Tục lễ thờ cúng Cha mẹ, Ông bà Tổ tiên, đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là sự thể hiện lòng tri ân đôi với đấng sinh thành ra mình và nuôi dưỡng dậy dỗ mình khôn lớn thành người hữu dụng cho xã hội, cho đấr nước. Tục lễ này được thể hiện trong các gia đình, vào các ngày giỗ tết và nhiều dịp lễ hội hàng năm.
Lễ “Vu lan Báo hiếu”
Từ khi Đạo Phật truyền vào Việt Nam, triết lý, luật lệ, lễ nghi của Phật giáo liền được người Việt tiếp nhận nhanh chóng và từ đó có thêm tục lễ báo hiếu cha mẹ, một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo trong mỗi năm là ngày rằm tháng 7 (Âm lịch), mang ý nghĩa ngày lễ “Vu lan Báo hiếu”.Theo truyền thuyết Phật giáo, Tôn giả Mục Kiền Liên phá ngục cứu mẹ. Tương truyền kể rằng bà Thanh Đề, thân mẫu của ngài Mục Kiền Liên, là phu nhân của một viên tướng, gia cảnh giầu sang, nhưng lại có tâm ác, luôn làm những hành vi trái với luân thường đạo lý. Viên tướng, chồng bà không hề hay biết để khuyên ngăn bà Thanh Đề. Con trai bà là Ngài Mục Kiền Liên biết rằng mẹ mình luôn tạo ra nghiệp ác, Ngài đã sớm xuất gia đầu Phật để tìm cách cứu chuộc cho thân mẫu mình khi chết khỏi bị đầy vào hỏa ngục.
Khi bà Thanh Đề mẹ của ngài Mục Kiền Liên chết liền phải đọa xuống điạ ngục, Ngài thấy đau lòng vì ác nghiệp qúa nặng của mẹ mình tạo ra khi còn tại thế do đó một mình Ngài không thể cứu được mẹ ra khỏi địa ngục mặc dầu ngái là đệ nhất thần thông của đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni.
Ngài Mục Kiền Liên đã cầu xin Đức Phật Tồ cứu độ. Đức Phật Thích Ca hướng dẫn Ngài Tôn giả Mục Kiền Liên đợi cho đến ngày kết thúc “khóa An cư” để tổ chức lễ “Tự Tứ”, (ngày rằm tháng 7 Âm .lịch) là ngày các vị sư hoan hỷ nhất thì xin các sư tụng niệm độ trì cho. Ngài Mục Kiền Liên đã làm theo lời Đức Phật chỉ dậy, do đó vong hồn bà Thanh Đề được thoát khỏi hỏa ngục. Từ đó Phật giáo lấy ngày Rằm tháng Bảy hàng năm làm ngày lễ quan trọng gọi là ngày “Lễ Vu lan”, hay “Vu lan bồn”.
Quá trình thực hiện nghi lễ “Vu lan” của Phật giáo Việt Nam đã phát triển lên một bậc cao hơn, với ý nghĩa ngày lễ “Báo Ân-Báo Hiếu”, cụ thể đã trở thành lễ “ Báo Tứ Trọng Ân”, nội dung gồm có:
1. Trước hết là báo hiếu, báo ân đối với Cha Me Ông Bà,Tổ Tiên.
2. Tỏ lòng biết ơn đối với ân Sư, là người thầy giáo dục dậy dỗ mình nên người.
3. Tưởng nhớ tới các ân nhân đã bảo vệ cuộc sống cho mình, những người đã phải hy sinh cho mình hoặc những người tạo ra của cải tài vật để nuôi sống mình.
4. Đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo Quốc gia Xã hội là “cái nôi an toàn” bảo vệ mình.
Lễ Vu lan báo hiếu theo truyền thống Nhà Phật là một phong tục đẹp, có thể tạo cơ duyên cho mọi người tự cảnh tỉnh chính mình mà rèn luyện phẩm hạnh đạo đức để sống cho phù hợp với đạo trời qua sự thể hiện lòng tri ân đới với cha mẹ, ông bà tồ tiên là con đường dẫn về nguồn cội của mình. Nghi lễ này đã dần dần được tổ chức quy mô hơn với hình thức nghi lễ phong phú hơn ở tất cả các chùa trong cả nước và trở thành một nền tảng giáo dục luân lý đạo đức cho xã hội ngày nay.
Báo hiếu theo đạo Nho.
Đạo Nho cố gắng dựng nên một khuôn mẫu con người lý tường phải là người con có hiếu, bắt nguồn từ đạo làm người “Tu, Tề, Trị, Bình” do Khổng Tử dạy, gồm có:Tu thân, Tề gia Tri quốc, Bình thiên hạ. Nói cách khác, theo Nho giáo, chữ hiếu bắt đầu từ trong phạm vi tu luyện bản thân. Người lảnh đạo trước hết phải là người con có hiếu. Người con có hiếu là biết đền đáp công ơn cha mẹ bằng cách tu luyện bản thân, nhận lãnh và làm tròn trách nhiệm quốc gia xã hội. Làm con có hiếu theo đạo Phật là bổn phận của người tu luyện để cứu độ giải thoát vong hồn người đã qúa cố gồm cha mẹ ông bà của mình, trong khi đạo Nho dạy báo hiếu là tu thân, đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo xã hội quốc gia và xả mình hy sinh cho đất nước dân tộc.Đối tượng và cứu cánh của đạo hiếu thảo
Mặc dầu đối tượng của hiếu thảo trong Phật giáo và Nho giáo đều là tỏ lòng tri ân đối với đấng sinh thành dưỡng dục của mình, truyền thống tục lễ báo hiếu theo Phật giáo mang nặng sắc thái nghi lễ tôn giáo, trong khi theo Nho giáo, truyền thống báo hiếu không có nghi lể rườm rà, phức tạp và nó mang tính triết học hơn là tôn giáo.Cứu cánh của đạo Phật là cứu độ chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ đau, thoát khỏi sinh tử luân hối. kể cả cứu khổ cho thân nhân đã qúa cố khỏi đọạ xuống các cảnh giới thấp hèn như địa ngục, ngạ qủy súc sinh…Cứu cánh của Nho giáo là dạy con người tu thân cho tới chỗ chí thiện, “tại chỉ ư chí thiện”. Đó cũng là thể hiện lòng tri ân báo hiếu, đền bù công đức sinh thành của cha mẹ, ông bà. Đó cũng là vinh danh các bậc tiền bối, làm cho họ mãn nguyện ở nơi chín suối.
Lễ cúng Cô Hồn và nghi thức Cài Hoa Hồng đặc sắc tại Việt Nam.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, cứ đến ngày rằm tháng 7 mọi người khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tâm nguyện nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Vào ngày lễ Vu Lan, mọi người cùng nhau đến chùa để thắp nhang, khấn nguyện, cầu siêu cho người đã khuất núi, cầu mong cho gia đình, người thân được may mắn, hạnh phúc.Nhiều nơi còn tổ chức đại lễ trai đàn chẩn tế để cúng dường, bố thí và cầu nguyện cho chư vị âm linh, vong linh cô hồn.
Có một nghi thức rất đặc biệt, chỉ riêng người Việt mới tổ chức trong ngày lễ Vu Lan, do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng lên cách đây vài chục năm, đó là nghi thức “Cài Hoa Hồng” vào ngày lễ Vu Lan.
Những ai cài bông hoa màu đỏ, màu hồng là có ý nghĩa cảm tạ trời đất vì mình còn được phụng dưỡng cha mẹ. Nghi thức cài hoa này đã khiến cho nhiều người hồi tâm tỉnh giác, trở nên hiếu thảo với cha mẹ hơn, sống tốt hơn.
Lể Báo hiếu là truyền thống Đông Phương.
Không chỉ riêng Việt Nam mà ở rất nhiều quốc gia châu Á khác, tháng 7 Âm lịch cũng được coi như là dịp báo hiếu cha mẹ.-Nhật Bản
Ở Nhật Bản, người dân cũng có một lễ hội mang ý nghĩa tương tự như ngày lễ Vu Lan ở Việt Nam, đó chính là lễ Obon, thường diễn ra vào tháng 8 dương lịch hàng năm.Lễ hội này dược tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Trải qua thời gian dài, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên. Đây cũng là thời điểm mà họ tin rằng linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Lễ hội Obon kéo dài trong ba đến bốn ngày từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8. Ý nghĩa của lễ hội là để tưởng nhớ những người thân đã qua đời bởi người Nhật tin rằng trong khoảng thời gian này, linh hồn của những người đã mất được phép trở về thăm con cháu.
Nếu ở Việt Nam có tục cúng lễ rất lớn và đốt vàng mã dâng lên người đã khuất thì Nhật Bản cũng có những nét tương đồng. Đồ cúng thờ của họ là những chiếc bánh như bánh khảo, làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng… cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (hoặc Tama-dana). Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là Mukaedango (Bánh đón linh hồn); ngày 14 là Ohagi (Một loại bánh bột gạo); ngày 15 là Soumen (Bún làm bằng bột mì) và ngày 16 là Okuridango (Bánh tiễn linh hồn).
-Malaysia
Ở Malaysia, ngày lễ Vu Lan còn gọi là Ngày Tổ tiên hay là Lễ hội tháng 7. Theo phong tục của người Malaysia, vào ngày Lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh như : thăm viếng lăng mộ, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật cho người thân đã quá cố, cha mẹ.-Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, người ta ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ, ngày để con cái thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ.Truyền thống về ngày cha mẹ được người Hàn Quốc giáo dục rất tốt cho các thế hệ tương lai, thậm chí ngay cả các em nhỏ còn đang học mẫu giáo. Trước “Ngày cha mẹ” các em sẽ được thầy cô giáo dạy cách làm bưu thiếp trong đó ghi những lời chúc ngây thơ và ngộ nghĩnh nhất thể hiện tình cảm của mình giành cho cha mẹ. Hoặc các em cũng có thể tự làm các món quà dễ thương để tặng cha mẹ mình nhân ngày này như chỉ đơn giản là gói bọc những chiếc kẹo ngọt ngào theo cách riêng của mình.
Đặc biệt tại Hàn Quốc, ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày Tết của người ăn kẻ ở, ngày vui của mọi người và là ngày chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khó. Đây chính là nét văn hóa truyền đời đáng quý của ông cha người Hàn Quốc.
-Trung Quốc
Theo phong tục, mỗi khi đến mùa Vu Lan, người Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Giống với quan niệm của người Việt, họ có tục đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho những cha mẹ, ông bà đã khuất.Ở Bắc Kinh đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và đốt giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất với niềm tin rằng linh hồn người đã mất sẽ nhận được. Nhờ vậy mà các vong linh ấy sẽ đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời sẽ không quấy rầy đến công việc làm ăn của mình, sự sinh sống của người còn sống và phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra. Ở Thượng Hải có tục thả đèn lồng hoa sen nhưng phía đuôi thuyền sẽ đốt đèn giấy có màu xanh đỏ.
-Đài Loan
Giống như Việt Nam là một quôc gia Phật giáo, Lễ Vu Lan tại Đài loan được tổ chức rất hoành tráng.Tại Đài Loan, nơi đây người dân có một nghi thức khá đặc biệt vào ngày lễ Vu Lan là “cướp đồ”. Đồ lễ hoặc cờ quạt được treo trên một trụ cao, thân trụ bôi đầu dầu mỡ, sau khi phát hiệu lệnh leo trụ, ai leo lên trước lấy được đồ lễ hoặc cầm được cờ sẽ là người thắng cuộc.
Người đó vừa được nhận phần thưởng vừa có vinh dự nhận được lời chúc phúc của Quỷ Thần. Hoạt động này khá nguy hiểm, thậm chí có người tham gia bị tử vong nên đã bị cấm tổ chức. Ngày nay Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.
Tác giả: LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên | Dịch giả: Hannah
No comments:
Post a Comment