẹt tạo bởi lý trí, tình cảm, và quan hệ với tha nhân. Đức Phật biểu hiện tâm thái Bất Nhị trong cõi phàm phu nhị nguyên qua 3 chổ:

1. Nơi thân thể gọi là ấn (mudra0
2. Nơi lời nói, ngôn từ, gọi là chú, mật ngữ (mantra)
3. Nơi tâm tư gọi là chủng tử tự (yantra)

Cả ba thứ: ấn, chú và chủng tử tự đều thuộc về phần siêu ý thức (super-conscious, transrational) nên chúng ta không thể dùng ý thức (rational) để hiểu được. Do vì không thể dùng ý thức để hiểu nên nhiều người nghĩ rằng chú, ấn chủng tử tự là vô nghĩa.

Đối với hành giả khi kiết ấn, tụng chú, quán tưởng chủng tử tự thì họ tái hiện khởi tâm thức giác ngộ của Phật. Giúp cho họ tập trung để thành tựu tâm thức giác ngộ của Phật gọi là Mandala. Do đó Mandala là nơi mà hành giả tập trung tâm thức tới cực điễm.

Kỳ lể Mandala Viên Dung tổ chức ở Virginia vừ qua ... tuy là không đông đão Phật Tử tham dự như ở Houston, Texas hay California, nhưng tính ra thì luôn quý Thầy cũng vừa khoảng hơn 210 người. Phần lể cũng rất thanh tịnh và hầu như là những người có nhãn quang sẽ thấy được những người mà mình đã đưa vào trong Mandala Viên Dung như nhỏ tui đã thấy. Các tâm thức hầu như phải gói ghém trong tỉnh lạng và trong tâm (mà chúng ta gọi là quán tưởng), rồi chuyên chú vào hình ảnh (gọi là trì giữ), lại kiết ấn, tụng đọc, thành khẩn và kiên trì thì cảnh giới mà Chư Phật trong chủng tử tự ấy hiện thể. Pháp Mandala là phương tiện được vận dụng rộng rãi trong con đường tu luyện của Chân Ngôn Tông hay Mật Tông.

Cám ơn Thầy Hằng Trường đã cho chúng ta có khái niệm, cũng như học hỏi thêm đôi chút về mandala. Nếu muốn cho người Âu Mỹ hiểu thì chúng ta có thể dịch Viên Dung Mạn Đà La ra tiếng Anh là Peace Mandala với ý nghĩa là trong mandala chúng ta sống hài hòa với mọi người và với thiên nhiên. Có hai loại mandala phổ thông nhất, đó là thai tạng giới (womb world) của những tâm thức nguyên thủy chưa tạo nghiệp, và kim cang giới (diamond world) của những tâm thức đã từng tạo nghiệp. Ngoài ra còn có những mandala khác như pháp mạn đà la, tam muội da mạn đà la, nghiệp mạn đà la (hoặc yết ma mạn đà la), v.v...

Hy vọng trong tương lai, Thầy Hằng Trường sẽ thuyết giảng thêm cho chúng ta rộng đường kiến thức và thực hành sâu sắc hơn ... và mỗi năm khai thị về Virginia nhiều hơn.
A Di Đà Phật.

No comments:

Post a Comment