Bỏ nguyên một ngày ngồi chỉnh bài viết về "Bảo Pháp" của dòng truyền Thừa Prajna Upadesa Foundation, thấy bài "Ngũ Uẩn" trong đó hõng chỉnh lắm nên giờ ngồi rảnh tham khảo chơi ....
Thường thì con người chúng ta hay hiểu chữ "ngũ uẩn" tương tự như là ngũ hành vì cả hai điều là có chữ "ngũ" nhưng đừng ngũ luôn là được rồi! hihihi... Thật ra ngũ uẩn cũng như ngũ hành, không khác hay nói đúng hơn là ngũ hành sanh ra ngũ uẩn. Giờ bắt ngũ hành ra nói trước.
Ngũ Hành là gì ???? Ngũ là năm và hành là vận động, đi. Ngũ hành là một học thuyết nói về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ): kim, mộc, thủy, hoả và thổ. Nó tương đồng trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Và hầu hết mấy ông/bà coi tướng số, chỉ tay, tử vi thì hay dùng nó để mà "truy tầm thủ phạm" cái gốc/rể của chuyện xẫy ra cho người muốn coi vận mạng mình. Nó cũng là một hình cách, (tại sao gọi là hình cách??? Hình là hình thức; và cách là cách phân biệt phải làm sao tránh né những chuyện gì sẽ xẫy ra, v.v.... mà hầu hết ít ai tránh khỏi chẳng qua là số mạng) để biết chuyện quá khứ, vị lai, v.v... coi khắc, hung, hạp,v.v.... Nói chung là cái gì có tính chất hoạt động, tỏ rõ ở ngoài, hướng sinh khắc, hạp để thấy sự biến hoá không ngừng trong bản thân hay sự vậy mà âm dương xoay vần. Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên: Theo tính chất thì Kim là kim loại, kim khí, vàng - kim cương.
Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống như biển, sông, hồ, ao, trạch.
Hoả là lửa (coi chừng cháy nhà, hihihi) thì bùng cháy, bốc lên.
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được, đào chôn, v.v...
Theo cơ bản thì ngũ hành cũng có hai phương diện giúp đỡ nhau thì gọi là sinh mà chống lại nhau thì là khắc. Sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sịnh Theo hành tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Trong tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó được sinh ra; cái khắc ta và cái ta khắc nó, tức là phải có quan hệ mẫu tử, thù địch với nhau. Thí dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Còn trong sự quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng - thua. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái. Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Thí dụ: Hỏa khắc Kim (tại sao khắc, tại kim khí đưa vô lữa nung thì dể bẻ, cong hay gì đó), Thủy khắc mộc (tại sao? tại vì tui đang cháy ngon lành mang nước dập tắt thì hỏi sao không tức thêm ???), v.v...
Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Có sinh mà không khắc thì không thăng bằng và không phát triển bình thường được. Có khắc mà không sinh thì cũng không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm-Dương (cũng y như có sanh thì phải có tử). Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy.
Và trong Kim Bàn Phật Mẫu Tự thì ngũ hành tạo ra ngũ uẩn từ từ sẽ nói hai cái này nó relate thế nào hén? Bây giờ nói tới ngũ uẩn nè, khè khè... Ngũ Uẩn là gì ????? Để coi theo kinh Ba La Mật ... ngũ cũng là năm; uẩn là nhóm, yếu tố tạo thành từ ngoài vào trong. Theo tiếng Phạn thi là pañca-skandha. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "TA". 5 thứ ngũ uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Mình từ từ đi từng uẩn hén!
1. Sắc thì chỉ vào 7 giác quan gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý mà trong kinh Bát Nhã có khoảng 260 chữ của Phật dạy chúng ta và chúng ta hay nghe câu, "thọ tưởng hành thức, diệt phục như thị", "sắc thinh hương vị xúc pháp" v.v... đây chỉ và sáu cái giác quan của con người gồm có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý do bốn đại chủng đó là đất, nước, gió, lữa tạo thành. Tùy theo cái sắc tạo của chúng biến chuyển hay biến đổi không đứng yên một chổ.
2. Thọ mà thường thì người Bắc hay gọi là "thụ" mà người miền Nam gọi thanh tao hơn là thọ. Theo văn bản của tiếng Phạn thì đó là vedanā, đây là toàn bộ các cãm giác không phân biệt chúng là gì, dể chịu hay khó chịu hoặc ở tình trạng trung tính. Hay nói cách khác thọ còn có nghĩa là lãnh, nạp từ ai hay sự vật bên ngoài vào bên trong tâm thức mình. Thì dụ: mắt lãnh nạp màu sắc, tai thì lạnh nạp âm thanh, tỷ thì lãnh mùi hương, thinh thì nạp vị, thân thì có cãm xúc, và v.v..
3. Tưởng (saññā theo tiếng Phạn) là lấy cái ảnh, tượng bên ngoài đưa vào trong tâm hay nhận biết các tri giác như là âm thanh, âm sắc, mùi hương, mùi vị luôn cả những cái mà nhận biết nó đang hiển diện trong ý. Tuy mang tên tưởng như thật sự có hình tướng sống trong tâm mình. Thí dụ: mình gặp một người hay một con thú hôm qua hay hôm nào, mà hiện tại mình còn thấy nó trong tâm trí mình hay tư tưởng mình. Thì người hay vật là tướng trong tâm tại mình chấp cái hình/tướng đó và nó có ảnh tượng trong trí não mình.
4. Hành còn gọi là saṅkhāra mà như đã nói ở trên trong ngũ hành, thì đây là vận động, tạo tác, hoạt động sau khi có ý tưởng hay sự quyết định, thí dụ như: vui thích, ghét bỏ, giận, hờn, chú ý, để ý có đối tượng tạo nên cái tốt hoặc xấu mà người đời cho là thiện hay ác. Hành thường có hai nghĩa là thiên lưu và tạo tác. Thiên lưu là biến dịch mãi, trôi chảy mãi không đứng yên một chổ như đã thí dụ đó là sông, nước vì mình không thấy sự lưu động nhưng mạch nước vẫn trôi chảy không ngừng biến chuyển. Còn hành của tạo tác là khi ta nói gì, làm gì, suy nghỉ gì do cái thân, cái tâm, cái miệng, ý, khởi sự.
5. Thức (vijñāna) có sáu dạng ý thức liên hệ tới giác quan như là ý của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thuộc vào sáu căn tiếp xúc với lục (6) trần để mà tạo thành. Nếu không có thức thì sẽ không phân biệt được. Mặc khác còn gọi là liễu và chữ liễu đây có nghĩa là rõ ràng. Có tính cách trực giác và nhận thức cái này hay cái kia rồi phản ảnh lại.
Ngũ uẩn theo thuyết nhà Phật gọi là năm sự ràng buộc mà chỉ có Phật, Bồ Tát hay A-La-Hán mới không bị vướng mắc. Đặc tính của ngũ uẩn là vô thường, vô ngã, và khổ. Kinh Bát Nhã thường nhấn mạnh đến cái Không của ngũ uẩn và dạy chúng ta nên coi nó không tướng, không hình, không thức, không thinh, không hương, vị, xúc pháp, nói chung tất cả phải coi nó là KHÔNG! (zero càng tốt hihihi) .
Điểm quan trọng nhất của Phật giáo là chất khổ và vô thường của năm uẩn là một. Khổ xuất phát từ sự bấp bênh, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được tạo thành từ năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự đứng đằng sau con người đó (Vô ngã). T ri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa dẫn ta đến giải thoát.
Theo Hoà Thượng Thiện Siêu thì "Bốn thứ Thọ, tưởng, hành, thức là thuộc về tâm. Sắc uẩn thuộc về sắc. Chữ sắc và chữ tâm này tương đương với chữ danh và sắc trong danh sắc của Mười hai nhân duyên. Danh là chỉ cho 4 uẩn là thọ, tưởng, hành, thức. Nói Ngũ uẩn, sắc tâm hay danh sắc chỉ là một. Khi phân tách ra thì gọi là ngũ uẩn, gom lại thì gọi là danh sắc hay là sắc tâm. Ta nói sắc pháp, tâm pháp, hai thứ ấy cũng giống như khi nói về con người, nói chung lại là thể chất và tâm hồn."
Còn nói ngũ uẩn và ngũ hành có liên quan nhau thì ngũ uẩn không khác gì ngũ hành, vì như đã nói ở trên về ngũ hành, thường thì phải có tương sanh và tương khắc. Thì ngũ uẩn do từ ngũ hành mà ra .... vì theo kinh điển của Ngọc Lộ Kỳ Bàn diễn nghĩa là lúc Mẹ Diệu Trì (còn gọi là Lão Mẫu, Phật Mẫu [Mẹ của các vị Phật], Thiên Hậu [Thiên Hậu đây khác với Thiên Hậu bên Trung Quốc thờ phượng xin cho đó là một nha, vì hai người khác nhau đó]) cho các con tức là con người chúng ta xuống trần gian chín mươi sáu ức nhập phàm thai (có nghĩa là 96 ức linh căn chơn tánh, mỗi cái hoá ra hình người xuống phàm nhân). Con người chúng ta lúc đó hoàn toàn trong sạch, không có những cám dổ. Nhưng ác ma hiệu là cái gì Cù Tan hay Cù Tán (chắc phải tìm Ngọc Lộ Kim Bàn [NLKB] mà coi lại, 1999. Vì bà già siêng dọn dẹp để làm đám cưới cho thằng em, mang hết sách kinh vô chùa và một số cho ra recycle, nên giờ hõng biết NLKB ở đâu mà tìm coi?), lòng tỵ hiềm và cao ngạo mới mang 5 con ma trốn xuống trần để ngăn chặng sự trở về của chúng linh căn (là chúng ta) và làm loạn trong Chánh Đạo.
Năm con ma đó là Kim, Mộc, Thủy, Hoả và Thổ. Ác ma sai kiến chúng và buộc ràng chúng để cướp đi cái linh căn chúng ta để từ từ sa đoạ không được trở về mà phải về hầu Diêm Vương mà chịu tội (cái chắc rồi! ). Như "Kim" là vàng, bạc, làm cho chúng ta tham vọng, choá mắt buộc vào thân; "hoả" thì mang cho chúng ta những hành vi nóng nảy, bực tức, giận, hờn, gây chiến động cái oai của con người; "thủy" thì biến thành rượu cao cho nó mạnh cái miệng; thổ thì là nha phiến cho con người khô cằn; và mộc là cho những mỹ sắc làm mê cái tâm của chúng ta. Thành ra ngũ hành là cha mẹ sanh ra ngũ uẩn. Chúng ta dần dần bị trong tửu, sắc, tài, khí yêu ma nó phá điên đảo, não loạn, hôn mê, mà chẳng nhớ lúc xuống trần Mẹ Diệu Trì đã dặn điều gì? Dù là biết ác ma phản bội, đi hại linh căn nhưng bắt tà ma cũng không kịp vì thế mà Mẹ Diệu Trì mới mở hội "Thiên Long" cho người chịu lãnh lịnh xuống trần cứu độ linh căn mang về. Và người được lịnh không ai khác hơn chính là Di Lạc Bồ Tát mà chúng ta đã từng nghe là Ngài sẽ mở hội Long Hoa để đưa con người thiện tánh trở lại sau khi gần sáu muôn năm, tất cả linh căn mê muội quên đi bổn tánh còn lại 92 ức tàng linh không chịu trở về và cứ dần dần càng xa đoạ trong vòng luân hồi điên đảo. Đức Di Lạc Bồ Tát lãnh lịnh (nói sơ sơ những gì nhớ trong đầu thôi nha, chứ mà nói diển nghĩa hết phải đi tìm lại kinh điển ah,) mang các linh căn trở về đó là tại sao chúng ta cứ thấy Ngài đeo một cái túi bự thiệt bự, vì cái túi đó Ngài sẽ thanh lọc con người cũng như linh căn trở lại. Ai vẫn còn sông mê, nhiễm lậu không biết tu tâm, dưỡng tánh lại thì sẽ bị chìm đắm trong vòng Vô Minh, còn người được thanh-lọc sẽ được Ngài mang trả lại cho Mẹ Diệu Trì.
Nói trở lại ngũ hành, nhờ tửu, sắc, tài khí, yêu, con người tham luyến đã dẩn vào trong những ngũ uẩn để tự giam mình trong vòng Địa Ngục. Và không riêng gì Ngài Di Lạc phải ra độ đời ở trần gian thôi mà Đức Địa Tạng cứu thế phải là người lảnh lịnh độ các vong linh căn ở trong Địa Ngục. Nhưng ác ma thì cũng chẳng có thua... (nhưng chúng ta coi film kiếm hiệp, có tà thì phải có chánh, có chánh thì phải có tà. Đánh nhau coi chơi thế thời ai sẽ là người thắng cuộc?) ngoài ngũ hành ra thì mang thêm lục căn .... (nhưng giờ không nói tới lục căn, vì hể nói chắc chẳng thể nghỉ bàn và không biết đề tài này bao giờ mới dứt? ) cho rối loạn cái tánh của linh căn. Con người bị phá rối trong tất cả tôn giáo, biến những người tham danh, tham vọng, chẳng tin vào sự luân quả, không phân phải trái trắng đen.
Giờ thì như chúng ta cũng đã thấy, con người càng thấm sâu vào tội lỗi nhiều hơn, thiên tai, nạn lụt đủ thứ thì cũng là thời điễm mà Lão Mẫu chúng ta giao lịnh cho Ngài Di-Lạc độ linh căn trở về và hội thuyết Long Hoa sẽ ra đời.
Đó là sơ khởi về ngũ hành và ngũ uẩn. Còn người viết bài về ngũ uẩn mà cho mỗi uẩn là tên vầy - khác thì đó là cái sai (xin mạng phép chỉnh lý tí). Tại sao?? Tại vì ngũ uẩn là do trong sự giảng Pháp của Phật nói về thuyết Ba-La-Mật và thuyết kinh chú cũng không thể nghỉ bàn. Không thể cho (dùng lại câu của người đã viết nha) sắc là uẩn vật chất được! Vì mỗi uẩn có một công năng, công hành khác nhau và như Phật đã nói, "sắc là không mà không là sắc" thì không thể cho sắc là uẩn của vật chất. Vì sắc là do 6 căn mà làm ra trong khi hành cũng có thể hành vật chất hay thọ vật chất hoặc thức vật chất. Phải hiểu có là không mà không là có. Còn nếu cho là "tôi gọi uẩn này là uẩn vật chất" thì Phật đã dùng rồi đâu cần tới chúng ta cho cái tên gọi, đúng không???
Vì thực chất thì uẩn nào cũng có cái vật chất, tạo tác, cãm giác và gây ý hết. Khi một người tự nhiên mang cho một người món quà quá trọng vọng kiến cho người thọ bất chợt phải nhận mà ý thức chưa nhận định thì người được "thọ" này thuộc về thọ vật chất, nhưng tư tưởng chưa tạo tác; hoặc một người có ý "hành" (gây ý) hãm hại cho ai mà tự nhiên bao nhiêu người không kịp "thọ" (cãm giác) mà đã thọ (tạo giác). Bỡi vậy mỗi uẩn đều có thể là vật chất, cãm giác, gây ý, tạo tác, v.v... vì trong sanh có diệt và trong tương sinh cũng có tương khắc hoặc ngược lại. Đừng quên trong kinh "Mười hai nhân duyên" có dạy,"Vô minh duyên Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên cho Thọ, Thọ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sanh, Sanh duyên Lão tử, ưu bi khổ não… Nếu Vô minh diệt, ngay đó Hành diệt, Hành diệt tức Thức diệt. Thức diệt tức Danh sắc diệt. Danh sắc diệt tức Lục nhập diệt. Lục nhập diệt tức Xúc diệt. Xúc diệt tức Thọ diệt. Thọ diệt tức Ái diệt. Ái diệt tức Thủ diệt. Thủ diệt tức Hữu diệt. Hữu diệt tức Sanh diệt. Sanh diệt tức Lão, tử, ưu, bi, khổ não diệt." Thành ra chúng ta không thể nào cho uẩn này là vật chất và uẩn kia không phải vật chất; hay uẩn này tạo tác và uẩn kia không có..
Như vậy, dù hợp cả điều là hình sắc, cảm thọ, khổ, vui, thiện ác, thân, tâm, đó cũng chưa hẳng là ngũ uẩn và giả sử như không có năm điều ấy thì cũng có thể là ngũ uẩn. Cho đến âm thanh, tiếng vọng, cho đến hơi thở ra vào, đôi khi cũng chưa phải là ngũ uẩn. Nhiều khi là cái tên gọi chứ chưa hẳn nó là vậy và mặc dù cho hợp đủ hết lại thành ngũ uẩn cũng chưa hẳn là ngũ uẩn. Và nói như vậy thì thật ra đâu mới là ngũ uẩn??? Có ai thấy khó hiểu chưa? Đó là tại sao, Phật nói, "sắc tức thị không, không tức thị sắc, hành tưởng diệt phục như thị" thay đổi và biến hoá trong phạm vi nhỏ nhặt hơn tích tắc (milliseconds).
Suy xét, ngẫm nghĩ, tất cả đó là hoạt động của tâm. Mỗi mỗi đều hòa hợp theo chủ ý của người, nhưng tách biệt ra thì hết thảy đều là không, chẳng có gì, vì thế có uẩn hay không uẩn, có tên hay không tên cũng là không! Phật cũng có nói, "từ trước đến nay, tánh tư1ơng nó bản lai, rỗng lặng, không sắc, không lớn, không nhỏ, không sanh, không diệt, không trụ, không động, không tiến, không lui, không thọ, không tưởng, v.v.. ví như không có hai pháp chỉ vì chúng sanh mê chấp nên lấy cái kia mà cho là cái này, cái kia...." hoặc, "pháp tướng như thế, pháp sanh như thế, pháp tướng như thế, pháp trụ như thế; pháp tướng như thế, pháp dị như thế; pháp tướng như thế, pháp diệt như thế; pháp tướng như thế, pháp diệt như thế; pháp tướng như thế, pháp sanh như thế; pháp tướng như thế, hay sanh ra ác nghiệp; pháp tướng như thế, hay sanh ra thiện nghiệp. Tướng, Trụ, Dị, Diệt kia cũng lại như thế" thành ra chẳng có gì là của cái gì...do chúng ta ham muốn tích lủy vô lượng cho nên giải nghĩa kinh hay gì cũng muốn vô lượng nhưng bao gồm chữ cũng vô lượng mà vô lượng nghĩa đó do từ một pháp mà sanh ra pháp...Làm cho pháp sanh ra vô tướng. Vô tướng như thế tức là vô tướng chẳng có tướng, chẳng tướng mà vô tướng thì mới thật là tướng, bỡi vậy uẩn chẳng uẩn mà do uẩn tạo, uẩn tạo do ta, vì muốn nói uẩn mà sanh ra uẩn thế gọi là vô tướng uẩn. Khi nghĩa của uần như nghĩ khổ, không, vô thường, vô ngã, vô đại, vô tiểu, vô sanh, vô diệt, vô pháp, vô tánh, không ra, cũng không vào, không lui cũng không tiến, cho nên bản lai rỗng lặng. Người nghe sẽ hiểu nhầm hơn. Thành ra cần giải ý đừng nên gọi vầy - kia cho kia chúng sanh chưa còn chưa hiểu biết để phân biệt .
Khi bàn luật về giáo pháp thuyết Ba-La-Mật thì phải hiểu rằng đây là kinh luận cũng rất là khó nghỉ, khó bàn mà Đức Phật thường nói đi, nói lại và người nhận định được đã chứng quả A-la-hán chứ không như thời chúng ta cứ bàn và bàn nhưng chẳng ai chứng ngộ mà lại dẫn dắt một cách sai lạc kiến cho người đọc thêm khó khăn thì là chúng ta cũng gây ý dẫn dắt vào kinh điển lợt lạc. Mình có thể trích giảng cắt nghĩa chứ đừng gây ý nghĩa khác... dể làm người đọc không hiểu cặn kẻ nhất là với kinh Ba-la-mật. Kinh từng là một đại kinh thần chú, thị đại minh thần chú, thị vô thượng chú, và thị vô đẳng đẳng chú.
Với cư sĩ tại-gia một hành trình so sánh, nghiên cứu ngày nay thịnh hành trên mạng phong phú nhưng không vì đó mà không chỉnh đối ý kiến với các sư thầy, những vị từng thao khảo và trao dồi kinh điển giáo lý nhà Phật. Đừng cho nó là vầy hay khác trong khi Phật, Bồ Tát cùng các vị Tổ trích giảng nghĩa cặn kẻ cũng CHƯA từng cho hay nhấn định đó là vầy - khác. Chữ nghĩa kinh điển rất là thuần túy và thâm sâu. Khi mình cho cái tên gọi là 'vầy' hay 'khác' thì ai ai cũng có thể nói, cho, và xài từng ngàn xưa tới giờ không phải chờ tới bây giờ mình mới cho nó là vầy - kia. Với kinh điển thì các quý Thầy cũng chưa đặt chữ lại văn bản của Phật giảng dạy mà chỉ cố ý trích giảng cho chúng ta hiểu nghĩa cho chúng ta hiểu thì xin đừng nhầm lẫn chữ nghĩa rồi cho là "nó" gọi vầy hay khác.
Kinh Phật dạy rằng, "nếu như hòa hợp tất cả các yếu tố đầu, mặt, tai, mũi, lưỡi, cổ, gáy, vai, tay chân, xương, thịt, nội tạng, nhan sắc, âm thanh, tiếng vọng, hơi thở ra vào, cảm thọ khổ vui, phân biệt thiện ác... sẽ hình thành một thực thể.” Bỡi thế ta không thể nào nói cái này thuộc hay gọi là cái này, cái kia được khi chưa thực chất biết nó là vậy - kia. Vì thế ta đừng theo hàng vương giả kiêu ngạo khi dịch bài hay phổ biến bài dịch kinh điển hoàn toàn theo ý mình, chẳng cần biết đến luật lệ. Bỏ thời gian coi lại "Bát Nhã Tâm Kinh" và "Vô Lượng Thọ" sẽ hiểu thêm ý nghĩa sâu sắc hơn. Xin đừng sanh tâm lo sợ, xin lấy tâm chân chánh mà chỉ bày cho nhau .Nhân dịp lể Thích Ca Thành Đạo, con xin cúng dường bài này lên chư Phật, Bồ Tát cùng tịnh Đức Tổ và tất cả Phật Tử đều tinh tấn, hỷ lạc hạnh phúc.
DN & HD
Ngũ Hành là gì ???? Ngũ là năm và hành là vận động, đi. Ngũ hành là một học thuyết nói về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ): kim, mộc, thủy, hoả và thổ. Nó tương đồng trong cuộc sống mỗi con người chúng ta. Và hầu hết mấy ông/bà coi tướng số, chỉ tay, tử vi thì hay dùng nó để mà "truy tầm thủ phạm" cái gốc/rể của chuyện xẫy ra cho người muốn coi vận mạng mình. Nó cũng là một hình cách, (tại sao gọi là hình cách??? Hình là hình thức; và cách là cách phân biệt phải làm sao tránh né những chuyện gì sẽ xẫy ra, v.v.... mà hầu hết ít ai tránh khỏi chẳng qua là số mạng) để biết chuyện quá khứ, vị lai, v.v... coi khắc, hung, hạp,v.v.... Nói chung là cái gì có tính chất hoạt động, tỏ rõ ở ngoài, hướng sinh khắc, hạp để thấy sự biến hoá không ngừng trong bản thân hay sự vậy mà âm dương xoay vần. Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên: Theo tính chất thì Kim là kim loại, kim khí, vàng - kim cương.
Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
Thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống như biển, sông, hồ, ao, trạch.
Hoả là lửa (coi chừng cháy nhà, hihihi) thì bùng cháy, bốc lên.
Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được, đào chôn, v.v...
Theo cơ bản thì ngũ hành cũng có hai phương diện giúp đỡ nhau thì gọi là sinh mà chống lại nhau thì là khắc. Sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sịnh Theo hành tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Trong tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó được sinh ra; cái khắc ta và cái ta khắc nó, tức là phải có quan hệ mẫu tử, thù địch với nhau. Thí dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
Còn trong sự quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau. Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng - thua. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái. Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường. Thí dụ: Hỏa khắc Kim (tại sao khắc, tại kim khí đưa vô lữa nung thì dể bẻ, cong hay gì đó), Thủy khắc mộc (tại sao? tại vì tui đang cháy ngon lành mang nước dập tắt thì hỏi sao không tức thêm ???), v.v...
Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Có sinh mà không khắc thì không thăng bằng và không phát triển bình thường được. Có khắc mà không sinh thì cũng không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm-Dương (cũng y như có sanh thì phải có tử). Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy.
Và trong Kim Bàn Phật Mẫu Tự thì ngũ hành tạo ra ngũ uẩn từ từ sẽ nói hai cái này nó relate thế nào hén? Bây giờ nói tới ngũ uẩn nè, khè khè... Ngũ Uẩn là gì ????? Để coi theo kinh Ba La Mật ... ngũ cũng là năm; uẩn là nhóm, yếu tố tạo thành từ ngoài vào trong. Theo tiếng Phạn thi là pañca-skandha. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "TA". 5 thứ ngũ uẩn là: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Mình từ từ đi từng uẩn hén!
1. Sắc thì chỉ vào 7 giác quan gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý mà trong kinh Bát Nhã có khoảng 260 chữ của Phật dạy chúng ta và chúng ta hay nghe câu, "thọ tưởng hành thức, diệt phục như thị", "sắc thinh hương vị xúc pháp" v.v... đây chỉ và sáu cái giác quan của con người gồm có: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý do bốn đại chủng đó là đất, nước, gió, lữa tạo thành. Tùy theo cái sắc tạo của chúng biến chuyển hay biến đổi không đứng yên một chổ.
2. Thọ mà thường thì người Bắc hay gọi là "thụ" mà người miền Nam gọi thanh tao hơn là thọ. Theo văn bản của tiếng Phạn thì đó là vedanā, đây là toàn bộ các cãm giác không phân biệt chúng là gì, dể chịu hay khó chịu hoặc ở tình trạng trung tính. Hay nói cách khác thọ còn có nghĩa là lãnh, nạp từ ai hay sự vật bên ngoài vào bên trong tâm thức mình. Thì dụ: mắt lãnh nạp màu sắc, tai thì lạnh nạp âm thanh, tỷ thì lãnh mùi hương, thinh thì nạp vị, thân thì có cãm xúc, và v.v..
3. Tưởng (saññā theo tiếng Phạn) là lấy cái ảnh, tượng bên ngoài đưa vào trong tâm hay nhận biết các tri giác như là âm thanh, âm sắc, mùi hương, mùi vị luôn cả những cái mà nhận biết nó đang hiển diện trong ý. Tuy mang tên tưởng như thật sự có hình tướng sống trong tâm mình. Thí dụ: mình gặp một người hay một con thú hôm qua hay hôm nào, mà hiện tại mình còn thấy nó trong tâm trí mình hay tư tưởng mình. Thì người hay vật là tướng trong tâm tại mình chấp cái hình/tướng đó và nó có ảnh tượng trong trí não mình.
4. Hành còn gọi là saṅkhāra mà như đã nói ở trên trong ngũ hành, thì đây là vận động, tạo tác, hoạt động sau khi có ý tưởng hay sự quyết định, thí dụ như: vui thích, ghét bỏ, giận, hờn, chú ý, để ý có đối tượng tạo nên cái tốt hoặc xấu mà người đời cho là thiện hay ác. Hành thường có hai nghĩa là thiên lưu và tạo tác. Thiên lưu là biến dịch mãi, trôi chảy mãi không đứng yên một chổ như đã thí dụ đó là sông, nước vì mình không thấy sự lưu động nhưng mạch nước vẫn trôi chảy không ngừng biến chuyển. Còn hành của tạo tác là khi ta nói gì, làm gì, suy nghỉ gì do cái thân, cái tâm, cái miệng, ý, khởi sự.
5. Thức (vijñāna) có sáu dạng ý thức liên hệ tới giác quan như là ý của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thuộc vào sáu căn tiếp xúc với lục (6) trần để mà tạo thành. Nếu không có thức thì sẽ không phân biệt được. Mặc khác còn gọi là liễu và chữ liễu đây có nghĩa là rõ ràng. Có tính cách trực giác và nhận thức cái này hay cái kia rồi phản ảnh lại.
Ngũ uẩn theo thuyết nhà Phật gọi là năm sự ràng buộc mà chỉ có Phật, Bồ Tát hay A-La-Hán mới không bị vướng mắc. Đặc tính của ngũ uẩn là vô thường, vô ngã, và khổ. Kinh Bát Nhã thường nhấn mạnh đến cái Không của ngũ uẩn và dạy chúng ta nên coi nó không tướng, không hình, không thức, không thinh, không hương, vị, xúc pháp, nói chung tất cả phải coi nó là KHÔNG! (zero càng tốt hihihi) .
Điểm quan trọng nhất của Phật giáo là chất khổ và vô thường của năm uẩn là một. Khổ xuất phát từ sự bấp bênh, không chắc thật của các uẩn đó; và con người được tạo thành từ năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự đứng đằng sau con người đó (Vô ngã). T ri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa dẫn ta đến giải thoát.
Theo Hoà Thượng Thiện Siêu thì "Bốn thứ Thọ, tưởng, hành, thức là thuộc về tâm. Sắc uẩn thuộc về sắc. Chữ sắc và chữ tâm này tương đương với chữ danh và sắc trong danh sắc của Mười hai nhân duyên. Danh là chỉ cho 4 uẩn là thọ, tưởng, hành, thức. Nói Ngũ uẩn, sắc tâm hay danh sắc chỉ là một. Khi phân tách ra thì gọi là ngũ uẩn, gom lại thì gọi là danh sắc hay là sắc tâm. Ta nói sắc pháp, tâm pháp, hai thứ ấy cũng giống như khi nói về con người, nói chung lại là thể chất và tâm hồn."
Còn nói ngũ uẩn và ngũ hành có liên quan nhau thì ngũ uẩn không khác gì ngũ hành, vì như đã nói ở trên về ngũ hành, thường thì phải có tương sanh và tương khắc. Thì ngũ uẩn do từ ngũ hành mà ra .... vì theo kinh điển của Ngọc Lộ Kỳ Bàn diễn nghĩa là lúc Mẹ Diệu Trì (còn gọi là Lão Mẫu, Phật Mẫu [Mẹ của các vị Phật], Thiên Hậu [Thiên Hậu đây khác với Thiên Hậu bên Trung Quốc thờ phượng xin cho đó là một nha, vì hai người khác nhau đó]) cho các con tức là con người chúng ta xuống trần gian chín mươi sáu ức nhập phàm thai (có nghĩa là 96 ức linh căn chơn tánh, mỗi cái hoá ra hình người xuống phàm nhân). Con người chúng ta lúc đó hoàn toàn trong sạch, không có những cám dổ. Nhưng ác ma hiệu là cái gì Cù Tan hay Cù Tán (chắc phải tìm Ngọc Lộ Kim Bàn [NLKB] mà coi lại, 1999. Vì bà già siêng dọn dẹp để làm đám cưới cho thằng em, mang hết sách kinh vô chùa và một số cho ra recycle, nên giờ hõng biết NLKB ở đâu mà tìm coi?), lòng tỵ hiềm và cao ngạo mới mang 5 con ma trốn xuống trần để ngăn chặng sự trở về của chúng linh căn (là chúng ta) và làm loạn trong Chánh Đạo.
Năm con ma đó là Kim, Mộc, Thủy, Hoả và Thổ. Ác ma sai kiến chúng và buộc ràng chúng để cướp đi cái linh căn chúng ta để từ từ sa đoạ không được trở về mà phải về hầu Diêm Vương mà chịu tội (cái chắc rồi! ). Như "Kim" là vàng, bạc, làm cho chúng ta tham vọng, choá mắt buộc vào thân; "hoả" thì mang cho chúng ta những hành vi nóng nảy, bực tức, giận, hờn, gây chiến động cái oai của con người; "thủy" thì biến thành rượu cao cho nó mạnh cái miệng; thổ thì là nha phiến cho con người khô cằn; và mộc là cho những mỹ sắc làm mê cái tâm của chúng ta. Thành ra ngũ hành là cha mẹ sanh ra ngũ uẩn. Chúng ta dần dần bị trong tửu, sắc, tài, khí yêu ma nó phá điên đảo, não loạn, hôn mê, mà chẳng nhớ lúc xuống trần Mẹ Diệu Trì đã dặn điều gì? Dù là biết ác ma phản bội, đi hại linh căn nhưng bắt tà ma cũng không kịp vì thế mà Mẹ Diệu Trì mới mở hội "Thiên Long" cho người chịu lãnh lịnh xuống trần cứu độ linh căn mang về. Và người được lịnh không ai khác hơn chính là Di Lạc Bồ Tát mà chúng ta đã từng nghe là Ngài sẽ mở hội Long Hoa để đưa con người thiện tánh trở lại sau khi gần sáu muôn năm, tất cả linh căn mê muội quên đi bổn tánh còn lại 92 ức tàng linh không chịu trở về và cứ dần dần càng xa đoạ trong vòng luân hồi điên đảo. Đức Di Lạc Bồ Tát lãnh lịnh (nói sơ sơ những gì nhớ trong đầu thôi nha, chứ mà nói diển nghĩa hết phải đi tìm lại kinh điển ah,) mang các linh căn trở về đó là tại sao chúng ta cứ thấy Ngài đeo một cái túi bự thiệt bự, vì cái túi đó Ngài sẽ thanh lọc con người cũng như linh căn trở lại. Ai vẫn còn sông mê, nhiễm lậu không biết tu tâm, dưỡng tánh lại thì sẽ bị chìm đắm trong vòng Vô Minh, còn người được thanh-lọc sẽ được Ngài mang trả lại cho Mẹ Diệu Trì.
Nói trở lại ngũ hành, nhờ tửu, sắc, tài khí, yêu, con người tham luyến đã dẩn vào trong những ngũ uẩn để tự giam mình trong vòng Địa Ngục. Và không riêng gì Ngài Di Lạc phải ra độ đời ở trần gian thôi mà Đức Địa Tạng cứu thế phải là người lảnh lịnh độ các vong linh căn ở trong Địa Ngục. Nhưng ác ma thì cũng chẳng có thua... (nhưng chúng ta coi film kiếm hiệp, có tà thì phải có chánh, có chánh thì phải có tà. Đánh nhau coi chơi thế thời ai sẽ là người thắng cuộc?) ngoài ngũ hành ra thì mang thêm lục căn .... (nhưng giờ không nói tới lục căn, vì hể nói chắc chẳng thể nghỉ bàn và không biết đề tài này bao giờ mới dứt? ) cho rối loạn cái tánh của linh căn. Con người bị phá rối trong tất cả tôn giáo, biến những người tham danh, tham vọng, chẳng tin vào sự luân quả, không phân phải trái trắng đen.
Giờ thì như chúng ta cũng đã thấy, con người càng thấm sâu vào tội lỗi nhiều hơn, thiên tai, nạn lụt đủ thứ thì cũng là thời điễm mà Lão Mẫu chúng ta giao lịnh cho Ngài Di-Lạc độ linh căn trở về và hội thuyết Long Hoa sẽ ra đời.
Đó là sơ khởi về ngũ hành và ngũ uẩn. Còn người viết bài về ngũ uẩn mà cho mỗi uẩn là tên vầy - khác thì đó là cái sai (xin mạng phép chỉnh lý tí). Tại sao?? Tại vì ngũ uẩn là do trong sự giảng Pháp của Phật nói về thuyết Ba-La-Mật và thuyết kinh chú cũng không thể nghỉ bàn. Không thể cho (dùng lại câu của người đã viết nha) sắc là uẩn vật chất được! Vì mỗi uẩn có một công năng, công hành khác nhau và như Phật đã nói, "sắc là không mà không là sắc" thì không thể cho sắc là uẩn của vật chất. Vì sắc là do 6 căn mà làm ra trong khi hành cũng có thể hành vật chất hay thọ vật chất hoặc thức vật chất. Phải hiểu có là không mà không là có. Còn nếu cho là "tôi gọi uẩn này là uẩn vật chất" thì Phật đã dùng rồi đâu cần tới chúng ta cho cái tên gọi, đúng không???
Vì thực chất thì uẩn nào cũng có cái vật chất, tạo tác, cãm giác và gây ý hết. Khi một người tự nhiên mang cho một người món quà quá trọng vọng kiến cho người thọ bất chợt phải nhận mà ý thức chưa nhận định thì người được "thọ" này thuộc về thọ vật chất, nhưng tư tưởng chưa tạo tác; hoặc một người có ý "hành" (gây ý) hãm hại cho ai mà tự nhiên bao nhiêu người không kịp "thọ" (cãm giác) mà đã thọ (tạo giác). Bỡi vậy mỗi uẩn đều có thể là vật chất, cãm giác, gây ý, tạo tác, v.v... vì trong sanh có diệt và trong tương sinh cũng có tương khắc hoặc ngược lại. Đừng quên trong kinh "Mười hai nhân duyên" có dạy,"Vô minh duyên Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên cho Thọ, Thọ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sanh, Sanh duyên Lão tử, ưu bi khổ não… Nếu Vô minh diệt, ngay đó Hành diệt, Hành diệt tức Thức diệt. Thức diệt tức Danh sắc diệt. Danh sắc diệt tức Lục nhập diệt. Lục nhập diệt tức Xúc diệt. Xúc diệt tức Thọ diệt. Thọ diệt tức Ái diệt. Ái diệt tức Thủ diệt. Thủ diệt tức Hữu diệt. Hữu diệt tức Sanh diệt. Sanh diệt tức Lão, tử, ưu, bi, khổ não diệt." Thành ra chúng ta không thể nào cho uẩn này là vật chất và uẩn kia không phải vật chất; hay uẩn này tạo tác và uẩn kia không có..
Như vậy, dù hợp cả điều là hình sắc, cảm thọ, khổ, vui, thiện ác, thân, tâm, đó cũng chưa hẳng là ngũ uẩn và giả sử như không có năm điều ấy thì cũng có thể là ngũ uẩn. Cho đến âm thanh, tiếng vọng, cho đến hơi thở ra vào, đôi khi cũng chưa phải là ngũ uẩn. Nhiều khi là cái tên gọi chứ chưa hẳn nó là vậy và mặc dù cho hợp đủ hết lại thành ngũ uẩn cũng chưa hẳn là ngũ uẩn. Và nói như vậy thì thật ra đâu mới là ngũ uẩn??? Có ai thấy khó hiểu chưa? Đó là tại sao, Phật nói, "sắc tức thị không, không tức thị sắc, hành tưởng diệt phục như thị" thay đổi và biến hoá trong phạm vi nhỏ nhặt hơn tích tắc (milliseconds).
Suy xét, ngẫm nghĩ, tất cả đó là hoạt động của tâm. Mỗi mỗi đều hòa hợp theo chủ ý của người, nhưng tách biệt ra thì hết thảy đều là không, chẳng có gì, vì thế có uẩn hay không uẩn, có tên hay không tên cũng là không! Phật cũng có nói, "từ trước đến nay, tánh tư1ơng nó bản lai, rỗng lặng, không sắc, không lớn, không nhỏ, không sanh, không diệt, không trụ, không động, không tiến, không lui, không thọ, không tưởng, v.v.. ví như không có hai pháp chỉ vì chúng sanh mê chấp nên lấy cái kia mà cho là cái này, cái kia...." hoặc, "pháp tướng như thế, pháp sanh như thế, pháp tướng như thế, pháp trụ như thế; pháp tướng như thế, pháp dị như thế; pháp tướng như thế, pháp diệt như thế; pháp tướng như thế, pháp diệt như thế; pháp tướng như thế, pháp sanh như thế; pháp tướng như thế, hay sanh ra ác nghiệp; pháp tướng như thế, hay sanh ra thiện nghiệp. Tướng, Trụ, Dị, Diệt kia cũng lại như thế" thành ra chẳng có gì là của cái gì...do chúng ta ham muốn tích lủy vô lượng cho nên giải nghĩa kinh hay gì cũng muốn vô lượng nhưng bao gồm chữ cũng vô lượng mà vô lượng nghĩa đó do từ một pháp mà sanh ra pháp...Làm cho pháp sanh ra vô tướng. Vô tướng như thế tức là vô tướng chẳng có tướng, chẳng tướng mà vô tướng thì mới thật là tướng, bỡi vậy uẩn chẳng uẩn mà do uẩn tạo, uẩn tạo do ta, vì muốn nói uẩn mà sanh ra uẩn thế gọi là vô tướng uẩn. Khi nghĩa của uần như nghĩ khổ, không, vô thường, vô ngã, vô đại, vô tiểu, vô sanh, vô diệt, vô pháp, vô tánh, không ra, cũng không vào, không lui cũng không tiến, cho nên bản lai rỗng lặng. Người nghe sẽ hiểu nhầm hơn. Thành ra cần giải ý đừng nên gọi vầy - kia cho kia chúng sanh chưa còn chưa hiểu biết để phân biệt .
Khi bàn luật về giáo pháp thuyết Ba-La-Mật thì phải hiểu rằng đây là kinh luận cũng rất là khó nghỉ, khó bàn mà Đức Phật thường nói đi, nói lại và người nhận định được đã chứng quả A-la-hán chứ không như thời chúng ta cứ bàn và bàn nhưng chẳng ai chứng ngộ mà lại dẫn dắt một cách sai lạc kiến cho người đọc thêm khó khăn thì là chúng ta cũng gây ý dẫn dắt vào kinh điển lợt lạc. Mình có thể trích giảng cắt nghĩa chứ đừng gây ý nghĩa khác... dể làm người đọc không hiểu cặn kẻ nhất là với kinh Ba-la-mật. Kinh từng là một đại kinh thần chú, thị đại minh thần chú, thị vô thượng chú, và thị vô đẳng đẳng chú.
Với cư sĩ tại-gia một hành trình so sánh, nghiên cứu ngày nay thịnh hành trên mạng phong phú nhưng không vì đó mà không chỉnh đối ý kiến với các sư thầy, những vị từng thao khảo và trao dồi kinh điển giáo lý nhà Phật. Đừng cho nó là vầy hay khác trong khi Phật, Bồ Tát cùng các vị Tổ trích giảng nghĩa cặn kẻ cũng CHƯA từng cho hay nhấn định đó là vầy - khác. Chữ nghĩa kinh điển rất là thuần túy và thâm sâu. Khi mình cho cái tên gọi là 'vầy' hay 'khác' thì ai ai cũng có thể nói, cho, và xài từng ngàn xưa tới giờ không phải chờ tới bây giờ mình mới cho nó là vầy - kia. Với kinh điển thì các quý Thầy cũng chưa đặt chữ lại văn bản của Phật giảng dạy mà chỉ cố ý trích giảng cho chúng ta hiểu nghĩa cho chúng ta hiểu thì xin đừng nhầm lẫn chữ nghĩa rồi cho là "nó" gọi vầy hay khác.
Kinh Phật dạy rằng, "nếu như hòa hợp tất cả các yếu tố đầu, mặt, tai, mũi, lưỡi, cổ, gáy, vai, tay chân, xương, thịt, nội tạng, nhan sắc, âm thanh, tiếng vọng, hơi thở ra vào, cảm thọ khổ vui, phân biệt thiện ác... sẽ hình thành một thực thể.” Bỡi thế ta không thể nào nói cái này thuộc hay gọi là cái này, cái kia được khi chưa thực chất biết nó là vậy - kia. Vì thế ta đừng theo hàng vương giả kiêu ngạo khi dịch bài hay phổ biến bài dịch kinh điển hoàn toàn theo ý mình, chẳng cần biết đến luật lệ. Bỏ thời gian coi lại "Bát Nhã Tâm Kinh" và "Vô Lượng Thọ" sẽ hiểu thêm ý nghĩa sâu sắc hơn. Xin đừng sanh tâm lo sợ, xin lấy tâm chân chánh mà chỉ bày cho nhau .Nhân dịp lể Thích Ca Thành Đạo, con xin cúng dường bài này lên chư Phật, Bồ Tát cùng tịnh Đức Tổ và tất cả Phật Tử đều tinh tấn, hỷ lạc hạnh phúc.
DN & HD
No comments:
Post a Comment