Sunday, July 5, 2015

Mẹ quái vật ơi, đừng chết!!


Phải chăng cái nghiệp oan gia đang đòi ở kiếp nào ta đã vay?  Một khi nghiệp dấy đòi thì chỉ biết cầu nguyện mà thôi.  A Di Đà Phật, cầu cho người phụ nữ này sớm được giải thoát khỏi nghiệp. Satu! Satu!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

"Mẹ quái vật ơi, đừng chết”!! 


Mắc một chứng bệnh quái ác, chị Lý Mùi Xiên (Sn 1966, trú tại Bản Phát, xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, bỗng nhiên trở thành “quái vật” chỉ trong một thời gian ngắn. Gương mặt bị biến dạng, và sưng phồng như tê giác, hai mắt không nhìn rõ đường vì trợn ngược lên trên. Cuộc sống của chị Xiên bị đảo lộn hoàn toàn. Mọi người trong làng không ai dám lại gần chị, và gọi chị với biệt danh: “Bà quái vật” !.

 Khuôn mặt dị dạng xuất hiện, khi bà Xiên trải qua những cơn đau răng khủng khiếp từ hơn 20 năm trước. Cũng vì hoàn cảnh éo le không có tiền chữa trị ên từ 2 u nhọt nhỏ đã lớn dần thành hai khối u khổng lồ, biến khuôn mặt bà như “gương mặt quỷ”.

Nhìn bà Lý Mùi Xiên (SN 1966, trú tại Bản Pát, xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) khuôn mặt xuất hiện 2 khối u khổng lồ hình bầu dục, không ai là không cảm thấy xót xa, chạnh lòng, và nhiều khi có người không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt của bà Xiên nữa .

 Trong ngôi nhà nhỏ nằm nép mình vào sườn núi là cuộc sống bất hạnh, tủi cực của bà Xiên. Khuôn mặt bà nổi lên 2 khối u khổng lồ song song từ cằm lên hai mắt, khiến mũi bà bị bịt kín hoàn toàn. Đặc biệt là hai mắt bà lồi ra như sắp muốn nổ tung khỏi khuôn mặt, vì không chịu nổi sự hành hạ của khối u khi trái gió trở trời .

 Cuộc sống của bà chỉ lủi thủi quanh bốn vách nhà, và dường như tách biệt với cuộc sống bên ngoài, không tiếng nói, giọng cười, và bà lúc nào cũng chỉ lùi lũi trong xó nhà. Chúng tôi đến gặp bà khi cơn mưa phùn đang trút từng cơn nặng hạt, từ quốc lộ 34 đến nhà bà phải mất hơn 60km đường “ổ gà, ổ voi”. Dù đã được người dân địa phương nơi đây giới thiệu trước, nhưng chúng tôi không khỏi bị “sốc” khi tận mắt được gặp bà.

 Gia đình chị Xiên thuộc nhà nghèo nhất huyện. Ngay cả con trâu duy nhất còn lại cũng đã đem bán để xuống bệnh viện Thái Nguyên khám bệnh. Sống ở một vùng quê nghèo xa xôi của tỉnh Cao Bằng, chị Xiên gặp không ít khó khăn trong việc chữa bệnh, và thay đổi định kiến của nhiều người về mình. Nhìn gương mặt cứ ngày càng sưng phù lên của chị, không ít người phải ngậm ngùi .

 Chẳng còn ai dám lại gần chị ngoại trừ cô cháu gái nhỏ.

 Với vẻ mặt ái ngại, bà ngồi khép nép mình cạnh cột nhà, sau một hồi được con trai bà là Hoàng Xùn Kinh (SN 1993) khuyến khích, thuyết phục bà dần lấy lại bình tĩnh, bà mới hé mở nỗi lòng của mình với chúng tôi về số phận bạc bẽo của mình. Bấy lâu nay dân ở chốn thâm sơn cùng cốc này vốn thường đặt tên cho bà một cái tên đầy cay nghiệt: “Người đàn bà mang gương mặt quỷ”.

 Cũng như bao thiếu nữ người Dao khác, bà Xiên là một thiếu nữ đẹp người đẹp nết. Vẻ đẹp của thiếu nữ người dao nổi tiếng khắp núi rừng khiến bao chàng trai mê mẩn. Rồi bà lấy chồng là ông Hoàng Thuồng Pào (SN 1967) có 4 người con.

 Những tưởng cuộc sống của bà sẽ đầm ấm hạnh phúc bên gia đình, khi vừa sinh con thứ 3 bà bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau răng liên tục. Bà tưởng nó chỉ là những cơn đau răng bình thường, nên chỉ dùng lá cây rừng sắc uống, hoặc đắp vào chỗ đau, nhưng hai bên má của bà bắt đầu xuất hiện triệu chứng sưng húp lên.

 Hai bên má bà luôn xuất hiện cảm giác nóng hừng hực không ngớt, cảm giác đau nhức vô cùng. Gia đình bà vội mời thầy lang đến cúng vái, nhưng chỉ tiền mất tật mang.

 Gia đình lúc đó không có gì ngoài một con trâu gầy, nhưng vẫn phải bán với suy nghĩ còn nước còn tát, có ít tiền từ bán trâu gia đình đưa bà xuống bệnh viện tại Thái Nguyên. Khám được hơn 3 tuần, các Bác sĩ cho biết:  khối u không thể mổ, vì nếu mổ bà sẽ chết. Nhận được hung tin cả gia đình chẳng ai nói gì, chỉ biết đưa bà về phó mặc số phận cho ông trời được sống ngày nào hay ngày đấy thôi .

 Nhìn thân thể gầy gòm của bà với hai khối u khối che kín khuôn mặt, đã hành hạ bà hơn nửa đời người, như con rắn độc âm ỷ trong người bà, và luôn sẵn sàng tiết ra “nọc độc” những hôm trái gió, trở trời, hai khối u ấy lại sưng căng lên đỏ au, mà mỗi lần chạm vào đau buốt, rát vô cùng: “Ban đầu chúng chỉ to như hạt ngô, nay thì đã to bằng cái bát căng như hình bầu dục, nếu chúng vỡ tung ra chắc tôi sẽ chết !”, bà Xiên chua chát chia sẻ.

 Từ ngày bị khối u đeo bám trên khuôn mặt, bà Xiên không còn khả năng lao động mọi việc từ sinh hoạt, làm nương rẫy đều trông cậy vào chồng. Bà Xiên chia sẻ: “Lên nương, làm rẫy quen rồi, giờ ngồi 1 chỗ với khuôn mặt đau nhức triền miên, không bẻ nổi bắp ngô, con cái tôi không thể chăm sóc. Cha chúng nó khi lên nương đành địu đi theo, để ở các hốc đá,  đói thì bón mèn mén, chuối cho ăn. Nghĩ đến cảnh đấy, lúc đó tôi chỉ muốn chết đi cho rồi, nhưng vì thương chồng, con lại thôi !”.

 Nhưng có lẽ, đau đớn hơn cả vẫn là sự dè bỉu của người đời đối với căn bệnh lạ của bà. Ban đầu không ai dám vào gần bà vì sợ lây, ai nhìn thấy bà đều cố tính lảng tránh, gán gép cho bà với tên gọi đầy xót xa “mặt quỷ”. Nhưng rồi, thời gian qua đi họ cũng dần hiểu, và cảm thông cho số phận hẩm hiu của bà, cái tình làng nghĩa xóm ấy lại ùa về, khiến bà cũng dần vơi bớt đi nỗi cô đơn.

 Anh Triệu dũng Sơn (25 tuổi) trưởng ban mặt trận xóm Bản Pát cho biết: “Bản thân bà Xiên mắc phải căn bệnh lạ xưa nay hiếm, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ban đầu không ai dám lại gần bà ai cũng khiếp vía vì sợ hãi. Nhưng nay chúng tôi ai cũng thông cảm, khích lệ, và cũng chỉ giúp đỡ bà Xiên được phần nào. Rất mong các nhà hảo tâm, tổ chức tạo điều kiện giúp đỡ cho bà để bà được sống những chuỗi ngày hạnh phúc trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời”.

 Hãy khiến người bạn yêu cảm thấy thoải mái nhất, chứ không nhất thiết phải tỏ tình theo những cách khiến người ấy “bực mình”.

 “Tôi không dám ước mong điều gì xa vời, chỉ mong sao hai khối u đang nặng trĩu trên mặt tôi không bị vỡ bung ra, để có nhìn thấy mọi người trong những năm tháng cuối đời còn lại”, bà trầm ngâm chia sẻ."


alt

alt

alt

alt

alt


No comments:

Post a Comment