Tuesday, November 5, 2013

Tại sao phải học Thiền?



Hỗm rày lu xu bu mọi chuyện chẳng có tâm thần viết nhiều…. Hôm tại cái anh trong sở ngày nào cũng hỏi, "sao chừng nào chỉ cho anh thiền?" nên mới phải bỏ thì giờ viết lách lại.  Trời đổi giờ hai con mắt chỉ muốn đi ngũ thôi ... nhưng théc méc tại sao cứ phải đòi học thiền?

Nhỏ tui nói "tại sao lại muốn học thiền?" 
"Thì muốn học cho biết". 
"Tại sao lại muốn biết?" 
"Học thiền thôi sao mà hỏi nhiều vậy? Thì học cho biết với người ta." 
"Vậy thì anh chưa học thiền được! Lòng của anh tham quá." 
Anh hỏi, "tham? vậy thì tham sân si là cái gì?" 

Cắt nghĩa cho anh xong kêu về nhà nhìn vào tờ giấy trắng hay ngi ngó vào góc nhà chừng nào thấy lặng đọng và nhận định được thì sẽ chỉ cho anh thiền." "Trời nếu lắng đọng được thì đâu cần học thiền nữa?" *:( sad

Xong mấy ngày sau anh lại hỏi "sân si là gì?" 
Cô bạn trong sở nói, "trời, em nhỏ nhất trong 3 người mà còn biết sân si là gì vậy mà anh không biết?" 
Anh gãi đầu hỏi lại, "sân si là gì?" 
Nhỏ tui nói, "ủa cắt nghĩa cho 2, 3 lần rồi giờ còn hỏi?" 
Anh nói, "sao khó nhớ quá". 

Anh chạy về bàn google thế nào không biết, anh ta trở lại bàn cô bạn trong sở nói, "anh biết rồi, google ra chữ sân si." 
Cô bạn nói, "cái gì sân si mà google cũng có nữa hả? Nhưng anh tìm chữ sân si làm gì?" 
Anh nói, "để tu". 
Rồi Nhỏ tui hỏi anh, "tu là gì?" 
Anh trả lời, "để N. chỉ cho học thiền, nhưng tu là gì*:-/ confused  
Còn cô bạn nói, "tu là bổ" *:)) laughing
Hai người nghe cũng có lý nhưng rồi anh nói về việc muốn bỏ job đi chổ khác, cô bạn lắc đầu, "anh còn tham quá". Anh nói tại nó trả lương cao lắm nhưng hơi xa nhà, còn đi ở đây chỉ có 10' thôi, vậy mình đổi nhà đi nha. Y. ra nhà anh ở đi cho gần, anh qua nhà Y. ở đi chổ mới cho gần." 
Nhỏ tui hỏi, "nếu tính tiền gas, mấy giờ ngồi trên freeway thì có lợi cho anh không? Tuy là tiền cao nhưng kẹt xe, rồi dậy sớm, trời muà Đông tới thì vẫn không lợi, nhưng chổ gần nhà đi làm được tại sao muốn đổi?" 
Anh nói, "tại muốn lấy cái homeland security clearance", 
"anh giờ không phải tham mà còn dục vọng nữa vậy mà đòi học thiền?" 
Anh nói, "cái gì, bị la tham, sân, si giờ thêm cái dục vọng nữa thành 4 cái sao? Sao cứ ra thêm rồi chừng nào mới học được thiền? Ủa mà dục vọng là gì?" 
Cô bạn nói, "desire!"

Ngày nào anh cũng hỏi, "bao giờ mới học được thiền?" 
"Nhìn tờ giấy thấy sao?" 
"Có thấy gì đâu, nhìn xong đi coi tivi, nhưng mà mỗi ngày đi trackmil có nhìn nhưng rồi nhìn thấy đài tivi, vậy học thiền được chưa?" 
"Chưa được! Khi nào nhìn tờ giấy mà tâm lắng được thì chỉ cho." 
"Tâm anh lắng được mà." 
"Được sao? Được ngũ hả? Ừa mà cũng đúng, một ngày ai ai cũng có từ 5 - 8 tiếng tâm lắng đọng đó, vậy là anh coi như đã học thiền được rồi thôi đừng đòi hỏi học nữa nha." Tưởng nói vậy thôi anh ok ai dè 3 ngày sau lại hỏi, "chừng nào chỉ học thiền?"

Hõng biết quý tu sĩ thiền thế nào và dạy thế nào chứ Nhỏ tui thì không phải muốn học là chỉ cho. Không phải chỉ kêu ngồi tịnh định trước khi đọc kinh thì cho là thiền. Hít vô, thuở ra thì cho là thiền. Ngồi yên vài phút thì cho là thiền.  Thật sự ra học thiền không khó, chỉ là đòi hỏi mình phải nhìn coi là tại sao mình muốn học và học để làm gì cho bản thân mình chứ không phải muốn học cho biết với người ta hay tại người ta biết nên mình muốn biết. Điều cần nhất là cho tập cho tâm mình lắng đọng. Khi người lắng đọng thì mới trụ cái bản ngã của mình. Mình quán chiếu qua mọi sự việc và kết tựu sự hành thức của mình mới có kết quả. Mặc khác người học thiền đòi hỏi phải biết sự phân minh, đúng - sai.  Không phải ngồi thiền xong, tụng "nam mô Phật", bước ra thấy người này mặc áo đẹp, mang tiền tới thì mình lo que quẩy tới chào họ hay cái dục vọng của mình nổi lên xong cho là mình là người thiền. Hay là "ai sao không biết chứ ở đây trước khi tụng thì phải thiền". Câu này nên sửa lại là "trước khi tụng kinh thì mình tịnh định tâm mình lại." Vì tâm mình chưa định tịnh mà thiền có ngày tẩu quả cũng như người leo núi thì chỉ biết nhắm vào trọng điểm để leo chứ không leo núi mà đầu óc nghĩ tùm lum hay bị lời nói này chi phối, tình cãm này phân tâm, buồn lo, chán đời v.v... lúc đó chỉ có té núi chứ không phải leo được lên núi.*:)) laughing  Cũng đừng nghỉ quý tu sĩ kêu mình ngồi thiền là cho là mình đã học thiền hay chính họ đã thiền. Cái thiền rất quan trọng vì Thiền là sự kết hợp giữa tâm và linh, quán và chiếu.  Vì lở mà có gì thì  ... là "chẩu fỏ nhập mo" như chơi ... hoặc là thân và vía hai nơi.

Có nhiều người cũng tự hào là "tui là người tu thiền định" nhưng tâm của họ còn tự cao hay cho là họ am tường về thiền định. Hoặc là ai muốn học phải duyên tới nơi mới dạy, ai thích thì chỉ liền v,v....mà cửa đóng then cài. Nhỏ tui thì khác, qua quá trình học (tại bị bắt buộc, mà nhờ vậy mới hiểu và chỉ lại người đi sau, cũng như học giáo lý Phật, cũng bị thầy bắt phải học chứ thời nay có thấy ông bà nào học đâu? Vô chuà buá xua cho là có học tu *:-/ confused*=; talk to the hand) mấy chục năm trước nên hiểu rõ cái thiền không đơn giản muốn là nhào vô ngồi hít thở ra, hít thở vô v.v... xong "thiền" rồi đó ...*:-? thinking  Hay cứ tới ông thầy dạy thiền mà xin vô học cho biết cũng là điều sai. Có khi cũng từ cái sai mà mình tu chỉnh nhưng thường thì căn bản học thiền phải hiểu "tại sao?" Cái khó là biết nhìn nhận cái "tại sao và vì sao?"  Vì học thiền là cho tâm thức mình học hỏi và tịnh định hiểu thấu cái sai lầm để tu sửa cho bản thân.  Cho lòng mình bớt đi những ngũ uẩn.   Đó mới là học thiền chứ không phải là "học cho biết" hay gì v.v...

Thường người học thiền chân chánh trực và đạt đạo quả thì dù là người tầm thường đang vướng mắc phải tâm tư mà đứng gần họ đã tu thiền tự nhiên lòng cũng nhẹ bớt lại, chứ không phải đứng gần họ mà tâm mình sân, si, tham, vọng hay nghe họ nói, cách họ nhìn mà mình có một cái ý nghĩa trong đầu thì người đó chưa phải là chuyên gia thiền thực sự. Hoặc họ thiền mà tâm họ cho vọng tưởng nhiều thứ hay cuốn theo chiều gió ... rồi đòi ra chỉ dạy mình thì đừng học, chỉ là phí thời gian mình thôi. Tốt nhất là cứ nhận định cái tâm của mình cho lắng xuống, nhìn mọi khía cạnh như tờ giấy trắng, nếu đạt được vậy thì bắt đầu bước vào ngưỡng cửa thiền.  Nhỏ tui học vậy chứ mà có dám ngồi luôn mỗi ngày đâu ... làm biếng lắm ... nhất là trời lạnh là "Phật, con đi ngũ".  Sau nhiều năm làm việc với đầu óc lục căn - mệt mõi nên giờ xin cứ "cho con niệm Phật, tụng kinh rồi đi khò." Vì càng sâu vào thiền thì càng phải làm việc về tâm linh nhiều lắm ....  chữ nghĩa nó chạy hà rầm khỏi ngũ luôn ... bị mấy năm rồi, thôi không chơi nữa *=; talk to the hand.

Học thiền ngoài trụ định cái tâm mình, phải tìm nơi thanh vắng để mục tiêu thiền được thích hợp, ngồi kiết già, thẳng lưng, nhắm mắt, sau đó nổ lực trú tâm.  Khi an định …. Nhìn thấy gì là tư tưởng ảo huyền tạm thời đừng đi theo ảo mộng đó.  Tư tưởng tập trung vào một chổ càng tốt và nhìn một đối tượng đó cụ thể trong tâm thức.  Học cách hít thở chậm, qua đường mũi, tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở của mình qua mũi, qua khí quản, xuống phổi, xuống đan điền (bụng), rồi thở ra qua phổi, qua khí quản, qua mũi. Có thể đếm 1, 2, 3 hay niệm “Nam Mô Phật” thầm trong đầu mỗi khi thở  ra ngoài mũi.  Đó là những gì ngày trưc Nhỏ tui đã học.  (Tốt nhất là có người dẫn dắt khi học thiền trước khi mình tự tung, tự tại thiền một mình).

Khi sự kết hợp giữa sự thở và tâm thì mình bắt đầu quán chiếu thân, xác mình, đau ở đâu, làm gì? Cái gì sai, cái gì đúng.  Đừng lo, lúc đầu sẽ quay mồng mồng chút chút và có khi những tế bào của mình sẽ tê cứng.  Cứ tập định tâm trước học thiền là chắc ăn con bò cạp.  Lúc đó điển sẽ chạy từ đỉnh đầu, xuống thân và tứ chi.  Điển đi tới đâu mình phải quán chiếu và nhận định điển tới đó.  Đó là Phật có dạy, “đi, đứng, nằm ngồi đều phải quán chiếu trong hơi thở thiền định của mình”.   Khi bị phân tâm thì phải biết xã ra vì nếu đi sâu vào phân tâm mình sẽ bị lạc vào sự sai lệch thì lúc đó có thể bị tẩu quả.  Đừng ham là mình thiền phải thấy, cãm nhận, v.v… Người học thiền cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn.  Một ngày ngứa, hai ngày gãy, ba ngày nhức đầu, bốn ngày lắc lư v.v… (trước khi ngồi thiền thì gãy cho đã đi vì bảo đãm lúc ngồi sẽ bị ma vương quyến rũ). Vì khi thần thức nhập vào trạng thái không đơn giản của tâm linh là lúc mình cần phải soi lại cái phàm nhân của mình.  Gieo cái tư tưởng để trở thành thói quen thuộc và xử dụng hằng ngày nhất là tiếp xúc với Thông Thiên Học.  Đôi khi linh hồn có thể không điều khiển hay bản thân mình đạt tới cảnh trí mà mình chưa từng đi qua … Phần hồn và phần xác có thể lạc lõng không trụ định. Tuy nhiên ta có thể tu tập cho khối ốc mình có sự tỉnh mịch, hài hoà qua sự đếm thở, niệm Phật để cho tâm trí suông sẽ và nhất nhất là tâm định tịnh thì dù duyên thiên lý ở đâu cũng tựu về và mình buông bỏ hay nắm lấy phải cho mình tự chủ.  Nhiều những tình tiết sẽ liên qua và dẫn ta đến sự giác ngộ.

Khi thiền được thông quán thì bất kỳ ta làm gì, đi, đứng, nằm, ngồi ta vẫn thiền được.   Hiện tại chắc có nhiều bài vỡ về Thiền nhưng ít ai chịu chỉ giáo thật sự tại sao phải học Thiền.  Người dạy thì thích làm thầy, có người thì mở lớp thiền dạy lấy tiền. Thành ra thiền với chúng ta không đơn giản, chỉ cần tâm nhận định và hợp nhất về quá trình quán chiếu để tỉnh thức là Ok Salem.  Khi thiền phải nên cãm niệm thân, thọ, tâm và pháp.

Cãm niệm thân thì phải biết hơi thở hít ra thở vào và hành động của thân mình như là đi, đứng, nằm, ngồi.  "Nhằm đạt đến chiều sâu nhất của tâm và chứng ngộ cái sống thật sự của nó thì trong mọi tình huống không có cách nào khác hơn là đạt một tự tâm lắng đọng sâu xa ngay trong những hoạt động của mình."

Quán thọ là biết lạc thọ, khổ, bất an, v.v...
Quán tâm là diệt cái tham, sân, si, vô lương, vô ngã, vô vi, tán loạn, nhiếp quảng đại, biết vô thường, v.v..
Quán pháp là sắc, thanh, hương, vị, súc - năm uẩn

Nói chung, thiền cần được thực hiện nhất là cái tâm tịnh định.  Tâm không trụ định thời khó thiền.  Đừng cứ mang kinh điển ra nói "tôi ngày nào cũng thiền trước khi tụng kinh" mà lòng không nhận định được sai, trái.  Muốn học thiền thì phải biết khám phá cái nột tâm của mình.  Diệt cái gốc khổ và trụ lòng như mặt hồ phẳng lặng,  thì nhìn thấu suốt vào trong thiền dể dàng.  Và điều này Phật hay dạy là "thiền quán".


Giờ ai muốn thiền thì cứ tập ngồi đong đưa một góc, không bắt buộc phải tỉnh mịch hay gò bó thân mình.  Cứ nhắm vào một chổ trú trụ trước.  Hát líu lo cho tâm thân thanh thản .... từ đó ta sẽ đi từng bước một.  Phật có dạy, "ở nhà Như Lai, mặc y Như Lai và ngồi toà Như Lai".
Nhà Như Lai tức là tâm từ
Y Như Lại là lòng khoan dung và
Toà Như Lai chính là pháp học,

Y như thằng con hồi đó, cứ chạy tạch tạch từ bàn thờ chạy ra, rồi tạch tạch từ ngoài chạy vô bàn thờ .... nằm vài phút lại tạch tạch chạy ra và rồi tạch tạch chạy vô ... cho ăn cái gì là để xuống hồi lâu mới ăn ... trước giờ cơm cũng vậy tịnh định nhiều và nhất nhất là nằm ngũ phải nghe nhạc kinh Phật.  Ai chọc giận là que quẩy vô phòng thờ (chắc là méc Phật ah) và rồi lầm lầm lủi lủi đi ra ngoài ngắm trời trăng, lúc nào cũng muốn thơ thẩn ngồi tịnh định một mình.   Khi tập cho bản thân mình một cách mộc mạc thì bước tiến tới là ép thân mình vào quy luật của thiền và cũng đòi hỏi mình phải xã bỏ mọi cố chấp (từ từ thôi, không bắt phải bỏ liền), ai làm được thì đạt Niết Bàn .... còn không thì rớt cái đụi như trái mít rụng (quý tu sĩ thiền mấy chục năm trời còn "rụng" thì hà tất người như mình há lại sợ rụng seo *:)) laughing huống chi Phật có nói, "ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục ??")  hihihi....

giờ thiền nha ...








No comments:

Post a Comment