Saturday, March 9, 2013

Ði Chùa Như Thế Nào Mới Ðúng? - Ngã Tâm Linh




Hai bài dưới đây thật chính xác những ít có người Phật Tử chịu giác ngộ hay các sư trong chuà chịu khó khai thị cho Phật Tử biết nên người tới chuà công quả cứ nghỉ mình làm công đức vô lượng và còn sân si tùm lum trong khi chẳng bỏ công sức ngoài công quả để tu tập cho thuần khuyết, cứ lo ba cái ăn uống và cho thiếu ăn là không được *#:-S whew!và cứ nghỉ là cột trụ trog chuà, nhiều người chính thấy không dám nói thì ai dám nói???*:-? thinking ( nhưng mà gặp nhỏ tui thì cứ nói cha nó luôn...*:)) laughing)

Còn các thầy/cô thì thấy Phật Tử hay đệ tử mình đi chuà khác thì cũng chẳng mấy gì thích, nhiều khi nói xa, nói gần, v.v... chứ chẳng hiểu là "đi một ngàn dặm, học một sàng khôn". Thầy của mình nhiều khi không rõ hướng hay giảng dạy những cái mình muốn biết mà bên chuà khác có thì mình đi thôi.
Còn nữa không lẻ Phật Tử từng ở VN, giờ định cư ở đệ tam quốc gia, giờ muốn đi lể chuà phải bay về VN mỗi tuần??? 2 ngày bay đi, 2 ngày bay về không oải không tiền mới là lạ đó ....*:-S worried
Xin thán tán hai bài viết này của Hai Thầy để góp ý khai ngộ cho nhiều Phật Tử và cũng như các Thầy/Cô đang lầm đường, lạc lối đi sai lời giáo huấn của Đức Phật *=D> applause
------------------------------
Phật Tử Ði Chùa Như Thế Nào Mới Ðúng?

Hỏi: Một Phật tử khi quy y và thường xuyên sinh hoạt với một chùa, nhưng lại đến công quả và dự khóa tu ở một ngôi chùa khác, như thế, thì có lỗi là bỏ chùa của mình hay không?

Ðáp: Ðây là một quan niệm mang nặng thành kiến thật quá ích kỷ hẹp hòi. Thiết nghĩ, Phật tử chúng ta cần nên tránh. Hiện tượng nầy, thường xảy ra trong hàng ngũ Phật tử chúng ta. Ðó là một quan niệm không mấy tốt đẹp cho sự tu học. Người Phật tử phải có một tấm lòng bao dung rộng mở. Không nên nghĩ rằng, chỉ có ngôi chùa mình quy y và thường xuyên sinh hoạt mới là chùa mình. Còn những ngôi chùa khác thì không phải chùa mình. Chính cái quan niệm hẹp hòi ích kỷ nầy, mà phát sanh ra có những tệ nạn tranh chấp hơn thua với nhau. Ðây là một lỗi lầm rất lớn, mà hầu như đại đa số Phật tử chúng ta đều mắc phải. Người Phật tử không nên bảo thủ cố chấp như thế.

Ðành rằng, ngôi chùa mà mình đã quy y thọ giới, chính nơi đó đã từng ấp ủ nuôi lớn đời sống tâm linh của mình. Tất nhiên, là mình phải có bổn phận đóng góp công sức xây dựng duy trì và phát triển. Thông thường, người ta gọi đó là ngôi Chùa Tổ hay Tổ Ðình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình không được quyền tới lui tu học hoặc làm công quả đóng góp ở các ngôi chùa khác. Giả như chùa mình (tạm gọi như thế, chớ thật ra trên đời nầy không có cái gì là thật mình hay của mình cả ) không có tổ chức tu học, dù có đi chăng nữa, nhưng nó cũng không đáp ứng đúng theo nhu cầu tu học của mình. Trong khi đó, thì những ngôi chùa khác lại có mở ra những khóa tu học đàng hoàng. Sự tổ chức tu học nơi đó rất chu đáo trang nghiêm và có chất lượng cao. Xét thấy, thật rất phù hợp cho nhu cầu tiến thân tu học của mình, mà lâu nay mình hằng ao ước mong muốn. Nhưng vì mình chưa đủ cơ duyên để được tu học. Có Phật tử lòng thì cũng muốn đi dự, nhưng vẫn còn áy ngại e dè không biết mình đi như thế có lỗi với thầy và chùa mình không? Vì sợ người ta cho rằng, mình không trung thành với thầy với chùa mình. Do nghĩ thế, nên Phật tử lại ngần ngại không dám đi. Nếu Phật tử có ý nghĩ như thế, thì đó là cả một sự mất mát thiệt thòi lớn lao cho Phật tử. Như thế thì thử hỏi trên bước đường tu hành làm sao Phật tử có thể tiến bộ cho được? Tôi nghĩ, không có vị thầy bổn sư nào mà có tâm lượng hẹp hòi ích kỷ như thế.

Phật tử nên nhớ rằng, khi Phật tử quy y Tam bảo, thì vị thầy truyền giới cho Phật tử chỉ là đại diện chung cho thập phương Tăng mà truyền trao giới pháp cho Phật tử. Như thế, thì Phật tử không những chỉ riêng kính trọng và học hỏi với vị thầy mình quy y không thôi, mà còn phải kính trọng và học hỏi đối với tất cả những Tăng, Ni khác. Ðó mới đúng nghĩa là người Phật tử.

Ðến việc đi chùa cũng thế. Ngôi chùa mà mình quy y lãnh thọ giới pháp, tuy đó là chùa gốc của mình, nhưng không vì thế mà mình không được đi tu học hay công quả ở các chùa khác. Vì chùa là của chung cho tất cả, chớ không dành riêng cho bất cứ người nào. Nếu ai còn thấy có sở hữu riêng tư, thì đó chưa phải là người tu theo đạo Phật. Vì còn chấp ngã, chấp pháp quá nặng. Như thế, thì làm sao tương ưng với đạo lý giác ngộ giải thoát?

Nhân câu hỏi của Phật tử, tôi cũng xin thành tâm góp thêm chút ý kiến về việc người Phật tử đi chùa. Thiết nghĩ, người Phật tử đi chùa nên có quan niệm cho thật rõ ràng. Mục đích của Phật tử đi chùa không phải chỉ có làm công quả không thôi, mà còn phải cố gắng nghe giảng pháp tìm hiểu học hỏi giáo lý Phật dạy. Phật tử có chịu khó cố gắng thường xuyên học hỏi, nghe pháp, thì Phật tử mới mở mang trí huệ và mới biết được đường lối tu hành đúng theo lời Phật Tổ chỉ dạy. Từ đó, Phật tử mới đem ứng dụng giáo pháp Phật dạy vào đời sống thực tế hằng ngày. Như vậy, thì mới có lợi ích thiết thực cho bản thân mình, cho gia đình và xã hội. Có học hỏi chánh pháp, thì người Phật tử mới có đủ khả năng quán chiếu phân biệt nhận rõ được lẽ chánh tà chân ngụy. Và như thế, thì Phật tử sẽ không bị lầm lạc rơi vào con đường tà ngoại.

Tuy rằng, việc đóng góp công sức cho chùa của Phật tử, đó là việc tốt nên làm. Vì ai cũng muốn cho mình có thêm phước đức. Thế nhưng, đó không phải là việc chánh yếu quan trọng, mà người Phật tử lại phải bỏ hết công sức đầu tư vào đó. Vì nếu Phật tử có thật tâm công quả, thì cũng chỉ hưởng được phước báo hữu lậu mà thôi. Phước báo nầy có giới hạn, chỉ hưởng dụng một lúc nào đó thì hết. Cho nên Phật dạy người Phật tử phải tu cả hai: “ Phước Trí trang nghiêm”. Phải tu phước và tu huệ, phước huệ có lưỡng toàn thì mới có thể thành Phật được.

Hơn nữa, Phật tử nên nhớ rằng, chùa là của chung, ai cũng có thể làm giúp được cả. Người đời thường nói: “có mợ thì chợ cũng đông, không mợ thì chợ cũng không bữa nào”. Nếu không có mình, thì cũng vẫn có người khác làm. Ðôi khi mình làm một công việc nào đó giúp cho chùa lâu năm, rồi ỷ mình có công lao nhiều lại sanh tâm cống cao ngã mạn khinh thường người khác. Vì nghĩ rằng, mình là người có công lao giúp cho chùa nhiều nhứt, không có ai hơn mình. Thậm chí, có người còn khinh thường luôn cả chư Tăng, Ni trong chùa. Người ta gọi những kẻ đó là mắc phải cái chứng bệnh “Công thần” rất nặng. Ði chùa với thái độ hành xử như thế, thì chẳng những mình không có phước chi hết, mà lại còn gây thêm tội lỗi nữa. Thử hỏi lỗi đó do đâu? Do vì mình thiếu học hỏi hiểu biết chánh pháp. Chẳng những mình không chịu học hỏi, nghe pháp, mà trái lại còn sanh tâm ngã mạn khinh chê những người khác. Người như thế, thật là đáng tội nghiệp thương xót biết bao!

Chúng ta thử nghĩ, nếu mọi người đến chùa chỉ biết có một mặt là làm công quả giúp cho chùa không thôi, không học hỏi giáo pháp tu hành gì cả, như thế, thì không biết tương lai đạo Phật sẽ đi về đâu? Và như thế, thì Phật giáo chỉ còn lại cái xác là những ngôi chùa, còn cái hồn thì không có. Tạo chùa như thế, thì thật là phí công vô ích quá! Tạo cảnh chùa với mục đích là để cho người Phật tử có nơi chiêm bái tu học. Sự tu học mới là phần quan trọng chính yếu. Còn tất cả những phần khác đều là phụ thuộc. Ðó là chưa nói, khi làm công quả có người còn sanh tâm giận hờn ganh ghét người nầy, chê bai trách móc người kia. Nghĩa là phước đâu không thấy, mà chỉ thấy toàn là phiền não không thôi. Ðiều nầy là một sự thật không sao tránh khỏi.

Cứ nhìn vào thực tế và những việc làm của họ thì ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Từ sự bất hòa ganh ghét đố kỵ nhau, rồi họ lập thành phe phái bè nhóm để chống báng lẫn nhau. Phe phái nào mạnh, to mồm lắm miệng, thì thắng thế hơn. Thế là, vô tình người Phật tử biến ngôi Già lam tôn nghiêm thanh tịnh, trở thành nơi chỗ tranh cãi đấu đá hơn thua với nhau. Phật ở trên cao nhìn thấy cảnh tượng nầy, Ngài cũng thật vô cùng thương xót! Nhưng không biết phải làm sao khuyên giải đám đệ tử của mình? Ngẫm nghĩ, thật là quá đau lòng!

Tóm lại, việc tu học hay làm công quả giúp cho chùa là quyền quyết định của mỗi người. Người Phật tử không phải chỉ có tu học hay làm công quả ở chùa mình quy y không thôi, mà Phật tử cũng có thể đi tu học hay làm công quả ở bất cứ ngôi chùa nào khác nếu mình muốn. Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, người Phật tử cần phải có trí huệ sáng suốt để biện biệt suy xét cẩn thận những điều lợi và hại qua hành động của mình. Phải xét rõ những nơi mà mình đến tu học, hay công quả có phù hợp đúng với Chánh pháp Phật dạy hay không? Nếu xét thấy, nơi nào có lợi ích thiết thực cho việc tu học của mình, thì mình có quyền đến đó để tu học. Không ai có quyền ngăn cấm mình cả.

Kính chúc Phật tử có đầy đủ trí huệ sáng suốt để nhận định đúng đắn trong việc tu học của mình. Có thế, thì người Phật tử mới mong đạt được kết quả tốt đẹp.

TK Thich Phuoc Thai

--------


bài viết này của Thầy Trí Siêu rất là chính xác.... có nhiều người vô chuà làm công quả rồi tự cao tự đại cho  là công đức vô lượng không có ai được như mình. Mấy Thầy/Cô cũng phải nể vì sợ không có người làm hoặc là cả hai cùng "đồng lòng song kiếm hợp bách". Phật tử nào mới vô thì coi chừng, "phải biết kính nể" vì là "công quả" thuần túy của chuà, v.v... còn cái màn ... mới vô thì ngồi sau, hay mới tới thì phải vầy khác..... Hầu hết mọi chuà không thiếu "mấy cục cưng" này. Hồi HTTT Đạm còn, mỗi lần nói với Thầy, Thầy cũng ráng tu chỉnh họ nhưng riết cũng bó tay. Đồ cúng thí thực thì phải là quen mới được ăn hoặc được cho thêm, còn không thì tiêu chuẩn nhưng cũng có màn múc ít, múc nhiều còn không thì ráng mà ôm bụng đi ra ngoài ăn ....
Có lần muốn vô gặp Thầy hỏi chuyện ôi thôi mấy bả làm như là vô mần thịt mấy Thầy hay là sợ cướp mấy quý Thầy từ "tay" của mấy bả hay là sợ mình "dzê" Thầy của mấy bả vậy (nói trắng ra là vậy!), "cô không được vô!"  Eh, nói chuyện với ai, cản ai thì được chứ gặp nhỏ tui thì không, cứ xông thẳng vô phòng trai đường. Vừa thấy mặt, Thầy nói, "vô ăn con, ngồi ngồi...." rất là vồn vã, mấy bả thấy nhỏ tui được Thầy kêu vô mời ngồi ngang hàng ăn thì mấy "cục cưng" này ghét lém .... đã vậy lúc đi ra mấy bả còn làm bộ  mời mọc "cô lấy cái này, cô lấy cái kia". Hm...một cái "ko thèm".... đi một hơi cho bỏ ghét .... *=)) rolling on the floor (nhưng Thầy cũng ráng nhét hai cái bánh tét chuối cho...hahahha *=D> applause mà khổ một cái là Thầy cho cái món không thích ăn mới chét con bò cạp *[-( not talking)

Chưa hết, mấy bả còn tự xưng "cái chuà này ngoài tui không có ai có công đức bằng tui." Xin cạo đầu cho cô cháu ngoại qua được, nhưng khi qua thì "Hoà Thượng, con mua mấy cái đầu tóc giả mà hõng có cái nào coi được hết, cạo đầu để trọc lạnh lắm mà tuổi già sức yếu, giờ con làm sao?" Tội cho HT thương Phật Tử như con, "thôi thì để Thầy nhấp kéo cho khỏi cạo lạnh đầu" argg........ thế là "cục cưng" mừng quýnh, A Di Đà Phật ...... ! Phật ngồi chính bệ cũng sì pít léc (speechless) luôn *#-o d'oh!. Chưa đâu còn vái ăn chay 1 tháng nhưng ăn không được dù là Phật Tử chuyên nấu đồ trong chuà. Lại phàn nàn xin với Thầy, "con ăn chay sót ruột mà lở hứa ăn một tháng, giờ con làm sao???" A Di Đà Phật, HT lại một lần nữa nói, "tùy hỷ Phật Tử muốn sáng chay, chiều mặn cũng được" Thế là sáng ăn chay, chiều ăn mặn hay là sáng mặn chiều chay. Hỏi, "nếu van vái như vậy tại sao không xin sơn phết Tượng Mẹ Quan Âm hay sơn cổng chuà, cái gì mình làm được trong phạm vi của mình?" "Tôi làm gì có tiền?" Mới nói không có tiền một bà nọ bước vô hỏi, "cô mua vé đi Cali chưa?", "đáng lẻ book rẻ nhưng vì chậm có một ngày giờ phải tốn $500/vé, tức không???" Đúng là bị Hộ Pháp đánh cho khai... vô chuà mà nghe .... đủ dạng "công đức vô lượng" lém ..... *:-/ confused*[-( not talking nhưng mí sư Thầy/Cô vẫn tán thán công đức. Còn nhiều nữa..... hihihi.....mai mốt có đề tài mới nói*:-$ don't tell anyone shh!

------------------
NGÃ TÂM LINH


Thích Trí Siêu

Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về.

Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả.

Người Việt Nam hiểu Ðạo hơn nên "Tu" cũng khá hơn, đến chùa tụng kinh lễ Phật, học Ðạo nghe pháp, làm công quả. Tụng kinh nhiều thì cho là mình tu nhiều, tu khá, hết tụng kinh bổn đến tụng kinh bộ, hết bộ này đến bộ khác.

Lạy Phật thì lạy xong ngũ bách danh, đến tam thiên rồi vạn Phật, cho rằng lạy nhiều chừng nào thì tiêu tội chừng nấy.

Học Ðạo nghe pháp cốt để áp dụng tu tâm sửa tánh, nhưng không như thế mà lại dùng kiến thức để phân biệt Thầy này hay Thầy kia dở.  Thay vì làm công quả để học hạnh xả thí, lại làm công quả để kiếm điểm với Thầy trụ trì.

Khá hơn là những bậc xuất gia, từ bỏ nhà cửa vợ con đi tu. Nhưng một thời gian sau lại bám víu vào ngôi vị đạo đức của mình. Nói đến đây tôi nhớ lại chuyện của Tổ Huệ Khả. Trong 33 vị Tổ Thiền Tông, tôi thán phục nhất vị Tổ này, dám xả thí thân mạng, chặt tay cầu Ðạo. Là người kế thừa Tổ Ðạt Ma, sau cùng dám xả luôn ngôi chùa, bỏ luôn chức Tổ, chức Hoà Thượng, lăn xả vào chợ, đi vào cuộc đời để tự thử thách mình, tự chứng nghiệm và độ một tầng lớp khác. Người tu không khéo thường hay mắc phải bệnh "ngã tâm linh" (égo spirituel).

Mới biết tu một chút tự cho là mình đạo đức. Tu hành chăm chỉ, được bao nhiêu công đức đều bị cái ngã hốt hết. Tuy là một tu sĩ nhưng tôi không ưa chữ tu chút nào.
Tôi đã một lần bày tỏ trong quyển Bố thí ba la mật.  Tu đâu phải là làm những điều hình thức bên ngoài, đâu phải tính năm cộng tháng vào chùa.

Khoác áo cà sa mà không hiểu bài học thương yêu, giảng nói từ bi mà chỉ biết ích kỷ củng cố địa vị đạo đức của mình. Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà! Ðối với tôi, tu là tập sống với tâm linh. Chữ tâm linh (spirituel) khác với vật chất (matériel).   Tâm linh là tánh linh thiêng của con người, có thể gọi đó là Thượng Ðế, Phật tánh hay Chân ngã...

Nhưng điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng đầu tiên là ta có biết đến tâm linh của mình hay không?

Biết sống thật với tình cảm, nội kết của mình hay không?  Hay là chỉ thích đóng kịch, mượn danh nghĩa chữ tu để ngầm khoe khoang mình là người có tu, có đạo đức!
Tôi tu vì tôi không phải là người đạo đức.   Tôi tu vì tôi còn nhiều nội kết chưa được giải tỏa, còn nhiều bài học ở đời mà tôi chưa hiểu.  Tôi tu vì tôi hãy còn phân biệt tốt xấu, ưa ghét.

Hơn nữa bây giờ tôi không chắc là tôi còn tu theo ý nghĩa phổ thông nữa không, nhưng tôi biết là tôi muốn sống thật.  Sống thật với chính mình, với cả tâm hồn và thể xác của mình.  Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi.
Có nhiều người chỉ thích đóng vai Thầy và muốn học trò hay đệ tử đóng mãi vai học trò đệ tử.  Nhưng Thầy nào trò nấy, cũng có người thích đi tìm một vị Thầy, một đấng tôn sư bên ngoài để thờ phụng tôn kính. 
Theo tôi, một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bên trong (le maître intérieur).

Ðức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật tánh của mình để thành Phật như ngài.

Ðức Phật đâu có muốn bị đúc tượng ngồi yên trên bàn thờ cho chúng ta hì hụp lạy ở dưới ???

No comments:

Post a Comment