Sunday, December 2, 2012
Saturday, December 1, 2012
Xem tượng Phật 'ẩn' trong hang động kỳ diệu
Xem tượng Phật 'ẩn' trong hang động kỳ diệu
đẹp ghê chưa??
Long Môn động là nơi lưu giữ số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ của Trung quốc.
Được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, hang động Longmen (hay Long Môn động) là một kho báu với số lượng lớn các tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ của Trung quốc.
Nơi này nằm cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khoảng 12km về phía Nam và là một trong 3 hang động nổi tiếng nhất đất nước Trung Quốc.
Là một công trình được khắc hoàn toàn từ đá và dựa trên nền của các hang động rộng lớn tại vùng Lạc Dương, tên của nơi này theo tiếng Trung có nghĩa là “Cổng rồng”.
Nguồn gốc của cái tên này xuất phát từ hình dáng hai bên sườn núi - nơi các hang động được chạm khắc, kết hợp với dòng sông Yi ở giữa nhìn như một cánh cổng vòm.
Hang động được khởi công từ năm 493, thuộc triều đại Bắc Ngụy (năm 386 - 534), khi mà giai cấp thống trị chuyển đến Lạc Dương.
Nó tiếp tục được xây dựng thông qua 6 triều đại kế tiếp nhau, tổng cộng trải dài hơn 400 năm.
Hang đá Long Môn còn giữ lại nhiều tài liệu vật thể lịch sử về tôn giáo, mỹ thuật, thư pháp, âm nhạc, trang phục, y dược, kiến trúc và giao thông của Trung Quốc và nước ngoài.
Bởi vậy, cụm hang đá Long Môn còn là viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc đá cỡ lớn của Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Long Môn động có 2.345 hang động và hốc, 2.800 câu thơ chạm khắc, 50 tháp Phật, 100.000 pho tượng Phật.
Trong đó hang Tân Dương, chùa Phụng Tiên và hang Cổ Dương là tiêu biểu nhất.
Hang giữa Tân Dương là tác phẩm tiêu biểu của thời Bắc Ngụy (năm 386 - 512 ). Hang này thi công trong suốt 24 năm mới hoàn thành, là hang khắc tạc trong thời gian lâu nhất. Trong hang có 11 pho tượng Phật lớn.
Thích ca Mâu ni là pho tượng chính trong đó, mặt mày thanh tú, tự nhiên, được coi là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đồ đá của thời Bắc Ngụy.
Trước tòa Phật Thích ca Mâu ni có tạc hai con sư tử đực khỏe mạnh. Hai đệ tử đứng và hai Bồ tát ở bên phải và bên trái, nét mặt của Bồ tát đang mỉm cười chăm chú, trông hiền từ đôn hậu.
Trong hang còn khắc tạc nhiều pho tượng Bồ tát và tượng các đệ tử đang lắng nghe kinh Phật, trông rất sinh động.
Phụng Tiên là hang lớn nhất của cụm hang đá Long Môn, đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá của thời nhà Đường (năm 618 đến năm 904 ).
Chiều rộng và chiều dài của chùa đều hơn 30m. Tất cả cụm điêu khắc trong chùa Phụng Tiên là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức hoàn mỹ, trong đó phải kể đến pho tượng Phật Lư Sá (Vairocana) là một kiệt tác nghệ thuật tuyệt hảo.
Tổng chiều cao của tượng Phật Lư Sá khoảng 17m, đôi tai dài 2m, thân hình của tượng Phật đầy đặn trang nhã, hết sức sinh động.
Ánh mắt đầy trí tuệ Phật từ trên đưa xuống, vừa vặn gặp ánh mắt ngước lên của mọi người đến chiêm ngưỡng, khiến ai cũng cảm thấy sự rung động tự tâm linh mình, đầy sức hấp dẫn nghệ thuật.
Hang Cổ Dương là động được tạc sớm nhất trong cả cụm hang đá Long Môn, có nội dung phong phú nhất, là một hang nữa có tính đại diện của thời Bắc Ngụy.
Hang Cổ Dương có rất nhiều khám Phật, những khám Phật này phần lớn đều có lời đề, ghi lại họ tên của tác giả hồi bấy giờ, cũng như năm tháng cụ thể và nguyên do của nó.
Đây được coi là tài liệu quý giá để nghiên cứu thư pháp và nghệ thuật điêu khắc thời Bắc Ngụy.
“Long môn thâp nhị phẩm” (12 báu vật Long Môn) là cột mốc lịch sử thư pháp Trung Quốc, phần lớn đều tập trung tại đây.
“Long môn thập nhị phẩm” đã đại diện cho thân bia thời Ngụy, nét chữ ngay ngắn thành thạo, khí thế mạnh mẽ cứng cáp, là tinh hoa của nghệ thuật thư pháp khắc bia của hang đá Long Môn.
Trong hang cũng lưu lại những bài thuốc y học, có niên đại từ năm 575, chữa trị hầu hết mọi loại bệnh từ nguy kịch đến cảm lạnh thông thường. Rất nhiều trong số đó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Khu di tích khổng lồ này là một bằng chứng rõ ràng cho tài năng và sức sáng tạo, thay đổi tạo hóa của con người
Friday, November 30, 2012
Thursday, November 29, 2012
Wednesday, November 28, 2012
Tuesday, November 27, 2012
Monday, November 26, 2012
Friday, November 23, 2012
Subscribe to:
Posts (Atom)