Monday, March 30, 2015

Thiện - Ác Tri Thức



Trước Tết nhân dịp Thượng Tọa Thích Phước Tiến hoằng pháp tại Mỹ, chị bạn cũng có nêu vấn đề “thiện tri thức” hỏi Thầy, nhưng vì tuyết bão ở VA rơi nhiều quá cho nên câu hỏi bay vèo theo cơn tuyết thế cho nên Thầy không trả lời.  Có cắt nghĩ nhưng chị chưa chịu và nói để viết cũng không rãnh ngồi xuống để viết cho tới mấy ngày nay cứ nghe ra, vô bàn bạc về  “thiện tri thức” là ai rồi cho người làm ác chính là thiện tri thức, sẳn hôm nay xí xọn nên ngồi bàn thảo vậy.

Câu hỏi mà chị bạn đưa ra như sau (nếu nhớ không lầm, "trong kinh Địa Tạng, (hèn chi hỗm rày tui phải gieo duyên phát tâm ấn tống kinh Địa Tạng, hihih) phẫm thứ 4 có nói nàng Quang Mục bán hết tài sản để cứu mẹ.  Người mẹ lúc sanh tiền hay ăn những con cá con, cá trạch và không tin tam bảo, v.v... bà đôi khi làm những chuyện không phải với chánh kiến, vậy thì Mẹ của nàng Quang Mục có phải là thiện tri thức của nàng Quang Mục không?"  Điều này, nhìn xa thì cũng gần là vậy nhưng không hẳn là câu trả lời bà là "thiện tri thức" của nàng Quang Mục.  Bà chỉ là nguyên nhân dẫn cho nàng Quang Mục hướng thiện, đi tìm sự giải thoái cho bà và bản thân để hóa giải những tội lỗi gây ra.  Hay nói cách khác mẹ của nàng Quang Mục là "ác tri thức" nhưng cái ác của bà không đến nỗi tạo tác thù hằn, chiến tranh khiến cho bao dân tình khốn khổ mà cái ác của bà đã tạo cho nghiệp ăn những chúng sanh trong loài thai sanh, noãn sanh.  Thực chất thì nói bà không có giáo hóa hay dẫn dạy nàng Quang Mục hành thiện tích đức, bố thí ba la mật, v.v.  Do vậy bà không phải là thiện tri thức của nàng Quang Mục được mà chỉ là cái nguyên nhân khiến tỉnh cho nàng Quang Mục đi tìm con đường giải thoát vì lòng thương mẹ và muốn cứu cho bà ra khỏi tam đồ mà thôi.

Còn có chị nói, "cha của chị thời sanh tiền không làm gì ách nhưng sao giờ cứ phải chịu đau khổ, không chết mà cũng không sống vui khỏe mạnh, cứ nằm liệt và ăn uống không được v.v... vậy rồi gia đình chị vì ba mà tích đức vậy thì ba chị có phải là thiện tri thức của tụi chị không?"  Mô Phật!  Trả lời cho đây cũng là Không.  Tuy bác là người ngay thằng ở đời những bác không có khả năng dạy hành pháp hay giáo huấn cho người khác hay trong nhà phải theo chánh pháp của Phật/Chúa, v.v.. tu hành, bố thí ba là mật, thọ trì giảng nói, biên chép đúng cho người tu hành, hoặc chỉ cho ta pháp khởi căn lành, xoay tâm tà của người để thành chánh giác, hay làm lợi cho bao nhiêu người chưa? Vì thết chưa thể gọi bác là thiện tri thức.  Huống chi, bác nằm một chổ là cái nghiệp từ kiếp nào đã tạo không chỉ là ở đời này, thành ra phải nhìn coi là nghiệp ở kiếp nào. Phật có dạy, "nhìn kiếp này để biết kiếp trước, và muốn biết kiếp sau thì ta phải hành thiện ở kiếp này".

Chúng ta phải hiểu "thiện tri thức" là gì? và "ác tri thức" là gì?  chứ không phải lúc nào ta vì ai hướng thiện,  gieo duyên bồ thí, xây chùa, đắp miễu, xây cầu làm lội hồi hướng vì người đó thì cho họ là thiện tri thức của ta.  Ta vì lòng thương, hiếu thảo muốn báo đáp ơn sâu, tìm đường giải thoát cho người.  Nếu ta không có lòng câu giải thoát cho họ hay cho bản thân thì có ai được giải thoát không?  Và những điều hướng thiện đó do ai chỉ ta mà có? Người chỉ bảo cho ta làm điều hay, lẻ phải, giúp đở cho ta thoát nghiệp quả cũng như hồi hướng cho thân nhân quá vãng hay chuyển đổi ta từ mê qua ngộ đó mới là người thiện tri thức.  Xin đừng đọc kinh rồi cứ thấy bản thân ta đi làm những phước thiện, chuyển hóa đau khổ cho người quá vãng hay người đang mang căn nghiệp nằm một chổ thì cho người đó là thiện tri thức của ta.  Có rất nhiều người biết cha mẹ mình thời sanh tiền làm những điều không phải, và khi cha mẹ họ mất rồi thì cứ phát tán ăn chơi, giết hại muôn vật cầu cúng giỗ quải, chẳng cầu phước báu thì cũng bằng thừa.  Hay có người chỉ ôm lòng bỏn xẻn ngay cả bản thân còn không dám ăn mặc hà huống là cho người khác. Còn có người nói, "lúc sống lo, chết rồi thì thôi."  Do vậy, chẳng qua chúng ta là người đã từng nghe pháp và muốn thực hành pháp để cầu giải thoát cho người thân cũng như cho bản thân nên mới hạ quyết tâm cầu thỉnh "thiện tri thức" để tìm sự an lạc cho người quá vãng.

Mặc khác có nhiều khi người thiện tri thức nói cho ta những lời hay, lẻ phải mà bản thân chúng ta vì cái "Ta" hay còn cái danh vọng, sân, si, nghe không lọt lỗ tai cho họ nói điều đó là sai, chẳng tin khuyến sách tinh tấn thì điều đó là duyên khai ngộ chưa đến.  Như chuyện của Hòa Thượng Liên Hòa và Hoàng Cô, cả đời Ngài tu hành cho chánh pháp nhưng vì nghiệp duyên ái ràng buộc, cho dù có cố gắng nắn nót Hoàng Cô bao nhiêu thì cái "Ta" của Hoàng Cô cố chấp cao bấy nhiêu, để rồi Thầy phải dùng lữa tam muội thiêu đốt mình để dứt khoát cảnh duyên ái. Rồi thì sao? Thiện tri thức của Thầy cũng không trấn tỉnh Hoàng Cô, rốt cuộc Hoàng Cô cũng đeo đuổi quyết chí theo Thầy tận chân trời dù biết rằng hồn Thầy về cát bụi vô minh.  Điều này cho ta thấy, không phải chỉ dạy cho người tu hành tìm đường giải thoát là dể dàng.  Dù thiện tri thức dạy ta điều hay, lẻ phải, v.v.... nhưng rồi vô minh vẫn là vô minh.

Thiện tri thức theo tiếng phạn là Kalya2namitra hay là kalyanamitta.  Phật có dạy một tỳ kheo, một thiện tri thức hay còn gọi là thiện hữu tri thức tức là người đồng hành với ta trong chánh đạo. Từ một vị này chỉ bảo cho ta tinh tấn tu học bát chánh đạo để giải thoát và chuyển tại từ một việc xấu sanh tốt; từ sự khổ đau tìm đến an lạc cho mình và cho người.  Điều cần nhất là làm vô lượng lợi ích cho tất cả chúng sanh. Vì vậy, người thiện tri thức cũng có thể là thầy giáo huấn ta, cha mẹ, anh chị em, hay bạn bè, đồng dạo chỉ dạy cho ta con đường giác ngộ.  Có 3 thiện tri thức như sau:

  1. Là người có khả năng hướng dẫn, dạy dổ trên con dường tu hành, khéo thuyết giảng pháp, giúp đở sâu sắc phương thức tu tập như bậc thầy thì gọi là Giáo Thọ tri thức.
  2. Là người đồng tu, đồng hành với ta trên mọi bước đường làm thiện, khuyên bảo ta những điều hay khi ta sai, động viên, kích lệ, sách tấn lẫn nhau, v.v.. thì đó là Đồng hành tri thức.
  3. Là người giúp cho những tiện nghi, tạo điều thuận tốt, an ổn cho ta tinh tấn tu hành thì gọi là Ngoại hộ tri thức.

Như ngày xưa Đức Phật lúc từ bỏ dòng Đế Thích tìm Thầy cầu đạo.  Những vị thầy dạy cho Phật con đường tu hành thì họ chính là giáo thọ tri thức tuy là những gì Phật học được không đúng theo chân lý mà Ngài muốn tìm cầu. Hay trong kinh Hoa Nghiêm có khể về chuyện Thiện Tài đồng tử cầu đạo các vị thiện tri thức. Trên từ chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến Trời, người, bất luận là ai, nếu người ấy có khả năng dẫn dắt chúng sanh bỏ ác làm lành, tìm cầu giải thoát, hướng về chánh đạo đều gọi là thiện tri thức.

Người thiện tri thức phải hội đủ 7 yếu tố:  Cho được những gì khó cho; làm được những việc khó làm, nhẫn được viện khó nhẫn, việc kính nói cho nhau biết; bảo bọc cho nhau; gặp khổ không bỏ; gặp nghèo không kinh.  Chia sẽ những lời đúng sai chứ không hùa theo ngọn gió, đốc thúc ta hay ngăn cấm ta làm những việc âm chất.

Như Đức Phật, Ngài không những là thiện tri thức mà còn là thuyết pháp tri thức. Khi Ngài đạt được chánh quả, không những đã mang những lời tốt lành giảng dạy cho chúng sanh mà còn giảng thuyết cho Mẹ của Ngài tức Hoàng Hậu Ma-Da trên cung Trời Đao Lợi song song Ngài độ cho Vua cha Tịnh Phạn.  Khi Vua chết, Ngài đã đưa vai gánh vác một phần kim quan. Do đó, Đức Phật chỉ dạy cho ta thấy rằng một thiện tri thức phải biết lo tròn cho chúng sanh, cho gia đình, và cho bản thân, đó là "Thiện Tri Thức", chứ không phải chỉ biết mình và gia đình mình, còn bao nhiêu chúng sanh thì bỏ không.  Vậy thì, chúng ta có thấy những người thân quá vãng của chúng ta đã làm được như Phật, Bồ Tát và Thanh Văn chưa mà cho họ là thiện tri thức đưa ta đến giác ngộ, giải thoát?

Còn ác tri thức tức là phản nghĩa lại của thiện tri thức.  Người hay mang những cái sai cho là đúng, tạo tác nhiều ác nghiệp (mặc dù người thân của mình chưa tạo ác cho lắm, hihihi) đưa chính bản thân họ/ta vào sự luân hồi, gây tạo những nghiệp quả.  Thí dụ như bà Mục Liên Thanh Đề tạo nhiều nghịch cảnh cho bao người mà chẳng bao giờ nghe sư khuyên lơn của Bồ Tát Mục Kiền Liên hay là Ông Bồ Đề Đạt Đa (Devadatta).  Chúng ta là con Phật thì ai ai cũng biết bà Mục Liên Thanh Đề tạo tác những gì rồi, cũng như Ông Bồ Đề Đạ Đa, tuy là đệ tử Phật nhưng ông lúc nào cũng tìm 9 phương, 10 kế hãm hại Phật và tăng đoàn.  Ông vẫn kiêu hảnh và ganh tỵ, sân tham, cầu chiến thắng, dù là kiếp trước chính Ông là "thiện tri thức" của Phật.  Ông dẫn dắt cho hàng đệ tử dèm pha, xúi dục người này, người kia tạo ra nhiều điều tội lỗi, như là xúi Vua A Xà Thế tiêu diệt cha mình, giam hãm mẹ và tiêu diệt Phật, để rồi chính bản thân ông đưa ông vào cõi địa ngục thì đó gọi là "ác tri thức".

Thí dụ khác như thời nay chẳng hạn, những người theo Taliban, cứ khuyến dụ người này hại người kia, đi ngược lại với bát chánh đạo, giết hại nhiều người dù quen hay không quen biết vì cái "TA" cái bản danh lợi muốn chiếm đoạt như Bin Ladden, Sadam Husein, v.v.. thì đây là "ác tri thức".

Xung quanh ta, hiện hữu rất nhiều bậc thiện tri thức. Vấn đề là phải sáng suốt để nhận định ra họ là ai và nương theo đó để tu tập, hoàn thiện chính mình, biết phát nguyện cứu với cho ta, cho người thân, và mọi chúng sanh y như trong kinh Địa Tạng mà Phật có dạy, "cần phải phát nguyện". Vì thế mẹ của nàng Quang Mục, cũng như ba của chị bạn chưa hẳn là "thiện tri thức" mà chỉ là nguyên nhân đưa nàng Quang Mục, cũng như chúng ta đi tìm thiện tri thức cầu giải thoát tu hành cho ta và cho người. Thành ra chưa gọi họ là thiện tri thức được.

Ta phải nhìn cai nguyên do đưa ta đi, và khi người chỉ nẽo ta đi tới ược cái nguyện vọng thì mới cho là thiện tri thức. Đừng cứ đọc kinh rồi gom hết vào cho tất cả là thiện tri thức.  Sao người đưa kinh cho ta đọc, gieo duyên những điều tốt cho ta, ta không kiêu họ là thiện tri thức?  Huống chi, ý niệm của nàng Quang Mục cầu xin cho mẹ giải thoát chỉ là trợ duyên giúp cho bà giải thoát với tỷ lệ 6/1 mà thôi. Phần công đức Quang Mục hưởng là 6 và mẹ nàng Quang Mục chỉ có 1 mà thôi.  Quang Mục cầu xin cho bà và bà ược lên làm người Phạm Chí nhưng rồi cũng phải bị đọa lại để trả nghiệp khổ trước khi được sanh cõi Trời. Bỡi vậy chánh nhân cho sự tu hành là bản thân ta mới quan trọng. Thế phải biết ta nên làm gì trước khi chết.

Còn nghiệp báo, đôi khi ta cho rằng không tạo ác mà phải chịu nghiệp khổ đau, v.v... thì ta phải nhìn coi là nghiệp gì? Tại sao ta bị vậy? Do nhân đời trước hay cái nhân tạo ở đời này mà con/cháu không biết?  Nghiệp là do quá khứ hay hiện ta đã làm, thiếu đi sự bố thí? Đừng quên Phật dạy, "mỗi bước chân ta đi là đã tạo nghiệp rồi" thành ra nghiệp tạo lúc nào ta không biết, không hay.  Hoặc, "nghiệp lục sở thành nan đào tỵ" tức là nghiệp lục một khi cột trói thì không thể thoát đi đâu hết. Chớ nên cho rằng không tạo mà phải bị vậy (Nhỏ tụi nghiệp nặng lắm à nha... huhu...), bị khác.  Là con/cháu, ta nên biết đó là nghiệp thì lo cầu xã nghiệp, không cầu sống lâu, hay 100 tuổi thọ. Sống mà nằm một chổ thì đau khổ theo cái thân hành hạ thì sống có vui không? Con cháu vui thôi, chứ người nằm một chổ, họ đau khổ lắm.  Cái đau ở trong của họ, ta không biết được cứ cầu cho họ sống lâu để dằn dặt họ làm chi?  Nhỏ tui bấm mình, thắt ruột phải để con mình ra đi vì sao? Vì cầu giải thoát cho nó và cho chính mình.  Nghe nó rên, nó khóc mà mình cũng oặn từng khúc ruột lắm chứ? Xin đừng níu kéo, càng muốn giữ họ thì chính mình sống trong lo sợ và họ sẽ sống mãi trong đau khổ.  Mình không phải đau nên mình không am tường. Vì vậy đừng vì lối sống ích kỷ của mình, tạo thêm cái nghiệp cho họ cũng như cho mình.  Đôi khi ta mất đi người đang tồn tại còn đau khổ hơn mất đi người đã chết.  Hồi đó nguời cậu còn sanh tiền có nói, "cơn đau hành hạ thấy mấy ông trời". Cha/thầy của Đại Đức Thích Pước Tiến cũng có nói, tuy ông là người tu và hay khuyên người khác niệm Phật, vậy mà lúc cơn đau hành hạ, ông không niệm được 4 chữ "A Di Đà Phật" mà nhờ thầy Tiến niệm Phật dùm.  Do vậy, khi nghiệp nó tới dù ta có muốn niệm Phật cũng không được.  Viết tới đây mới nhớ tới thằng con, khi căn bịnh hành hạ, dù bên trong đau, rên siết vậy mà cũng nằm quỳ trước bàn Phật không thối chuyển.  Chúng ta cũng biết, Ngài Mục Kiền Liên dù có lục thần thông mà cũng không tránh cái nghiệp của Ngài bị đá đè thì làm sao ta biết người thân của chúng ta không làm gì tội?

Có lời nói của sư Thầy Thái Lan:

"Trái tim tuy bé nhỏ nhưng khi đã tới đường cùng, mọi thứ thì không ai có thể cứu. Hãy biết chấp nhận nghe theo tiếng gọi của Trời. Điều đó chỉ là tra tấn mình và nười.  Xin hãy tha thứ cho người ra đi tự tại sẽ nhẹ đôi bên." Ta đừng dùng tấm lòng lý, tình, bỡi, bị níu kéo cho thể xác họ càng đau hơn.

Sinh ra từ nguyyên nhân
Mọi sinh vật đều có nhân quả
Tạo ra từ cái quả
Mọi việc điều có báo ứng, dù sớm hay muộn.

CTDN



No comments:

Post a Comment