Friday, June 28, 2013

Không phải là người có đạo, khi chết có làm cầu siêu được không?


Không phải là người có đạo, khi chết có làm cầu siêu được không?*:-/ confused Sao lúc này nhiều người hỏi nhiều câu hay ghê nha....*:) happy

Thật ra, có đạo hay không có đạo, lúc mất thì người chết đã có người dẫn đi rồi. Họ sẽ không trông đợi vào một vài năng lượng của sự Từ Bi, những người hộ niệm, những hình ảnh của sự an lạc, những tâm thức và những sự thông cảm để bảo trợ cho họ. Nhưng ở một số người khác thì cần, vì ở trong trạng thái tắt thở thì họ sẽ tha thiết tìm cầu tất cả những gì có thể cung cấp cho họ và những nơi trú ẩn bớt khốn khổ. Vì trong thời gian xuất hồn, có nhiều hương linh ấy bị trôi nổi nơi thân trung ấm, nên họ cần một sự giúp đỡ đặc biệt *:-? thinking.

Có người thần thức chuyển đi liền theo cái nghiệp tạo của mình, nhưng cũng có người còn lai vãng đó mà theo dòng truyền thừa Mật Tông và nền Phật Giáo VN chúng ta từng nói vậy. Nhưng những người còn lai vãng là họ đã có ý mong chờ sự cầu nguyện, thiền định hay tạo những công đức của nhiều người và những việc phục vụ ấy sẽ giúp cho họ được rất nhiều điều để vãng sanh (vãng sanh đây không phải là đạt cảnh giới Niết Bàn hay Cực Lạc mà vãng sanh là sanh về một nơi nào tốt hơn.)  Ngay cả lúc sanh tiền mà họ chẳng thừa nhận một Tôn Giáo hoặc họ có những tư tưởng ghét bỏ Phật Giáo hay tôn giáo nào đó, phản đối những ảnh tượng  Phật/Chúa, v..v...(như đạo Hồi Giáo *:( sad chẳng hạn, họ ghét Chuá và Phật lắm nghen) và những khái niệm trong khi họ còn sống thì họ phải mang vào khuynh hướng tương tự như vậy nơi trung ấm thân. Vì những thói quen của tâm thức không phải dễ dàng để tháo gở. Nên khó lòng mà kêu Thầy/Cha đến cầu siêu. Với họ, sự phục vụ của Phật Giáo/Công Giáo thực hiện cho họ, sẽ là nguyên nhân kiến họ có sự giận dữ và phẫn nộ, điều ấy chỉ để làm cho họ tổn hại mà nguời hồi hướng thêm phiền phức thôi (nếu ai đã coi flim "Ghost Whisper" thì cũng sẽ hiểu nhiều ít về cảnh giới của người âm.)

Theo giòng truyền thừa mà Ngài Tulku Thondup Rinpoche cho biết "chúng ta được biết nhiều người họ sẵn sàng đón nhận những tư tưởng của Phật Giáo mà họ chẳng phải là những người với hình thức là một người Phật tử. Họ cũng là những người thừa nhận Phật Giáo chính thức, nhưng chẳng phải dễ dàng để chấp nhận những hình tượng của Phật Giáo hoặc những quan điểm phức tạp về cái chết cũng như sau khi chết. Rồi cũng có nhiều người khác hoàn toàn đóng cửa lại với đạo Phật hoặc giả đối lập lại với việc này cũng như những ý nghĩ về sự chết." 
(nên tìm coi quyển emberance, để biết rằng cảnh giới chết đi như thế nào? hoặc quyển, "sự bí ẩn của bên kia cửa tử".)

Thành ra, theo ý nhỏ tôi thì dù là có đạo hay không đạo vẫn được làm lể cầu siêu độ cho hương linh. Tùy theo gia đình muốn đạo nào làm lể? Theo Công Giáo thì phải vô đạo mới được Cha làm lể cầu siêu trước khi chết hoặc là con cháu, chồng/vợ, v.v.. phải chánh thức xin vô đạo để được làm lể cầu siêu; còn bên Phật Giáo thì theo hay không theo cũng chẳng sao vì nền tảng của Giáo Phật nhà ta... là sự bình đẳng, sự hài hòa và nhất là không ép buộc (ép dầu, ép mở ai nở ép người chết, phải không???hihihi..*:)) laughing, làm lể cầu siêu xong, cũng không cần theo đạo hay bắt buộc theo làm gì hết), còn theo  Tin Lành thì cũng nhu hòa hơn, nhưng rồi sau đó gia đình được họ dìu dắt theo đạo *:-? thinking.  Thành ra, bất kỳ lời cầu nguyện hay sự thiền định nào của những người đang sống và đặc biệt giúp đỡ chọn lựa để thực hiện cho người quá cố đều dẫn dắt cho hương linh có được sự an lành và nhận hiểu biết về tôn giáo sau khi đã quá vãng. Dù muốn hay không thì người cũng chết rồi chứ đâu phải chờ chúng ta kêu Thầy/Cha tới tụng là hương linh được về cảnh giới Thiên Đàng hay là không kêu người hộ niệm là đoạ lạc vào Địa Ngục.  Vì thế việc đầu tiên của người còn sống là thiền định và trãi những kinh nghiệm, sự lợi ích của chính họ ra cho hương linh thấy sự giá trị của nguồn gia trì cầu siêu đó. Họ có thể chia sẻ những điều ấy ra cho người đang hấp hối hoặc người đã quá vãng nếu mình là người có đạo. Còn nếu người sống chẳng có nhiều kinh nghiệm về tôn giáo, thì nên chia sẻ một ít gì đó với người đã qua đời bằng sự cảm nhận, hiểu biết của chính bạn để cho thần thức của hương linh được nghe và đi theo ánh sáng mà họ cần phải đi để tìm sực vãng sanh (cái này chắc là coi flim Ghost Whisper hơi nhiều ah...*:D big grin)

Theo Thondup Rinpoche thì "với sự quyết tâm những gì của người cầu nguyện, thiền định hoặc thực hiện những lễ nghi, luôn luôn quan trọng cho một sự chọn lựa với cả người giúp đỡ và người quá cố. Chính đó là những sự nối kết hoặc quen thuộc." nhưng mình chỉ làm trong phạm vi khả năng quan trọng cho người đang hấp hối hoặc đã quá vãng. Nguồn gia trì của người sống có thể là một hình ảnh nào đó mà không phải là Đức Phật, Đức Chúa, v.v... mà có thể là những bậc thông thái, hoặc người thân, vị Thầy tinh thần của mình mà lúc sống người quá vãng kính nể, v.v.. Mình phải để cho họ có sự cãm nhận và tin tưởng rằng sự giá gia trì là trí tuệ, là tình thuơng vô điều kiện để đưa tâm linh thần thức người quá vãng có sự giác ngộ và về cảnh giới nơi an lành  
*O:-) angel.

Phật Giáo dạy rằng, "để đạt được quả vị Phật bạn phải tập trung cả hai điều chứa đựng là phước đức và trí tuệ, xuyên qua những tư tưởng tốt đẹp, những sự cảm kích và những hành vi thực hiện với tâm thức nhị nguyên, chúng ta sẽ tích lũy được phước đức hoặc những nghiệp thiện. Xuyên qua sự thể đắc của thiên nhiên sau rốt, tự do từ những khái niệm nhị nguyên và những sự cảm kích, chúng ta chứa nhóm được trí tuệ và là phạm vi của sự chuyển hóa nhơn quả nghiệp lực. Để có sự hòa bình và an lạc hoặc tái sinh, chúng ta phải tích chứa phước đức. Để đến được Phật quả chúng ta phải thể đắc được trí tuệ."

Bỡi thế người sống phải biết dùng trí tuệ hay nói cách khác là phải biết nhận định và hiểu biết để chọn lựa cách cầu siêu của mình để giúp cho người quá vãng. Họ có thể làm lể cầu siêu hoặc không làm lể. Dù muốn, dù không thì hương linh cũng phải trãi qua 7 cái cầu (49 ngày) và rồi tùy theo nghiệp lực của mình mà đi theo cảnh giới khác hoặc là bị đọa.....*:-/ confused. Nếu nói "phải" kêu Thầy/Cha siêu độ thì cũng là sai, trong đây không có "phải" hay "nên". Chỉ là phải hiểu nghiệp mình làm, mình gánh, mình thọ nhận thế thôi!  Dù có lể cầu siêu hay không thì thần thức cũng đi rồi (coi lại bài viết "CHÚNG TA LÀ NHỮNG CỨU TINH CỦA CHÍNH MÌNH". Nếu thân nhân người mất làm những điều phước thiện hồi hướng cho hương linh thì rất là tốt, và nên nhớ rằng người sống được quả báu 7% mà người mất chỉ có 1% thôi nha (có còn hơn không há). Tùy theo nghiệp báo, quả tốt hay xấu thì người quá vãng đã có sự an bày của đấng tối cao và mình, những người còn sống làm lể trong sự quán chiếu để giúp cho hương linh phần nào được nâng đở trong cảnh giới bên kia cửa tử.


Theo quan niệm, người gia hộ cần làm cho người mất ấy là có bầu không khí hòa nhập với cảm giác về hòa bình cũng như sự an lạc kia và giúp cho họ có thể tưởng tượng như thấy được những hình ảnh tốt đẹp; còn nghe được sự ủy thác của tâm thức hay những lời nói trong và sự an lạc. Cũng giúp cho họ hiểu về đạo giáo và làm chủ được phẩm chất tích cực của vũ trụ, không cần thiết đề cao đến phẩm chất Phật Giáo hay Công Giáo hoặc giáo đạo nào hết. Ngoài ra, chúng ta cũng rất quan trọng để thực hiện một vài hình thức của việc làm phước với tính cách tổng quát và hồi huớng những phước đức ấy đến cho người chết như là con đường gieo trồng chủng tử của hòa bình và hoan hỷ trên đường đi tái sanh như đã nói trên mình hưỡng 7% mà người mất được 1%.

Nói tóm lại... ăn thua người sống, muốn làm lể cầu siêu cho người quá vãng hay không và tâm nguyện cuối cùng của người trước khi chết như thế nào thì tốt hơn là chúng ta hỏi trước khi lúc mất để làm cho đúng nguyện vọng.  Chứ không phải nói là ta không có đạo thì không làm hay phải làm lể cầu siêu *8-| rolling eyes.  Phải nhận định cần làm hay không, vì mình nên theo tâm nguyện của người quá vãng.  Còn nếu vạn bất đắc dỉ mà người tự nhiên ra đi (stand by ticket đi không  hẹn ngày về) không lời nhắn gởi hay gì thì người sống quyết định.  Mà phải hiểu rằng sự quyết định của mình cần có sự sáng suốt hay không để giúp đở cho hương linh.  

Tốt nhất là theo người xưa... cứ tâm thành thì mọi chuyện tự nhiên sẽ lướt đưa ta đi con người đúng, còn nghỉ là phải làm cho có hình thức thì thôi miễn!  Hình thức đôi khi không có quan trọng để giúp cho hương linh quá vãng mà chỉ là đề cao cuộc sống cho người khác thấy mình làm tốt vầy - khác cho hương linh mà sở lòng mình hẹp hòi hay vị kỷ thì chẳng ích lợi gì cho người quá vãng cả!  Hoặc làm để cho người khác thấy "oh ông/bà này có phước được con cháu lo đầy đủ, thầy chuà đưa linh, bà con, bạn bè tụ về đầy đủ" hay "tốt phước quá"..v.v...  nhưng ai có thể đoán biết là vong linh/hương linh đó đi về đâu??? Lý do thì có trong bài viết "Chúng Ta Là Vị Cứu Tinh Của Chính Mình" mà Đức Phật có nói rồi, nếu không thì Đức Phật đã đứng ra trụ trì lể cầu siêu cho hương linh quá vãng cần chi kêu chúng ta phải tự cứu lấy chúng ta *:-/ confused.  Và nếu làm được điều này thì Đức Phật cũng thổi cái phù cho bà Mục Liên Mẫu từ Điạ Ngục A Tỳ bay lên cõi Niết Bàn cần gì phải dạy chúng ta phải thực hành lể cúng dường Vu Lan, làm phước thiện cho người quá vãng, đúng không??*:-SS nail biting  Phật cũng có nói với ngài Anan, "Nghiệp không thể nghĩ bàn, quả báo thân ông không thể nghĩ bàn, nghiệp báo chúng sanh cũng không thể nghĩ bàn, mà căn lành chúng sanh cũng không thể nghĩ bàn, thánh lực Chư Phật, thế giới Chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn."  Vậy thì chính các nghiệp của chư Phật mình còn không thể nói thì hà huống chi mình còn là người phàm phu của chúng sanh.  Thôi thì cũng chẳng nên bàn... chuyện sao thì tùy cơ mà ứng biến... khi nghiệp quả tới tối hay xấu cũng chẳng thể nói.  Bỡi vậy cũng một câu, phải nhận định và quán chiếu.  Huống chi rườm ra quá rồi sau đó hồn ai nấy giữ thì làm chi cho mệt các xác chết và cái xác mình? 

Theo nhỏ tui, cứ thiêu xong, rãi cha xuống sông hay lên núi...nhưng có điều xin sân si tí... tìm sông nào đẹp đẹp hay núi nào thanh thoát, hùng vĩ, có suối chảy, thông reo (không biết tới lúc đó ai làm cho mình không ở đó mà đòi hỏi?) là OK! *:)) laughing   Thôi thì cứ để tùy duyên, như bài viết "tùy duyên và chết đi ề đâu?"

Mời vô coi phim Phật Giáo để liễu ngộ thêm nền tảng đạo lý, không phải làm tốt mà không đoạ địa ngục...  bố thí, cúng dường v.v... nhưng phải đoạ điạ ngụ... coi video và đọc lại "Phật Ngọc Kinh" để hiểu thấu sự báo ứng hiện đời.  Nên nhớ khi ta vãng sanh về Tây Phương chính là cái quyền lợi của mình, chứ không phải là quyền lợi của Phật.  Cũng đừng đợi tới mùa Vu Lan báo hiếu, tới làm một cái lễ gì đó gọi là báo hiếu! Mà hằng ngày chúng ta niệm Phật hồi hướng công đức(nếu trì tụng kinh càng tốt), thành tâm hồi hướng thì tự nhiên công đức này biến Pháp giới cho bản thân và cửu huyền thất tổ của chúng ta.











No comments:

Post a Comment