Đức Daila Lama thứ 14 cũng có nói, "Đạo nào mang đến sự thương yêu và không thù oán thì đạo đó là đạo tốt nhất". Nếu hiểu được thì hà tất phải tranh cải làm gì cho mệt. Mỗi con người, ai ai cũng có quyền đòi hỏi theo cái đạo của họ đang tôn sùng. Nhưng bản chất vẫn là bản chất của sự trường tồn theo tôn giáo không bao giờ thay đổi. Nhưng nên nhớ rằng đấng tạo hoá là ai? Đấng tạo hoá cũng là con người như chúng ta có điều Họ đã thành một bậc thánh nhân và tiếp tục dẫn dắt cho chúng ta đi theo con đường thiện và để được như Họ mà thôi.
hung vu viet:
hung vu viet:
Tất cả chúng ta đều là những con người sống chưa tới
100 tuổi, trong khi vũ trụ đã có hàng chục nghìn năm rồi nên không ai có thể chứng
kiến tận mắt những gì xẩy ra từ khởi thuỷ, mọi suy đoán điều do chủ quan cuả mỗi
cá nhân không phải là chân lý chung cho nhân loại và bắt mọi người phải tin
theo, vì vậy mới có nhiều tôn giáo, nhiều chủ thuyết, nhiều giáo lý được trình
bầy để cho mọi người suy nghĩ, tìm hiểu, cảm nhận như thế nào mà tin theo...đa
số những người tin theo một tôn giáo nào đó là do cha mẹ sinh ra truyền dậy
thành lề thói mà tin chứ không tự mình suy xét tìm hiểu cho rõ ràng tôn giáo
mình tin theo nó như thế nào... cho nên chúng ta ra sức bảo vệ tôn giáo mình
theo chỉ để chứng tỏ mình làm đúng nhưng thực chất không mấy người hiểu được cội
nguồn ý nghiã tôn giáo mình tin theo mang ý nghiã gì ...vì quan điểm cuả mỗi
người đều là cảm nhận chủ quan cuả cá nhân nên không phải là chân lý chung cho
nhân loại, vế thế không cần phải đả kích nhau nếu quan điểm đó khác với suy
nghĩ , niềm tin cuả mình...chứng minh:- nếu không có cha mẹ mình sinh ra mình
thì minh không có, nếu không có ông bà sinh ra cha mẹ mình thì cha mẹ mình
không có, vậy người đầu tiên là ai?, loài người có thể gọi là Thượng Đế hay
không?...- nếu không có cây cam thì không có trái cam ... nhưng ai tạo nên cây
cam?- nếu không có con gà thì không có trứng gà ... vậy ai tạo nên con gà? Mọi
vật dụng con người đang dùng đều do bàn tay con người làm ra ... cái nhà, cái
xe, máy bay, tầu thuỷ, lương thực, vật dụng các loại, vàng bạc, sắt
thép .v.v... nếu con người không tạo ra
tự nhiên nó có được không ???
Như vậy Đạo
là tôn thờ Thượng Đế, đấng sáng tạo ra vũ trụ, vận vật ... giống như con người
cậy dựa vào cha mẹ để tìm nguồn hạnh phúc, để được che chở, để được an vui, để
được chúc phúc ban phát ơn lành, để là chỗ dựa tinh thần khi đau khổ, để tìm sự
ủi an khi gặp bất hạnh, khi đau ốm, khi đối diện với cái chết vẫm cảm nhận được
sự bình an, hạnh phúc trong tâm hồn mà không sợ hãi , để luôn hướng về điều thiện,
để nhận biết cuộc đời là tạm bơ không nên tham lam mà chém giết lẫn nhau để
giành giật cái vật chất sẽ hư mất
.v.v... nếu tất cả đếu hiểu như vậy thì may ra thế giới sẽ có hoà bình, hy vọng
như vậy vì con người có linh hồn để nhận biết điều tốt lành, nhưng cũng còn cưu
mang theo một thể xác đam mê vật chất để sinh tồn, để
hưởng thụ luôn hướng về vật chất nhục dục,
vì con người là một thể xác nuôi dưỡng chính mình trong đó chứa đựng một linh hồn,
khi linh hồn rời khỏi thể xác thì thể xác đó sẽ chết ...
Tôi với tư cách cá nhân muốn được thảo luận với vị
TCLAHAULA, trong sự hiểu biết giới hạn cuả tôi, dĩ nhiên cuộc thảo luận có thể
kéo dài vì không thể nói một lần mà đầy đủ được hoặc có nhiều câu hỏi mới nẩy
sinh.đề tài: Đạo nào cũng
là Đạo. Nói đến Đạo là nói đến đời sống tâm linh ( là linh hồn mà mắt thường
không thấy được gọi là cõi vô hình, đó là sự nhận biết cuả lý trí ) con vật
khác con người là không có lý trí nên con vật chỉ có giác ( xác ) mà không có hồn.Đời
sống thể xác con người gồm các lãnh vực: chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế,
quân sự, văn học, thể thao, văn nghệ, giải trí, du lịch .v.v... ( đời sống thể
xác con vật không giống như con người chỉ có sinh tồn: tìm cái ăn để sống, tới
muà sinh san ).Trước hết chúng ta cần định nghiã : Đạo là gì? bởi vì khi thảo
luận định nghiã Đạo là gì xong và khi đã đồng ý với nhau Đạo là như vậy thì ta
sẽ có câu trả lời chính xác
có phải Đạo nào cũng là Đạo không?
1- Đạo
là con đường dẫn ta đi tới cái đích:
chân lý, sự thật, hạnh phúc, lễ nghiã
2- Đạo
là thờ phụng: Thượng Đế, Ông Trời, Thần Linh, Tổ Tiên, Ông Bà Cha Mẹ
3- Đạo
là chuẩn bị một cuộc sống khác sau khi thể xác chết và thân xác trở về
tro bụi...
tro bụi...
4- Đạo
là nhân cách con người: nhân từ, yêu thương, từ bi, bác ái, vị tha, cứu giúp, từ
thiện, ân xá, tha thứ, khuyên bảo giáo dân ăn ngay ở lành tránh xa điều ác ...
5- Đạo
là tu thân, diệt dục ( tu là cõi phúc, yêu là đau khổ xa lánh nhục dục
)6- Đạo là hy sinh bản thân để đi giúp đỡ: người bịnh tật, trẻ thơ bị bỏ
rơi, giúp những người gặp bất hạnh ( bịnh viện, cô nhi viện, trường học, viện dưỡng lão, trường dậy nghề )
)6- Đạo là hy sinh bản thân để đi giúp đỡ: người bịnh tật, trẻ thơ bị bỏ
rơi, giúp những người gặp bất hạnh ( bịnh viện, cô nhi viện, trường học, viện dưỡng lão, trường dậy nghề )
Tâm Diệu biên soạn:
Có người cho rằng “đạo nào cũng là đạo”. Câu nói này thoạt nghe qua có vẻ hợp lý và là một ý tưởng hấp dẫn. Nếu hiểu theo một cách đơn giản, trong phạm trù luân lý đạo đức
là đạo nào cũng dạy con người làm lành tránh dữ, thì câu này rất hợp lý. Tuy
nhiên, chúng ta cần phải suy xét và nhận định lại quan niệm đó qua lăng kính
tôn giáo. Trước hết có thể nói ngay rằng câu “đạo nào cũng là đạo” hay “đạo nào
cũng tốt” chỉ là một câu nói xã giao thông thường hoặc để làm vừa lòng khách,
vui lòng bạn hay có thể do sự thiếu thông tin về sự khác biệt giữa các tôn
giáo. Trong phạm vi bài này người viết thu gọn về sự khác biệt căn bản giữa hai
tôn giáo lớn có đông đảo tín đồ tại Việt Nam là Kitô Giáo [01] và Phật Giáo để
giúp cho những người đang đứng ở giữa ngã ba đường tầm Đạo với ấn tượng đạo nào
cũng tốt để nhận thấy con đường nào phải lựa chọn. Việc chọn lựa là quyền của mỗi
người. Dĩ nhiên mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.
Người viết chỉ xin chúng ta suy nghĩ đến sự thật. Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần
ghi nhận rằng, Phật Giáo là một tôn giáo hoàn toàn khác biệt với các tôn giáo
khác trên thế giới về mặt tư tưởng triết học. Phật Giáo không chấp nhận giả
thuyết có một vị Trời hay một vị Thượng Đế sáng tạo, không có giáo điều, không
có một linh hồn bất tử vĩnh hằng, và không có một đấng quyền năng sáng tạo nào
ngự trị trong cái gọi là định mệnh hay số mệnh của mỗi con người. Vì thế, điểm then chốt trong việc phân biệt giữa
Phật giáo với các truyền thống tín ngưỡng lớn trên thế giới là vấn đề có hay
không một Đấng Sáng Tạo?
Đối với Phật giáo, ý niệm về một “nguyên nhân đầu
tiên” không hề được đặt ra để lý giải do bởi ý niệm về tánh không và duyên khởi.
Điểm khác biệt căn bản đầu tiên giữa hai đạo là Niềm Tin Tôn Giáo: Đối với Kitô
Giáo, Đức Tin là cốt lõi của đạo. Nếu không tin thì không thể trở thành một
Kitô hữu được. Không tin thì không thể thực hành những gì mà đạo Kitô đòi hỏi
được. Đức Tin được ghi trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's
Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính. “Tôi tin kính Thiên Chúa, là Cha toàn
năng, là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. [02] Đối với
Phật Giáo, vị sáng lập tôn giáo này – Đức Phật Thích Ca – khuyên những người muốn
theo Ngài chớ có tin một điều gì chỉ vì điều đó đã được một bậc đạo sư của mình
nói ra, được phát xuất từ nơi có uy quyền, được kinh điển truyền tụng hay theo
truyền thống từ xưa để lại; mà phải dùng lý trí và sự thông minh của mình để cứu
xét và chỉ chấp nhận điều gì khi đã trải nghiệm được hạnh phúc an lạc. Ngài nói
rằng “Ta không dạy ai đến để tin, nhưng đến để thấy và thực hành”. Điều này đã
khuyến khích những người muốn đi theo Ngài hãy nghiên cứu kỹ càng những lời dạy
của Ngài và để cho họ tự do quyết định là có nên chấp nhận những điều chỉ dạy
đó không. Ngài không bảo ai đến và chấp
nhận tôn giáo này nếu họ chưa hiểu những lời dạy của Ngài.[Kinh Kalama] [03].
Nói gọn lại Kitô Giáo là tôn giáo của “đức tin” (faith) và Phật Giáo là tôn
giáo của “lý trí” (trí tuệ). [4] Điểm khác biệt thứ hai giữa Kitô Giáo và Phật
Giáo là quan niệm về giải thoát. Đối với Kitô Giáo, thì sự giải thoát là sự
"giải thoát khỏi tội lỗi qua một Đấng Cứu Rỗi". Giáo lý giải thoát
này được đặt trên căn bản một số tín điều mà các tín hữu Kitô Giáo phải tin, và
đức tin này là tuyệt đối, bất khả tranh cãi, bất khả luận bàn. Vì thế muốn được
giải thoát, tín hữu Kitô Giáo phải tin vào nhiều tín điều được ghi trong Kinh
Tin Kính của các Tông đồ (Apostle’s Creed). Chúa Giê-xu là nền tảng, là Tác giả
và là Đấng duy nhất có quyền ban cho sự Cứu Rỗi (Rôma 3:24, 25; 5:21; Công Vụ
4:12; Hêbơrơ 12:2).
Những ai không tin nhận Chúa Giê-xu sẽ hông được tha
thứ tội lỗi và sẽ chịu phạt nơi hoả ngục. Đối với Phật Giáo, đạo Phật cho rằng
cuộc đời này là giả tạm và chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục
vô bờ bến, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do
không bao giờ thoả mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Do đó
nếu muốn, con người có thể tự mình giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi bằng
các nỗ lực tu tập bản thân: làm lành, tránh ác và tự thanh tịnh hoá tâm ý. Bốn
chân lý nền tảng của Phật giáo (Tứ Diệu Đế) cho rằng mọi khổ đau của chúng sinh
đều có một hay nhiều nguyên nhân gây nên, chúng có thể bị giải trừ và có con đường
để giải trừ khổ đau đó. Con đường đó chính là con đường giải thoát, là Bát
Chánh Đạo trong giáo lý căn bản của nhà Phật. Giáo lý này được qui thành ba môn
học: Giới, Định và Tuệ. Thực hành Giới và Định là đưa tới trí Tuệ, là giải
thoát khỏi sự mê muội, lòng ích kỷ và khổ đau, là đạt tới cảnh giới Niết Bàn.
Đó là nét đại cương sự khác biệt giữa giải thoát trong Phật Giáo và trong Kitô
Giáo. Cái căn bản khác biệt này là, một bên là tha lực tức nhờ sự cứu rỗi, bên
kia là tự lực, tự mình thắp đưốc lên mà đi.
Với Phật Giáo, triết lý của đạo này là một triết lý
sống, bởi vì nó là một chân lý giải thoát mà chỉ có ai thực hành nó mới đạt được
nó, hiểu được nó trọn vẹn, người Phật tử phải tự mình tu tập để tiến tới giải
thoát. Chính Đức Phật dạy, "Không ai có thể cứu vớt chúng ta bằng chính bản
thân chúng ta”. Đức Phật chỉ là người dẫn đường. Ngài chỉ dạy cho chúng ta con
đường tạo ra nguyên nhân và hậu quả. Số
phận của chúng ta nằm trong tay chúng ta, không phải trong tay của Trời/Thượng
Đế cũng không phải trong tay của Đức Phật. Với Kitô Giáo, vì là một tôn giáo cứu
rỗi, con người chỉ cần đặt tất cả vào một niềm tin duy nhất ở một đấng siêu
nhiên để mong cầu được giải thoát cho mình: "Thiên Chúa quá thương yêu thế
gian đến nỗi ban con duy nhất (sic) của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ
không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời." (Crossing The Threshold of
Hope, trang 76), Điểm khác biệt thứ ba giữa hai đạo là thuyết Sáng Tạo: Kitô
giáo tin có một Thiên Chúa duy nhất, và là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã dựng nên
và điều khiển toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình. Cuốn Genesis (Sách Sáng Thế),
một trong những kinh Thánh Cựu Ước viết rằng Thiên Chúa tạo ra vũ trụ và muôn vật
và loài người trong 7 ngày. Vì thế tín hữu Ki Tô giáo tin rằng mọi thứ trên đời
đều có một nguyên nhân, từ đó, cứ truy tầm lên mãi sẽ phải có một nguyên nhân đầu
tiên, và Chúa Trời của họ chính là nguyên nhân đầu tiên đó. Đối với Phật Giáo,
tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, biến đổi vô thường.
Thế giới này, về bản chất, chỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một Đấng
toàn năng nào sáng tạo. Sở dĩ vũ trụ vạn vật biến hóa vô thường chính là do vạn
vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả. Cái nhân nhờ có duyên mà
trở thành quả, quả lại là nhân mới, nhờ có duyên trợ giúp mà trở thành quả mới…
Cứ như vậy, vạn vật trong thế giới cứ sinh hóa biến hiện không ngừng theo quá
trình thành, trụ, hoại, không. Điểm khác biệt thứ tư giữa hai đạo là vị sáng lập
ra tôn giáo. Đối với Kitô Giáo, Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa toàn năng, đã sáng tạo
ra vũ trụ và muôn loài. Đối với Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca là một nhân vật lịch
sử có thật, có một tiểu sử rõ ràng được cả thế giới công nhận. Ngài đã thực sự
sống trên thế giới này, Ngài không tự xưng mình hay các đệ tử của Ngài tôn xưng
Ngài là đấng toàn năng, đấng tạo hóa hay là Thượng Đế v.v. Ngài là người đã
giác ngộ hoàn toàn và triệt để (toàn giác), là vị Đạo sư đã tự mình tìm ra được
con đường giải thoát ngang qua kinh nghiệm bản thân, không có ai truyền dạy cho
Ngài, không có ai ban phép cho Ngài, không phải do thần khởi, cũng không phải
là hiện thân hay hóa thân của một đấng thần linh nào. Ngài là một người như mọi
người khác, nhưng chính nhờ nỗ lực tu tập cá nhân, Ngài đã tìm ra được con đường
giải thoát. Sau khi giác ngộ, Ngài đã giảng dạy giáo pháp cho mọi người, nếu ai
có nhân duyên thực hành giáo pháp, kể từ vua quan cho đến thứ dân, kẻ khốn cùng
đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên Ngài đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng
sanh là Phật sẽ thành.” Ngài là người hướng đạo, chỉ dẫn đường lối cho những ai
muốn tu tập, Ngài không thể tu tập thay cho chúng sinh mà con người phải tự mình
tu tập mới giải thoát được khỏi khổ đau phiền não do tham sân si trói buộc, mới
ra khỏi sinh tử luân hồi được. Cho nên Ngài đã nói: “Các người hãy tự mình thắp
đuốc lên mà đi”. Ngài khuyên hãy nên nương tựa vào chính mình và đi theo con đường
giải thoát bằng nỗ lực của chính bản thân mình.
Nói tóm lại, điểm then chốt
trong việc phân biệt giữa Phật giáo với Kitô Giáo nói riêng, các truyền thống
tín ngưỡng lớn khác trên thế giới nói chung là vấn đề có hay không một Đấng
Sáng Tạo? Đối với Phật giáo, tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên hòa hợp
(duyên sinh), do đó không hề có một Đấng Sáng Tạo. Ngoài ra, với Kitô Giáo,
Thiên Chúa chính là Chân Lý, là hơi thở, là con đường giải thoát, bất cứ ai đến
với Ngài, tin nơi Ngài sẽ được cứu rỗi. Với Phật Giáo, Đức Phật Thích Ca là bậc
Đạo Sư đã tìm ra con đường giải thoát, hướng dẫn những ai muốn giải thoát khỏi đau khổ trầm luân, hãy đi theo
con đường mà Ngài đã kinh qua. Ngài chỉ là người dẫn đường, còn người đi theo
phải tự mình làm chủ, tự mình tu tập để đi đến giải thoát chứ không nương nhờ ở
bất cứ đấng Thần quyền nào để được giải thoát.
Tâm Diệu
Chu thich: [01] Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống
tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác
nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính:
Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách (Protestantism).
Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng
34% dân số thế giới). (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
[02] Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cũng gọi là Biểu Tín
các Tông Đồ, là kinh Tin Kính xưa nhất, có từ thế kỷ thứ II. Bản này tổng hợp
các công thức đã có trước đó. Từ thế kỷ thứ VI, bản này có hình thức như ngày
nay. Đây là bản tuyên xưng những tín điều chính yếu nhất khi chịu phép Rửa.
[3] Kinh Kalama (trong Kinh Tăng Chi Bộ
III.65). Theo định nghĩa trong tự điển
thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which
there is no proof.) Định nghĩa của
Reason hay Lý Trí trong tự điển là "khả năng có những tư tưởng hợp lý, suy lý, hoặc phân biệt" (The capacity of rational
thought, inference, or discrimination)
hay "suy xét đúng, phán đoán hợp
lý" (good judgment, sound sense). Theo những định nghĩa trên thì hiển nhiên là Đức Tin Ki-Tô Giáo và Lý Trí
của Phật Giáo là hai từ có nghĩa loại trừ hỗ tương (mutual exclusive), có cái này thì không
có cái kia. Thật vậy, khi chúng ta dùng
lý trí để xác định và chấp nhận một điều
gì thì chúng ta không cần đến đức tin, và khi chúng ta tin vào điều gì mà không
cần biết, không cần hiểu, thì lý trí trở
nên thừa thãi.
No comments:
Post a Comment