Tuesday, August 18, 2015

Quán Đảnh vs Khoá tu học


Hỗm rày cứ nghe người này  nói "rủ rê "phải đi lễ quán đảnh" của Thầy này, hành giả khác", quán đảnh, kêu kẻ kia thúc phải đi dự lể quán đảnh cho ta phước báu v.v... nhưng chưa có dịp bàn thảo về vấn đề này.  Hôm nay sẳn đang buồn ngũ mà công việt thì ít nên mạo muội ngồi bàn quan chút.

Ngày nay, hầu hết từ trong nước ra tới hải ngoại, hầu hết các Phật Tử VN chúng ta đua đòi theo lối phải nói là sa sỉ phẫm nhiều hơn từ vật chất lẫn tinh thần trong đời cũng như trong đạo.  Mang tính cách thiếu hiểu biết và cứ nghe rồi chạy theo.  Có lẻ tu sĩ, hành giả Phật giáo VN, Trung Hoa, v.v... đã làm những điều sai trái, lợi dụng quá nhiều thế cho nên phật tử VN ta ùn ùn chạy theo qua xứ sở mù khơi, cánh đồng bát ngát, chỉ có tiếng còi hú trong lúc bình minh và hoàng hôn lặng lẻ.  Kèm theo những con bò Yah vừa kéo cày, vừa vận tải, vừa cung cấp thịt, ngay cả thành phần cơ thể của con bò này dùng cho các mục đích khác nhau.  Thậm chí có những con chó Ngao mắc tiền và đáng giá trên toàn thế giới và cho đây là xứ sở gần Tịnh Độ vì họ sống trên đỉnh cao của núi Everest, xứ sở Tây Tạng là khu vực nằm rất cao trên trái đất và là khởi nguồn của 5 dòng sông lớn trong đó có dòng sông Cữu Long (Mekong) chảy qua Việt Nam ta.  Khí hậu ở đây cũng nhu hoà dể chịu mà ít ai chịu quán chiếu một tí về đời sống tâm linh thế cho nên cứ mù quán ùn ùn chạy theo mà chịu tìm hiểu sâu nhất là quán sát cũng như quán chiếu cho kỷ, để khi đụng chuyện thì hỡi ơi ... trách người tu này vầy, người tu kia khác.  Vì vậy cứ nghe để mong rằng quán đảnh giúp cho ta thêm phước báu mà quên rằng phước báu tự do mình tạo chứ không phải quán đảnh ta mới có phước báu.  Tu học là giúp cho chúng ta có kiến thức trao dồi để trãi nghiệm và thực tập thay đổi cách sống hằng ngày.  Thấy sai để sửa, thấy cần tu bổ để đi lên chứ không vì một quán đảnh mà giúp cho chúng ta hết các nghiệp chướng oan gia hay cho ta một phước báu nào cả.  Có chăng là cho ta cái phước nghe để thực hành.  Thành thử nói hành giả này quán đảnh ta cho hết nghiệp, mang cho ta phước báu v.v... trong đời.  Điều này là sai!  Theo mật tông Tây Tạng thì một khoá tu nào cũng kêu là quán đảnh chứ không phải là tu học, thành ra là người Phật tử, ta phải biết nhận định, đừng nghỉ rằng "quán đảnh" khác với "tu học".


Trở lại câu, "quán đảnh" là gì?  Quán Đảnh cũng còn gọi là Điểm Đạo. Nói nôm na là lễ nhập đạo hay nhập môn. Theo mật tông Tây tạng, Quán Đảnh có nghĩa đen là: “Quyền năng ”, nhưng trong ý nghĩa là “ban truyền quyền năng’’ hay ban sự gia trì .  Điều đó hàm ý là sự ban truyền quyền năng của trí tuệ từ vị thầy sang đệ tử, cho phép vị đệ tử đó đi vào hành trì tu tập và gặt hái thành quả tu tập cũng như các chùa Việt Nam của chúng ta ngày nay có những khoá tu học một ngày an lạc, khoá tu gì đó, v.v....


Theo Tây Tạng, cái gì cũng là quán đảnh chứ không phải gọi khoá tu học... Như vậy rồi, sự quán đảnh đó có ai trong Phật Tử VN chúng ta thu nhập gì không?  Hay là đi nghe rồi về bỏ đó như những khoá tu học của các chùa Việt Nam ta?  Có hành giả hay tu sĩ nào truyền cái quyền năng cho ta không hay toàn là nói lý của bài giảng trong ngày đó.  Gia trì hộ mệnh nếu chúng ta không tự hành để chứng đắc tu sửa, quán chiếu lấy bản thân ta, thì đây cũng chỉ là khoá tu học mà thôi, y như mỗi ngày cắp xách tới trường ngồi ngáp lên, ngáp xuống nghe cô/thầy giảng xong đi về nhà.  Chúng ta phải hiểu biết, quán đảnh là sự ban chứng một pháp môn, chỉ dẫn cho chúng ta sự tu tập do một bổn tôn, hay một vị dẫn dắt nào đó. Đó là nghi thức mà người dẫn dắt đã tu chứng thành tựu.  Nhưng có vị nào truyền gì không? Học võ công, một ông sư phụ còn truyền dạy cho ta. Trong quản đảnh ta học được cái gì? tu chứng cái gì?


Tuy nhiên trong pháp tu do Đức Phật truyền lại không có tuân theo quy định quán đảnh này, thành ra quán đảnh chỉ có trong lề lối của Tây Tạng mà thôi.  Pháp môn của Phật truyền trao cũng như dạy chúng ta phải thực hành pháp tu để chứng đắc.  Không có một vị nào có thể quán đảnh mà rồi chúng ta chứng được Niết Bàn hay rưới nước cam lồ vào thân thể chúng ta hay cho ta phước báu, tài lộc.  Điều cần nhất là chúng ta phải biết khi thọ túc hay nói cách khác là khóa tu học, chúng ta nhiếp tâm thực hành pháp môn để gọt rữa lấy chính bản thân ta.  Khuyến tấn tu hành, thực hành lời dạy để chuyển hoá chứ không phải chạy theo quán đảnh để rồi cho là, "ta được truyền pháp quản đảnh để nghiệp chướng được tiêu diệt trong tâm và bên ngoài" v.v...  xin lỗi mà nói, nghiệp của các vị tu sĩ hay một đại sĩ hiện tu hành lâu năm còn chưa có thể chuyển hoá nghiệp của các vị đó.   Thì trong chúng ta, không ai có thể tiêu diệt được nghiệp chướng cả.  Ngay cả Ngài Mục Kiền Liên, Ngài có được lục thần thông mà còn không thoát khỏi nghiệp chướng thì bản thân các tu sĩ mật tông, nam tông,  bắc tông, tịnh tông, v.v. ... không ai có thể tiêu diệt được khỏi nghiệp thì hà huống chi chúng ta là phật tử ngu muội và cứ mãi ngu muội chạy theo ảo ảnh của lời nói, của sự quyến rủ của người điều hành, v.v... cho rằng quán đảnh có được phước báu, tiêu trừ nghiệp chướng, người hành giả sẽ ban bố phước lành, lấy đi nghiệp của chúng ta, cho chúng ta giải thoát tới cảnh giới an lạc và khi xã xác thân sẽ về Cực Lạc.  Ngồi trong khoá quán đảnh thì quay prayer wheel, ăn phải cung phụng, lời nói phải tùm lum nhưng rồi bề trái của những mặt đó thì sao? Không ai có thể biết được hết, đúng không?  Ta đi là để nghe, để học, tu sữa, gọt lấ cho ta cái sự chân that và rồi để hành chứ đừng truyền rao lấy phước này, phước nọ hay về cảnh giới này nọ mà phải hiểu phước là do mình đi làm, đi tìm lấy cũng như muốn có tiền thì phải đi cày.  Do thế, ta phải biết cái lợi lạc khoá tu nó có phước đó, phước gì?  Phước là ta được mở mang thêm trí tuệ,  được phước ngồi nghe khóa tu của tu sĩ/hành giả dẫn dắt để cho ta tu tập mà thôi. Nhưng mọi chuyện đều có bên trong mà chúng ta không quán chiếu, không cẩn thận thì vẫn rơi vào tình trạng làm lợi cho người cho là tu sĩ hay là ban điều hành của một hội đoàn. Nhất là những người cho là "ghét chơi với người Việt Nam" nhưng lại tìm cách tới gần những người Việt Nam và lợi dụng người Việt Nam để làm công cụ cho bản thân mình.  Hoặc một tu sĩ không phải thuộc hàng khuất thực trong khi cỏ đủ điều kiện ăn chay mà lại không ăn thì làm sao có thể ban cho chúng ta giải thoát tơi cảnh giới an lạc hay xã xác thân về Cực Lạc trong khi địa ngục xương máu những con vật trong thân họ?  Phật dạy, "thời mạt phát kẻ tham lợi, làm ác nhiều, ta cần phải quán chiếu và tu tâm, niệm Phật", nhưng chẳng ai nghe cứ thấy họ nói là tin theo.


Phật có dạy mở đầu khai thị cho 5 anh em Kiều Trần Như là, "Tứ diệu đế" tất cả là khổ mà trong tứ đế, chúng ta phải nhận thức cái khổ và đi diệt cái khổ.  Đằng này chúng ta cứ chạy theo ông này, bà kia, nghe người này quán đảnh cho chúng ta, tôn vinh, đưa rước linh đình còn hơn ông Vua, bà chúa (vẫn biết chúng ta phải lễ phép, cung kính các Thầy) mong tiêu trừ nghiệp cả, chuyển hoá tâm ta sống trong giác ngộ mà chính bản thân của chúng ta chẳng bao giờ hành thực để giác ngộ thì người dẫn dắt có làm gì thì nghiệp chúng ta vẫn là nghiệp và đường giác ngộ vẫn mù khơi.  Vì vậy chúng ta thiếu quán chiếu, trãi nghiệm trong đời sống. Rồi khi chết thì vẫn là kêu tu sĩ VN ra tụng đám.  Cần thì chạ tới chùa VN kêu gọi nhưng khi các thầy có khóa tu thì chẳng con ma nào đi cho là "tui tu theo mật tông".


Thường thì khi con người đau khổ hay vì một lý do nào đó thì hay tìm đến chùa chiền, nhà thờ, v.v..  đến các tu sĩ để mong được sự giải thoát, và rồi chìm sâu vào sự tôn kính thiếu quán sát, lăn lộn vào cái lời nói tôn vinh .... để rồi khi hiểu ra thì .... trách là người tu vầy, người tu  "hổ man" khác, người điều hành vầy, kẻ điều hành khác.  Mặc khác, nếu gặp đúng chân sư thì khi chúng ta được xong việc thì qua cầu rút ván, khi nào gặp nạn nữa thì tìm về than thở tiếp (tập mấy nhỉ ???? hihihihi).    Vì thế, người phật tử chúng ta cần nhất phải hiểu biết về lối sống tâm linh của chính bản thân mình. Đừng nghe nói hành giả này trãi nghiệm truyền quán đảnh thì ta tôn sùng chạy theo mà quên đi cái chân tâm chánh trong bản thân ta (cái Ông Phật vàng ngồi ngay trong tâm mà mà không chịu đánh bóng, tôn thờ, khổ thiệt!).


Bất cứ một cái gì cũng vậy, khi ta học thì phải thực hành.  Ngay cả đời sống hằng ngày, ta đi học thì phải hành (làm bài tập, thực tập) thì mới có kết quả tốt.  Ta đi làm thì cũng trãi nghiệm làm việc trong cuộc sống nhất là thời đại tân tiến mỗi ngày đều thay đổi để vươn lên. Chứ không phải ta đi học rồi cho là "thầy dạy ta đậu rồi" mà không cần học hay hành cũng đậu, lúc đó cũng đậu mà đậu cành cây.  Thì trong khoá học thầy có dạy hay quán đảnh 100 vị Bồ Tát, 100 vị hộ Phật, v.v.. ta cũng chẳng bao giờ thành tựu hay giác ngộ, do đó, chẳng qua chúng ta nghe một đàng cho thành một nẽo rồi cung phụng hành giả hay một hội tu thiền, hội pháp nọ....v.v... Tất cả đều phải do sự hiểu biết, tu tập mà tự mình thực hành thì mới đi tới con đường giác ngộ, không ai có thể xoá đi cái nghiệp của chúng ta bằng bất kỳ một quán đảnh nào hết.  Đừng nghỉ rằng khi ta được quản đảnh thì ta hết nghiệp.  Hay "một nghi lễ đặc biệt có công năng pháp huy thiện nghiệp, tài lộc dồi dào".   Không ai có thể nói "tui không còn nghiệp", "sau quán đảnh này hết nghiệp mang phước báu trong đời" trong khi đó thì nghiệp thì đầy dẫy theo ta.  Hay ai có thế biết được tài lộc dồi dào? Bao nhiêu Thầy sống là nhờ sự cúng đường của đàn na tín chủ là do các Thầy tu họ vì muốn phước mà cúng dường để cho các Thầy tu học và truyền đạt pháp lý chứ không vì một nghi lễ mà họ có tài lộc được hết.  Nhờ cúng dường họ được phước báo và tùy theo duyên quả mà được. Còn nghiệp thì chu choa ơi .... 3 chìm 7 nỗi ngàn cái linh đinh vì thế ăn thua phước phần mình làm chứ không có nghi lễ nào của ai cho mình hết.


Năm rồi vào dịp Tết, cho hai vợ chồng vô chùa lể Phật đầu năm, sư cô cũng ban phước lành. Trên đường về tới nhà, bà vợ gọi sư cô nói "ông chồng đi rồi" nhờ xé khăn tang. Hay mới vừa quán đảnh xong, chạy về nhà, đụng xe cái rầm, nằm nhà thương chẳng biết trời trăn. Chết không xong mà sống không xong.  Thử hỏi cái nghiệp ta còn hay chăng?  Ngay cả vị tu sĩ hay hành giả làm lể quán đảnh cho chúng ta ... đường đi chưa tới cuối cùng thì không thể nào biết được nghiệp cả đi về đâu.  Nên ta chú tâm và hành theo lời Phật dạy, sống nên biết quán chiếu, bố thí và thực hành ngay chính bản thân ta thì nghiệp từ từ từ giải, chuyện lớn có thể hoá nhỏ, và nhỏ hoá không (không dám nói hết!).



Các vị có thấy HT Thích Nhật Hạnh không?  Ngài tu thế nào, thực tập ra sao, hẳn ai ai trong chúng ta cũng mến tài, phục đức của Thầy.  Bên trong thầy làm gì ai biết?   Thầy dạy chúng ta thiền thế nào mà rồi thì khi nghiệp tới Thầy cũng nằm đó thì có ai có thể nói các tu sĩ hay hành giả Mật Tông quán đảnh cho chúng ta sẽ được mọi phước lành, hết nghiệp cả không?   Xin quý vị tập suy luận và lắng nghe cho kỷ lời pháp của Phật dạy.  Ta đi tu học và quán chiếu lời dạy và hành chứ đừng ùa theo rồi sau này khổ không biết kêu ai đây?  Nên học tập, minh chứng (y như chứng minh hình tooán học) vậy.  Trong một bài toán thì cũng có nhiều phương trình để giải.  Pháp tu cũng vậy, cũng nhiều lối tu để chứng đắt.   Đừng nghe không mà không nhìn để hành.   Ngay cả Phật ngày trước cũng có nói, lời của Phật cũng không nên tin mà phải nghe, nhìn để thực hành. Thực hành có được thì đó là lời Phật đã dạy, còn thực hành không được thì đừng cho là Phật dạy sai, tội nghiệp cho Phật lắm chứ?


Vì thế cho nên dùng câu thông báo thì phải dùng cho đúng, đừng tân bốc hành giả này, hành giả kia mà quên rằng mình là người Việt Nam, là một Phật Tử của Phật thì hãy cẩn thận lời thông báo, kêu gọi của mình nó sẽ quyết định những gì bạn sẽ gặt mai sau.  Trong chúng ta ai ai cũng nghe câu chuyện một vị bác sỉ tìm tân giám đốc và ông ta đưa cho các y tá của ông ta một hạt giống .... đã nấu chín?  Nếu chưa thì xin tìm lại trong blog để đọc.

"
* Nếu bạn gieo thành thật, bạn sẽ gặt lòng tin.
* Nếu bạn gieo lòng tốt, bạn sẽ gặt bạn hữu
* Nếu bạn gieo khiêm tốn, bạn sẽ gặt vĩ đại
* Nếu bạn gieo kiên nhẫn, bạn sẽ gặt mãn nguyện
* Nếu bạn gieo quan tâm, bạn sẽ gặt viễn tượng
* Nếu bạn gieo chăm chỉ, bạn sẽ gặt thành công
* Nếu bạn gieo tha thứ, bạn sẽ gặt hòa giải
"

Là ban điều hành hay tu sĩ cũng như hành giả, sống sao mà không để tiếng thị phi thì đó là điều tốt... Vung trồng những phước báu, làm lợi cho tha nhân, duy trì Phật pháp chứ đừng dùng Phật pháp làm lợi cho bản thân và cho là duy trì chánh pháp, nâng cao tinh thần Phật học thì chờ về "quê" mà nói với Diêm Vương, thà là bên ngoài sống với bản năng sai trái mà ít tội hơn.


Nói chung một lớp học hay một khóa tu nào cũng vậy, ta nghe/học thì phải thực hành lời khuyến tu. Trao dồi cho bản thân ta, thực hành đúng pháp và bố thí ba la mật đó là lời Phật dạy, đừng bóng bẫy chạy theo từ ngữ và rồi ta chẳng hiểu nó là gì và cho đó là thanh cao và "tu học" chỉ là chữ sơ sài không mang nỗi cho chúng ta con đường giải thoát vì khoá tu không mang "phước báu" cho ta, không "quán đảnh" cho ta về cõi Niết Bàn...  Phật pháp chưa chết chẳng qua chúng ta phải coi xét và phán đoán ai dạy khoá tu đúng, ai dạy sai.  Đừng nghỉ rằng tu sĩ hay hành giả Việt Nam làm sai mà chưa từng nhìn thấy các tu sĩ cũng như hành giả khác làm sai.  Và điều chánh nhất là phước báu do ta tạo chứ chẳng ai cho ta.   Hãy suy nghĩ về điềunày một hay chút phút nha.

No comments:

Post a Comment