Hỗm rày bà già cứ chiêm bao thấy bà nội hoài mà cứ nói gì ... gì đó Nói bà già "mẹ nói bà nội viết xuống đi, già cả hết rồi nói xong hõng có nhớ." Thì hôm nay bà già gọi nói, "viết rồi", "cái gì giết?" "hõng phải giết mà là viết rồi. Mẹ lại nằm chiêm bao thấy bà nội viết dài 3 tờ giấy... nói là kinh. Hõng biết bà nội đưa kinh gì? Tại trong chiêm bao có ai tới tìm và mẹ nói chuyện với người ta nên cầm tờ giấy mà hõng biết là kinh gì?" Mô Phật!! Khổ thiệt, viết kinh 3 tờ mà hõng nói kinh gì thì ai mà biết? Người thì đưa không nói, người thì cầm không đọc, Chúa mò cũng không ra Gọi hỏi Thầy TSiêu thì Thầy nói nhiều kinh chỉ có 1 tờ hoặc 3, 4 tờ. Wow... bỡi thế mới thấy kinh Phật hằng sa số mà kẻ tìm tòi thì đâu ai biết. Nhưng trong đầu thì nghỉ là bà nội đưa kinh Đà Ra Ni. Thầy nói, "Đà Ra Ni" là thuộc về chú và luận.. Thì đúng rồi nhưng người Phật Tử thì có bao giờ phân biệt kinh với chú đâu. Dù là chú, nhưng vẫn gọi là kinh Tuy là kinh Bát Đại Nhân Giác là kinh nói về Đức Phật giảng cho các hàng Bồ Tát sau 49 năm giảng dạy mà trích ra (hình như là vậy... nhớ sao nói vậy mà ) . Nhưng theo Ngài Thanh Từ trích giảng lại để cho hàng Phật Tử nhớ thì là:
BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
1.Ðiều giác ngộ thứ nhất:
Thường thấy thân tâm của mình và sự vật bên ngoài là vô thường không bền chắc không có thật ngã. Phải biết tâm là gốc sanh ra tội ác, chớ mê chấp tâm là thật, là ta. Biết vọng tưởng không thật nên không mê chấp chạy theo nó. Lại cũng biết thân này là rừng tội lỗi, nên không chấp thân là thật, là ta. Thường quán xét như thế để xa lìa khổ luân hồi sanh tử.
2.Ðiều giác ngộ thứ hai:
Nên biết tham cầu nhiều thì khổ đau cũng lắm. Gốc của luân hồi sanh tử là do tham đắùm ngũ dục thế gian. Vì vậy mà phải bớt tham muốn. Khi tâm bớt tham cầu ngũ dục thì sẽ được an ổn vui vẻ.
3.Ðiều giác ngộ thứ ba:
Nên biết người nào dục vọng càng nhiều thì tội ác càng lớn. Do đó mà phải dứt tâm ham muốn, không tham cầu ngũ dục. Lúc nào cũng ít muốn biết đủ, an phận nghèo để gìn giữ đạo đức, phát huy trí tuệ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, không để tâm đuổi bắt danh lợi thế gian.
4.Ðiều giác ngộ thứ tư:
Người lười biếng giải đãi không đoạn trừ nghiệp ác, tu hạnh lành, thì bị trụy lạc trầm luân. Vì vậy mà phải tinh tấn tu hành, để phá trừ vô minh phiền não, hàng phục các thứ ma chướng, ra khỏi ngục tù ngũ ấm và tam giới.
5.Ðiều giác ngộ thứ năm:
Phải biết gốc của luân hồi sanh tử là ngu si. Vì vậy phải học rộng nghe nhiều về Phật pháp, nhờ thế mà trí tuệ tăng trưởng sâu rộng, có đủ khả năng, đủ biện tài để giáo hóa chúng sanh.
6.Ðiều giác ngộ thứ sáu:
Nên biết người nghèo khổ nhiều hay sanh oán hận, thường kết nhiều duyên ác, vì vậy không tránh khỏi quả báo khổ đau. Nên người tu phát tâm thương xót họ, thứ tha cho những lầm lỗi hờn oán không duyên cớ của họ. Lại còn đem tâm bình đẳng bố thí giúp đỡ họ, không nhớù lỗi lầm ngày trước mà ghét bỏ họ. Biết và làm được như vậy, mới là người thực hành đúng theo hạnh bố thí của Phật và Bồ-tát.
7.Ðiều giác ngộ thứ bảy:
Biết rõ ngũ dục là tội lỗi là tai họa. Tuy hiện đời là người thế tục mà biết tránh, không đắm mê theo ngũ dục, luôn nuôi chí nguyện xuất gia, muốn gìn giữ giới hạnh nghiêm minh thanh tịnh, sống đời siêu thoát. Tự làm lợi ích cho mình để rồi khởi lòng từ cứu độ tất cả chúng sanh.
8.Ðiều giác ngộ thứ tám:
Phải biết luân hồi sanh tử liên tục là khổ đau vô cùng vô tận. Nên phát tâm từ bi rộng lớn, nguyện thay chúng sanh chịu khổ và giúp cho tất cả được đến chỗ cứu cánh an lạc là Niết-bàn giải thoát.
Ðó là tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì phải làm những điều này không thể bỏ qua được. Tại sao? Vì học Phật là học giác ngộ. Phàm nói đến học Phật là nói đến đạo lý giác ngộ của Phật và Bồ-tát đã tu đã giác. Chớ không phải học thuộc lòng kinh nhiều, hay tụng kinh giỏi mà không tu không giác, rồi cho rằng mình học Phật. Nhớ là không phải như vậy! Giác ngộ những gì? Giác ngộ từng phần như trước đã kể. Thấy rõ thân người và cảnh vật là vô thường, thấy rõ tham dục nhiều thì khổ đau nhiều. Thấy rõ như vậy là mình đã có mầm giác ngộ, kế đó nhờ trợ duyên thầy sáng bạn tốt, làm thiện hữu tri thức để tiến đến chỗ giác ngộ viên mãn.
Ðến đây tôi xin nói rộng ra để quí vị dễ hiểu dễ nhớ, không lầm. Trong kinh này Phật chỉ nói một chiều, chê thân tâm là vô thường, vô ngã, khổ đau, gốc tội lỗi. Nhưng, ở chỗ khác Phật lại nói có thân này là do tích chứa nhiều phước đức mà được. Thế nên làm người phải luôn tự vấn:"Ðược thân này, sống để làm gì?". Có người đã tự vấn mình, nhưng không giải đáp được. Lại cũng có người không biết mình có thân này, sống để làm gì? Phật dạy được thân người là khó, thế nên phải biết lợi dụng thân này để tiến tu cho được giác ngộ giải thoát, sau dẫn dắt chúng sanh từ chỗ mê mờ đến chỗ giác ngộ, từ chỗ tội lỗi đến chỗ an vui.
Phật dụ người đi biển bị chìm thuyền, không có phao nổi, sóng dồi gió dập, trồi lên hụp xuống mệt lả, bỗng vớ được khúc gỗ mục đang nổi trên mặt biển. Khi ôm khúc gỗ mục, người ấy biết nó là gỗ mục đang trôi nổi, rồi sẽ hư hoại không lâu. Song, người ấy biết rằng mình đang cần nương nó, để lội vào bờ, khỏi bị chết chìm. Khúc gỗ mục ấy, lúc bấy giờ đối với người sắp chết đuối thật là hữu ích, vì nhờ nó mà khỏi chết chìm. Như vậy, mục đích của người dùng khúc gỗ mục không phải để khoe khoang, không phải để tô điểm sơn phết cho đẹp, không phải để quí trọng như một bảo vật, mà khúc gỗ là vật hữu dụng, đang cần để đưa người vào bờ.
Cũng vậy, mọi người cần phải thấy đúng ý nghĩa về thân này. Biết thân này là vô thường tạm bợ không chấp chặt nó, không quí thân này hơn thân khác. Không vì nó mà tạo nghiệp ác, cũng không vì thấy nó vô thường tạm bợ mà bi quan than thở, ngồi chờ chết. Biết thân này vô thường tạm bợ, phải cấp thiết lợi dụng thân này làm tất cả mọi việc hữu ích. Lo tu hành để mình được giác ngộ giải thoát mọi khổ đau và giúp người cũng được giác ngộ giải thoát khổ đau hoàn toàn.
Người sống được như vậy là người giác ngộ, biết đúng ý nghĩa về thân này và có thái độ sống hợp đạo. Ðó là điều căn bản của người tu theo đạo Phật.
5.Ðiều giác ngộ thứ năm:
7.Ðiều giác ngộ thứ bảy:
Ðó là tám điều giác ngộ, mà chư Phật, Bồ-tát đã làm và những người tu Phật chân chánh đang làm. Ai là người muốn học Phật, tu theo Phật thì phải làm những điều này không thể bỏ qua được. Tại sao? Vì học Phật là học giác ngộ. Phàm nói đến học Phật là nói đến đạo lý giác ngộ của Phật và Bồ-tát đã tu đã giác. Chớ không phải học thuộc lòng kinh nhiều, hay tụng kinh giỏi mà không tu không giác, rồi cho rằng mình học Phật. Nhớ là không phải như vậy! Giác ngộ những gì? Giác ngộ từng phần như trước đã kể. Thấy rõ thân người và cảnh vật là vô thường, thấy rõ tham dục nhiều thì khổ đau nhiều. Thấy rõ như vậy là mình đã có mầm giác ngộ, kế đó nhờ trợ duyên thầy sáng bạn tốt, làm thiện hữu tri thức để tiến đến chỗ giác ngộ viên mãn.
Ðến đây tôi xin nói rộng ra để quí vị dễ hiểu dễ nhớ, không lầm. Trong kinh này Phật chỉ nói một chiều, chê thân tâm là vô thường, vô ngã, khổ đau, gốc tội lỗi. Nhưng, ở chỗ khác Phật lại nói có thân này là do tích chứa nhiều phước đức mà được. Thế nên làm người phải luôn tự vấn:"Ðược thân này, sống để làm gì?". Có người đã tự vấn mình, nhưng không giải đáp được. Lại cũng có người không biết mình có thân này, sống để làm gì? Phật dạy được thân người là khó, thế nên phải biết lợi dụng thân này để tiến tu cho được giác ngộ giải thoát, sau dẫn dắt chúng sanh từ chỗ mê mờ đến chỗ giác ngộ, từ chỗ tội lỗi đến chỗ an vui.
Phật dụ người đi biển bị chìm thuyền, không có phao nổi, sóng dồi gió dập, trồi lên hụp xuống mệt lả, bỗng vớ được khúc gỗ mục đang nổi trên mặt biển. Khi ôm khúc gỗ mục, người ấy biết nó là gỗ mục đang trôi nổi, rồi sẽ hư hoại không lâu. Song, người ấy biết rằng mình đang cần nương nó, để lội vào bờ, khỏi bị chết chìm. Khúc gỗ mục ấy, lúc bấy giờ đối với người sắp chết đuối thật là hữu ích, vì nhờ nó mà khỏi chết chìm. Như vậy, mục đích của người dùng khúc gỗ mục không phải để khoe khoang, không phải để tô điểm sơn phết cho đẹp, không phải để quí trọng như một bảo vật, mà khúc gỗ là vật hữu dụng, đang cần để đưa người vào bờ.
Cũng vậy, mọi người cần phải thấy đúng ý nghĩa về thân này. Biết thân này là vô thường tạm bợ không chấp chặt nó, không quí thân này hơn thân khác. Không vì nó mà tạo nghiệp ác, cũng không vì thấy nó vô thường tạm bợ mà bi quan than thở, ngồi chờ chết. Biết thân này vô thường tạm bợ, phải cấp thiết lợi dụng thân này làm tất cả mọi việc hữu ích. Lo tu hành để mình được giác ngộ giải thoát mọi khổ đau và giúp người cũng được giác ngộ giải thoát khổ đau hoàn toàn.
Người sống được như vậy là người giác ngộ, biết đúng ý nghĩa về thân này và có thái độ sống hợp đạo. Ðó là điều căn bản của người tu theo đạo Phật.
còn Tác giả: Nguyễn Tâm thì làm bài thơ về Bát Đại Duyên Giác như sau:
Thế gian vốn thể vô thường
Sanh già bệnh diệt khôn lường truân chuyên Đạo đời cho kẻ hữu duyên Cõi trần ô trượt hão huyền đâu hay Khổ sầu bi lụy đắng cay Một rừng tội nghiệp thân này phải mang Đông về thu đón hè sang Kiếp người như thể lá vàng rụng rơi Tâm thành quán sát đúng nơi Xa lìa quả ác tránh khơi thêm sầu Chuyên lo niệm phật trong đầu Không còn sinh tử mà cầu bình an Vượt qua năm uẩn trái ngang Sắt Hành Thọ Tưởng Thức đang hoành hành Chúng che Phật tánh đã đành Cản ngăn ta đến đất lành tây phương Nhìn người đa dục mà thương Suốt ngày tham đắm chẳng tường u mê Ngẫm ra mới thấy tái tê Chăm tu hành đạo mà kề hoa sen Trong lòng ma chướng mon men Ta không tinh tấn chúng bèn nhiễu nhương Thường hành hàng phục quỷ vương Phá phiền não ác mở đường tuệ căn Ngu si quán chiếu phải răn Học nhiều nghe rộng luôn năng làm lành Gieo nhân bố thí tập tành Sau này phước báu đã dành tại thân Từ bi trì giới báo ân Mười phương chư Phật giải phân pháp này Phàm phu nghiệp quả sâu dày Ngàn muôn ức kiếp sa lầy bùn nhơ Bao loài khổ hạnh sao ngơ Phát tâm phổ độ căn cơ đại thừa Bát đại nhân giác trọn vừa Nhiệm màu pháp giới ngăn ngừa vô minh Hào quang Phật sáng lung linh Bên kia bờ giác rõ hình Như Lai Trọn đời đạo gánh trên vai Nguyện thề nhất dạ miệt mài độ sanh ! 08 -18 - 2011- Nguyễn Tâm Ngài Pháp sư Tịnh Không cũnc có giảng luận trong youtube.com từng phần trong 8 điều của Kinh. Một bản kinh mở ra đều là như thị ngã văn. Tám điều trên. Là Chư Phật, cùng Bồ Tát, đã hiểu tất, nên làm đạo, tinh tiến thật. Đại Từ Bi "trí huệ" nhứt, cỡi con thuyền, thuyền "Pháp thân", sang "Niết Bàn" vui vô ngần. Lại trở lại cõi hồng trần cứu đại chúng thoát khổ nàn. Lấy tám điều, tám điều trên, để chỉ dẫn đều tiến lên, cho chúng sinh rõ nhãn tiền, biết "sinh tử" khổ vô biên. Bỏ "ngũ dục", tu đạo liền, Đạo đạo thánh, Tâm tâm niềm. Đệ tử Phật cứ một môn, tám điều đó, tụng tụng luôn, làm đúng mực, đạo vuông tròn, trong mỗi niệm tội tiêu mòn. Nhờ công ấy, sạch tội ác, tới Bồ Đề, lên Chánh Giác, hết "Tử, Sinh" thường an lạc. Vẫn biết nói, đọc thì dể chớ hành luận rất là khó lắm thôi thì 1 bước chập chửng vậy, tới đâu thì hay tới đó. Ai làm/đi được thì làm/đi... còn té thì ráng chịu. Nhưng lở có té thì tập đi làm từ từ, từ từ cũng sẽ được, nếu có công mài sắc có ngày cũng sẽ cong, ý lộn, có ngày nên kim... |
No comments:
Post a Comment