Tuesday, July 24, 2012

Ngọc Lộ Kim Bàn

Tìm có rồi... wow... đã nguyện với Mẹ Diệu Trì cho tìm lại được quyển kinh này từ 1999 tới giờ mới tìm thấy, nhưng kinh này có hơi khác quyển kinh đã từng đọc trước 1999 ( khác với quyển năm xưa đọc rất nhiều. Không biết quyển năm xưa in năm mấy và làm sao có thể tìm lại quyển sách đó?) mà thôi có được là mừng rồi...nhưng quyển này dịch và in lại năm 1998....
http://antruong.free.fr/ngoc_lo_kim_ban.pdf

Tây Vương Mẫu, còn gọi là Vương Mẫu nương nương, Diêu Trì Kim Mẫu, là vị nữ thần trong truyền thuyết Trung Quốc có diện mạo là một bà già hiền lành. Tương truyền Vương Mẫu sống ở cung Dao Trì (Diêu Trì) núi Côn Lôn, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già.
Truyền thuyết khác : Tây Vương Mẫu tức Dao Trì Kim Mẫu cai quản Tây Côn Lôn , cùng với chồng là Hạo Thiên Thiên Đế cai quản Thiên đình , Ngọc Hoàng Đại Đế là con thứ 10 ( 9 người anh trước bị Hậu Nghệ bắn chết ) của bà và Thiên Đế , sau khi Thiên Đế bị Ma tộc hại , ngọc hoàng đại đế lên thay. Trong Tây Du Kí có nói Tây Vương Mẫu có 1 vườn bàn đào , sau bị Tôn Ngộ Không ăn trộm gần hết .
Có thuyết nói rằng Tây Vương Mẫu họ Dương tên Hồi và còn có tên là Uyển Cấm( Thiên Dao). Bà cùng chồng là Đông Vương Công (Hạo Thiên Thiên Đế) hòa hợp hai khí âm dương tạo ra trời đất thiên địa,họ là chủ nhân và cai quản mọi vật trên thế gian.
Bà cai quản các nữ thần còn chồng bà cai quản các nam thần.
Trong Tam Thế bất cứ ai muốn đăng thiên đắc đạo,khi lên trời đều phải bái Mộc Công (Đông Vương Công), sau bái Kim Mẫu( Tây Vương Mẫu) mới có thể lên chín tầng mây và nhập vào trong Tam Thánh (Phật A Di Đà, Phật Quán Thế Âm và Thế Chí Bồ Tát.)
Tây Vương mẫu sau khi dùng phép thuật giúp cho Hoàng Đế đánh bại Xuy Vưu, còn tặng vua Thuấn địa đồ và phái sứ giả dạy cho cách sử dụng Bạch Ngọc địch (sáo) mà thổi thì hàng năm sẽ mưa gió thuận hòa, mùa màng sung túc.
Tây Vương mẫu có tất cả 9 người con trai, 23 con gái, nên phụ nữ muốn sanh con gái thì thường cầu khấn bà. Dân gian cho rằng Tây Vương Mẫu có thuốc Trường Sinh Bất Lão sau đó đã tặng nó cho Hằng Nga.
Đạo giáo lấy ngày 3 tháng 3 là ngày sinh Tây Vương Mẫu, và cho rằng đó là ngày Bà mở Hội Bàn Đào, nên cúng tế Bà.


TÂY Trúc thời kỳ dụng Thích-Ca, VƯƠNG môn để tiếng cậy Di - Đà.
THÁNH Phàm phân biệt DU DÀ LUẬN,
MẪU Tự Kinh tàng TÁT ĐẢNG ĐA. CHƠN thể Chơn Thân đam Phật tánh. NGÔN hành, ngôn sắc, dạy Ta Bà.
GIÁC mê Thầy chuyển Tam-Kỳ Đạo, THẾ giới từ đây MỘT với CHA.

----


Ở Tây Tạng thì thờ Tara... Theo giải thích tiếng Tây Tạng thì Tara là Phật Mẫu. Tôn tượng Phật Mẫu đang ngồi có được sau khi Đức Phật nhập Niết bàn 400 năm. Ngài Long Thọ được Long Cung thỉnh xuống dạy sáu tháng. Long vương đã tặng ngài Long Thọ tượng Tara này và kinh Hoa Nghiêm. Tương truyền ngài Long Thọ Bồ tát cùng bức tượng có trò chuyện cùng nhau.

Bức tượng của Bồ tát Long Thọ trong tu viện Tây Tạng gần Kullu, Ấn Độ.
Bồ tát Long Thọ
, Long Mãnh hoặc Long Thắng (Nagarjuna) (thế kỷ 2/3), được xem là một vị Bồ tát chuyển Pháp luân lần thứ nhì. Tổ sư thứ 14 trong 28 vị tổ chính tông. Tổ sư của tám tông Hiển và Mật. Một trong những Luận sư vĩ đại nhất của Phật giáo. Một trong “Lục Bảo Trang của Ấn Độ”. 5 vị kia là: Thánh Thiên (Aryadeva), Vô Trước (Asanga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần Na (Dingãga), Pháp Xứng (Dharmakirti).


Ngài Long Thọ ra đời khoảng năm 160, gốc xứ Bérar, dòng Bà la môn, sanh ra dưới cây A chu đà na (Arjuga) nên được đặt tên A chu đà na hoặc Thọ; nhờ loài Rồng (Nãgã) mà thành đạo nên gọi là Long. Ngài xuất gia theo Phật giáo, đến Đại viện Na lan đà (Nãlandã) thành Vương xá (Rãjagriha) tu tập nghiên cứu kinh điển, dưới sự hướng dẫn của La hầu la bạt đà la (Rahũlabhadra). Sau đó ngài thành Pháp sư của Đại viện. Ngài kế nghiệp cho Tổ sư 13 là Ca tỳ ma la (Kapimala). Tương truyền ngài xuống Long cung thỉnh kinh Hoa Nghiêm về, và mở tháp sắt truyền bá Mật tạng. Về già, ngài về quê hương Trung Ấn, trụ trong ngôi chùa ở cao nguyên Srĩparvata, trên ngọn đồi hiện còn mang tên là “Đồi Long Thọ” (Nãgãrjunakonda). Ngài truyền giáo lý về Không tánh cho Long Trí (Nãgabodhi) sau này tạo thành Chân Ngôn tông ở Viễn Đông. Long Thọ sống khoảng 64 tuổi, truyền y bát tổ sư thứ 15 cho Ca Na Đề Bà (Kãnadeva).

Long Thọ là vị đầu tiên trong lịch sử Phật giáo tạo dựng một “hệ thống” triết học, trong đó chứng minh thế giới hiện tượng không thật hiện hữu — theo kinh Bát nhã. Đây là nền tảng cho Trung quán tông và các triết lý Phật giáo ra đời về sau.

Trở lại câu chuyện bức tượng Phật Mẫu Tara do ngài Long Thọ thỉnh từ Long cung về.


Phật Mẫu Tara (dịch âm là Đa La, Đa La Tôn, Đa La Tôn mẫu, Đa La Độ mẫu, Đa La Phật mẫu), vị Diệu Phật (Yidam) hay Hộ thần mang dạng nữ thân, dẫn dắt con người vào Giác ngộ. Tara có nghĩa là mắt sáng như sao, cũng có nghĩa là cứu độ. Ứng thân của giác hành và diệu năng. Ngài là cổ Phật thị hiện thân Bồ tát, được xem như một thị hiện của Đức Quán Thế Âm, theo truyền thuyết thì chính từ Liên hoa Nhãn tướng từ bi của ngài thương xót chúng sinh nên hiện ra. Danh hiệu ngài thường được nhắc đến trong các kinh văn Mật tạng. Có đến 21 dạng Tara khác nhau về hình dáng, trang sức, màu sắc.

Hai hình thái được tôn thờ nhiều nhất: xanh và trắng. Tara Xanh (Green Tãrã) là độ mẫu của tôn giả A tì sa (Atisa). Hình tượng ngài ngồi chân phải duỗi ra như sắp đứng dậy độ chúng. Tay trái bắt ấn và cầm một cành sen xanh (utpala). Tay phải xòe ra biểu tượng độ tha tối thượng. Nét mặt ngài hơi nghiêm nghị, mắt mở lớn đầy năng lực, biểu tượng cho hành động chớp nhoáng của bậc giác ngộ. Màu xanh liên hệ cùng trí tuệ viên mãn. Tara Trắng (White Tãrã) ngồi kiết già, hai tay bắt ấn tương tự. Ngài có thêm năm mắt ở giữa trán, trên bàn tay và bàn chân. Ngài liên hệ đến trường thọ và sự bình an độ khỏi tật bệnh và tai chướng.

No comments:

Post a Comment