Monday, June 1, 2020

Trí Tuệ và Tà Tuệ




green mountain and water-Natural landscape HD wallpaper Preview ...

Con người muốn lấy thiên hạ phải nghĩ tới bá tánh, chứ không vì tư lợi riêng. Theo kinh Đại Niết Bàn, Đức Phật có dạy: "Người có lòng tin mà không có trí tuệ thì thường làm tăng trưởng vô minh.  Người có trí tuệ mà không có lòng tin thì thường làm tăng trưởng tà kiến". Vì thế nhiều người cứ nghe và nói nhưng lại không chiụ phân tích.  Khi một chiều hướng đưa ra thì cho là "mình không như họ" nhưng thực thi lại như họ.  Vì thế tu vẫn tu, hành vẫn hành nhưng trí tuệ chánh cần được hiểu là dùng đúng năng lực suy xét, phán đoán sự việc để đi kèm với lòng tin vào chánh pháp để không bị rơi vào tà kiến thì lại hờ hực.  Khi lời nói xấu, tốt đưa ra mình phải coi đó là sai hay đúng, dùng thêm sự thanh lọc, quán chiếu để mình có được sự nhận định đúng, sai để đừng đi vào si mê, tà kiến và làm cho bản thân mình lún sâu và chỗ si mê tăm tối.
Cũng như ngày nay, vì tư thù, vì cá nhân, vì danh vọng, vì đủ thứ gây ra não loạn chiến tranh, hay vì cảm tính để lấy danh mà bất chấp mình đưa nhiều người vào chổ chết.  Vì sao?  Vì sự việ làm không được đi kèm với lòng tin vào chánh pháp. Thấy người ta làm thì mình phải làm hơn, thấy sự việc trong nhiễu nhương thì mình lợi dụng rồi hại người không vì tiền thôi mà vì một cá nhân danh vọng hay tư thù để bóp méo cuộc đời đi vào tăm tối.  Yếu tố của Phật dạy là lòng tin và trí tuệ và không thể xem thường hoặc bỏ một yếu tố nào cả, cũng như mình phải lấy đạo làm đời và đời làm đạo. Không chỉ lấy đạo hay đời thôi thì không đủ lý trí và nhận định thì suốt đời mình vẫn là kẻ si mê do dù mình có quỳ lại Phật hay thiền mấy canh cũng không làm người chân chánh của Ngài.  Vì người có trí tuệ mà không có lòng tin thì rơi vào chỗ tự cao, tự cao ta làm ra được hơn, ta có tiền ta muốn làm gì thì làm, ta tạo chuà, chuà là của ta phải tuân thủ theo ta, v.v… đó là ngã mạn, luôn cố chấp và không nhận thức, hiểu rõ vô ngã, tánh không hay vô lậu cùng hữu lậu theo hiểu biết, phán đoán, suy diễn của mình.  Nhưng khi mình nghe ai nói, thì cũng hoà đồng thấy sai của người nhưng mình lại làm cũng như người.  Vì vậy sự sai lầm đó càng ngày càng tăn trưởng chỗ biết tà tuệ không chân thật.
Có thời Đức Phật thuyết giảng về sự hiện hữu và ý nghĩa của tánh Phật trong mối quan hệ so sánh, phân biệt với hư không để làm rõ ý nghĩa trong thời gian giữa cái “không” và “có” của tánh Phật.  Tuy người đọc thì cho là khi ta làm thiện, khi ta giúp ai, cái tốt ta thấy thì cho là “có” và ngược lại khi ta làm ác, xấu, v.v.. thì cho là “không” mà lại không hiểu Tánh Phật là thường nên oh ta hành thiện, ta cho được là ta “có” phước mà phước mấy đời, ba đời, mười đời hay nhiều đời?  Đó là ta còn cái chấp của ba đời mà chưa nhận ra phước vô lậu của nhiều đời tăng kỳ kiếp. Đây là “Tà Trí”.  Và cũng do sắc của phàm phu  của chúng ta mà ra hay hay mê muội mà mắc phải.
Hoặc có người cũng tu tập, tạo lập chuà chiền, niệm Phật đường nhưng cho là của ta, tạo cho cửu huyền ta, v.v.. nhưng vậy cũng là chấp cho riêng ta, phước phần ta được cũng chỉ cho đời ta, cha mẹ và con, thế cũng là ba đời nhưng chưa hẳn là ba đời nếu long ta cứ chấp, cũng như khuyên người về tu tập nhưng lại “ngày ngày niệm Phật Di Dà, lấy đồ bá gia, cho kẻ không nhà, Có về Cực Lạc không ta?”  Y như trong chuà tạo sự tu tập bát quant rai mà không chỉ rõ 1 ngày tu tập thế nào, Thọ Bồ Tát Giới nhưng ngũ giới là chấp ngã, tham, sân, si vẫn cứ ôm.  Nội cái ăn thôi, chưa hết thời ăn đã lo tham bỏn xẻn, cất dấu, xin mang đi rồi. Vậy thì pháp tu tập có giúp cho chúng ta ra khổi vòng xoáy ô nhiễm của thế gian chưa?  Trình Thầy, thì cho là “nói không được”.  Ủa nói không được sao còn cho thọ giới, thọ bát quant rai?  Nói không được phải nói và nói, nói chừng nào nghe thôi, vì Đức Phật có dạy, mỗi người có căn cơ khác nhau, có người nói một lần họ hiểu, nhưng có người nói nhiều lần họ mới hiểu chứ đừng cho là “tui đi thọ bát”, “tụng giới”, thọ và tụng gì? Đó là trong lòng còn sự khác biệt giữa sự giải thoát và chưa giải thoát.  Ta đi thọ thì là mong ta có sự tu tập để giải thoát nhưng khi ta thọ cái ăn của chùa, cái cất dấu, bòn mang về, v.v…(??) đó là chưa giải thoát, tâm còn hơn chúng sanh. Vì vậy hình tướng và sắc của phàm phu còn.  Tới ngày thọ thì lo đi (tốt) nhưng cái tướng phàm phu khổ là lo “lát ăn gì? Xin về, lấy trước mặt cho ai … có ăn hay không?  Thế mới thấy “sắc của Như Lai” chưa xa lià sự phiền não và không bao giờ biến đổi được khi “sắc” ô nhiễm vẫn còn. Vì thế đừng muốn chiến thắng ai đó là mình có thể biến hình tướng sắc theo ý mình hay không có lòng từ, đừng có lợi dụng lòng từ thương yếu đó để chiến thắng cái tham vọng của ta.
Như thế giới ngày nay không ai hiểu rằng cuộc sống là con dao hai lưỡi.  Một bên là khoan dung và một bên là cố chấp.   Bớt dị kỷ và chiếm hữu cũng như xả hội trái tim của cộng sản và người dòi chủ quyền dân chủ hiện tại chỉ nghỉ tới tư lợi vương vị riêng không vì thương yêu bá tánh.  Dối trá biểu tình, đập phá, chém giết, giả ở tù để ra nước ngoài xon thì chửi rủa, bòn lấy sự vị tha của kẻ khác làm tư lợi cho mình. Đó cũng không phải vì thái bình tự trị cho dân mà lấy chiến tranh mong chấm dứt và nghỉ chỉ có chiến tranh dẹp hết mọi nước trên thế giới mới gọi là Thái Bình.  Cái thái bình ấu trỉ càng luận.  Thái Bình không phải chỉ lấy cả thế giới, lấy dân thu về mình mà phải biết dân lành đang trong lầm than khốn đốn. Một nước và con người mà chỉ biết tới thắng thua và chiếm đoạt toàn cầu và của ai, giống như bọn Dân chủ (DC) Mỹ cũng thế.  Chỉ biết làm sao thu lợi, thắng và nắm quyền trong khi dân tình đang lầm than khốn đốn. Thế cho nên cả đời không chỉ có được cửu cảnh,  muốn trở thành bá vương thiên hạ.  DC cũng thế, sẳn sàng vì tư lợi riêng bán đứng dân mình không một chút sót thương miễn sau làm giàu và sung túc cho riêng họ.    Sằn ràng đánh phá, nén đá dấu tay để dành lấy quyền lực.  Nhưng một khi họ nắm được quyền hành và địa vị có thì trong thâm tâm họ cũng không được yên vì lúc nào cũng nghỉ làm sao có thêm, và làm sao trừ khử những người đang rình rầm hay cướp phá ta.   Đó không phải là tình thương yêu đích thực.  Mà lòng thù hận, sự căm ghét, ích kỷ không giúp mọi chuyện tốt lên ngoài sự mất mác.   Càng cao sang, quyền tước bao nhiêu thì lo lắng bấy nhiêu.  Y như trong kinh Địa Tạng, Phật có nói, "có nhà lo nhà, được 1 lo 1, lo cho bằng người"... vì thế con người cứ mù quáng, tà kiến theo tam độc mà không dùng tâm tư định lại coi mình phải và nên làm gì để đưa bản thân mình tới tuệ giác.  Do vậy cứ tà kiến, mù quán theo thói xấu để lấy danh, lấy lợi mà không rõ mình có mang được những thứ đó về truyền đài với mình hay không khi ngó đầu lại thì đã rêu phong. Đây cũng gọi là “Tà Trí”. 
Nhiều sự việc ngày nay, nếu chịu khó ngồi định tâm, quán chiếu lại thì sẽ phân biệt rõ giữa chúng sanh phàm phu và bậc giải thoát như định nghĩa mà Đức Phật đã nói, “Người nào chưa biết rõ được về phiền não cũng như nguyên nhân sanh ra phiền não, quả báo của phiền não, phân biệt được nặng, nhẹ của phiền não và dứt trừ phiền não mà tu hành đạo thì người đó chính là Như Lai.  Người nào không biết được về điều phiền não như nguyên nhân sanh ra phiền não, quả báo của phiền não, không phân biệt được phiền nặng và nhẹ, không thể tu tập đạo, người đó chính là phàm phu.”  Và Đức Phật có giảng rõ ba loại phiền não là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.  Vô mình chính là cội nguồn của tất cả mọi phiền não.  Ta thấy người đau khổ mà còn chần chờ thì phiền não của ta chưa rõ ai đau khổ, Thí dụ: Ta thấy người lo, ta chưa cho cũng còn phiền não do dự đó còn phân biệt. Ta thấy lo rồi ta mới cho đó là dục lậu.  Khi có nhiều ta vẫn tham đắm cho mà không hiểu ai cần ai không, cứ đắm cho là tạo dục lậu của quả phiền não.  Người có đủ sức để cho nhưng lại đắm xin thêm là tạo nhân vọng tưởng và tham si, v à nhất là còn hình “sắc”.   Vì thế tất cả chúng ta ai ai cũng giống như vậy, cũng phân nhiều loại và hình tướng, sắc.  Cũng là phiền não tạo ra não phiền mà cứ cho ta tu tập nhưng không nhân định được thế nào tà trí tuệ và tà tuệ.  Phải làm sao mà quả phiền não tạo KHÔNG tạo ra nhân phiền não thì ta mới có hạnh thanh tịnh của “Trí Tuệ”.   Khi phiền não không tạo ra não phiền thì đó mới có thể chấm dứt được sự tương tục của dòng nghiệp lực tìm giải thoát, đó là trong Tứ Diệu Đế, tập khổ, diệt khổ để đạt “đạo khổ”.
Cho nên học Phật phải dũng Bi, Trí, Dũng.  Đừng lấy sự quán xét cảm thọ để làm nguyên nhân trực tiếp phiền não.  Khi nguyên nhân trực tiếp phiền não sanh là vì mình còn cái lý tình, bỡi, bị sanh khởi nhất là để cảm thọ trực tiếp qua sự quán xét mà không nhận định. Phật dạy “PHẢI” khỏi đầu từ sự quán xét cảm thọ đừng để cảm thọ chi phối.  Tu tập phải quán xét các nguyên nhân của cảm thọ, rồI để quả báo của cảm thọ.  Nhờ vậy mà mình sẽ tìm ra nân của cảm thọ và dứt trừ về nhưữg chấp kiến và ngả.  Đừng cãm tính theo hình sắc nhiều, quán sâu về cảm thọ và nhất nhất quả của thọ là “ái” (tham ái) và vọng tưởng thì sự tu tập của ta sẽ theo Chánh đạo đủ khả năng giác ngộ, thì quả vị an lạc mới giải thoát.  Hãy nhớ “sự ham muốn chân CHÁNH  là căn bản, giải thoát, xúc là nguyên nhân, cảm thọ là chỗ thâu nhiếp, khéo suy xét là chỗ tăng trưởng, cho tới niệm là pháp làm chủ, định là pháp dẫn dắt, TRÍ TUỆ là pháp trổi thắng, giải thoát là pháp chân thật thì kết quả gọi là NIẾT BÀN”.

Nhiều dân trí thức cứ cho mình là phải mà không chiụ nhìn lại xong cho là nhà có phước đức nhiều lắm vì thế cho nên xả miệng nói mà không nhìn lại bản thân mình. Trỉ trích người khác vô nhân đạo mà mình không dám cho hay giúp đở ai.  Ai đi ngang nhà mình thì ghét lắm, gắn đủ máy quay tứ hướng.  Nhiều nhà tài phiệt thì tung hô biểu tình bạo loạn, giết hại, lấy cấp thì cho là đúng.  Kỳ thị với nhau cho là đúng (nhưng đừng kỳ thị họ, sai đó nghen).  Sẳn sàng đánh đổi một kẻ cướp, nghiện ngập để làm anh hùng trong khi bao nhiêu chiến sĩ giữ an bờ cõi ngoài kia thì cho là kẻ sát nhân... Ôi nhiều quá, thế mới nói, con người chỉ dưạ dẫm vào vài đồng để bạo loạn và thà bán rẻ lương tâm mạng sống mình để cho những kẻ gọi là "lương tâm" ngồi ngất ngưỡng trên cao tàn hại đất nước mà mình là một công cụ bị họ xỏ mũi, và đáng thương là mình mang hết gia đình con cháu để làm bình phong cho họ mà không hiểu mang sống mình quý hơn vàng nhưng lại đánh đổi bằng vài trăm bạc.
Và hãy nhớ, Phật dạy: "tham dục là thức, xúc chạm là sáu nhập, chổ thâu nhiếp là cảm thọ, tăng trưởng là vô minh, pháp làm chủ là danh sắc, pháp dẫn dắt là tham ái, pháp trổi thắng là chấp thủ, chổ chân thật là hiện hữu (khổ cái ai cũng nói thích chân thận ghét dối trá nhưng lại ... ), chỗ rốt ráo là sanh, già bịnh chết ( nhưng lại sợ chết rồi cứ đi coi đồng bóng, nào là dính duyên căn, phải cắt duyên căn, v.v.. hay có người trích trữ đồ đặc và đồ ăn ôi thôi mà sợ, nghe biết để ăn cả 2 năm cũng không hết, nào là mua thêm tủ ngăn đá, mượn ngăn đá ở nhà hàng đóng cửa để chứa đồ. Còn người thì mua con tôm hùm hơn $120 để ăn cho là 'phải ăn', hay có người nói không ăn trứng, tỏi, hành nhưng ai mang bánh bông lan, những món ngon có hảnh tỏi thì ăn lấy để, còn cất dấu nữa.  Nực cười là có nhiều tu sĩ lén lấy vài ba trứng trong vĩ ăn, ăn thì ăn nói đâu ai cấm cần gì phải lén lấy mỗi vĩ trứng một chút? )"  Hãy tự nhận thức đúng sa. Nên nhớ ai cũng sanh, già bịnh, chết, Phật và các chư Thánh Chúng cũng chết nhưng các Ngài thoát được cảnh giới nên gọi là Nhập Niết Bàn còn chúng ta thì còn tham, ái, v.v... nên "chệt" thôi.
Thế giới này, cuộc đời của chúng ta cũng giống như cơn mưa, vừa lúc nãy nó rơi nhưng giờ rồi thì lại hết mưa.  Nhưng không có nghĩa là chưa bao giờ mưa.  Vì thế phải nhìn nhận và quán chiếu coi sự việc thề nào là thế nào. Không thể cho vầy hay khác, Trí tuệ và Tà tuệ là do ta thanh lọc quán sát.  Giống như mặt trăng khuyết tròn và lại tròn khuyết theo thời gian.  Cũng đừng bao giờ muốn chiến thắng bản thân hay cho mọi người biết ta ... cũng đừng vung vãi cho là tiền có thể mua tất cả. Vì thực chất con người luôn nhìn vẻ bề ngoài, thực chất thì luôn bịt mắt chúng ta mà không thấy (sắc gây ra phiền não).  Thắng ở định, bại ở si, và thành ở Trí, phải nhớ như vậy thì cái "sanh" của ta sẽ có "hạt".
Remember, the word and action is the important thing you are. The day you proved to everyone who used to wrongly appraise you to see that the truth is, you're good person and how valuable you are.  Cũng nhớ rằng, "hãy giữ cảm xúc bên trong thì ta sẽ tìm thấy ánh sáng phía trước" vì vậy, ta dể dàng tiếp cận mục tiêu của mình làm, đừng theo cảm xúc bên ngoài mà không nhìn thấy ánh sáng đường đi của ta làm.  Phật nói, "Bớt để cảm xúc dẫn dắt ta.  Muốn tu tập Phật đạo trước phải trao đồi đạo làm người.  Nếu đưa cảm xúc vào đạo làm người chưa trọn thì hẳn đạo Phật còn xa lắm vậy."

Nhưng nói đi thì cũng nói lại, ngay cả trong film cũng có làm và nhiều truyện từ các cao tăng thuyết giảng và những gì trong đời sống cũng cho ta thấy kiếp trước tạo tác, ăn cắp, giết người, kiếp sau vẫn sanh ra trong gia đình giàu có, sung túc, học hành.  Còn người bị hại, thì không cho họ được siêu thoát vì lời quyền và theo mãi kiếp nào để đòi lại công bằng thì đoạ lạc vẫn đoạ lạc. Kẻ bán nước, hại dân, giết người ngay hiện tại cũng tạo bao nhiêu điều nhưng vẫn ăn trên ngồi trước, v.v.... chết cũng rình rang, tu sĩ dạy một đàng, làm một nẻo thì cũng cao sang rộng chùa, phung phí, nịnh hót, v.v.. thành ra nói nhân quả tuần hoàn, gieo nhân nào gặt quả đó phải coi lại, nếu phải xuống gặp Diêm Hoàng thì cũng phải hỏi và để Ngài phân tách nhân quả ở đâu? Ai bị hại và họ đền tội khi nào và lúc nào?  nếu họ bị tội thì bao lâu sao mau chóng thành người giàu sang thế?  Phải chăng cái giàu của họ làm giết người, cướp của được đầu thai sớm và kẻ hiền lương thì mãi mãi đắm chìm trong tối tâm ngục lạnh A Tỳ? Vậy thì "trí tuệ" và "tà tuệ" phải chăng là nên hành tà để có được niềm vui hạnh phúc, sung túc, sang giàu mai sau hơn là trí tuệ tu hành chân chánh?  Người làm phải thì luôn long đong, kẻ bạo tàn thì ngày càng danh thơm tiếng tốt, tiền bạc chất chồng.  Thế giới ngày nay, lưới trời lồng lộng quả thật tuy thưa cho nên thiếu xót nhiều người gian ác.
thôi cũng như bèo mây, 
đời ai biết  đong đầy
sương gió lạnh luồn qua
nào ai biết bóng ngày xa.

trí tuệ ,tà kiến là
như chiêc bóng trăng tà
tìm đâu thấy bóng xưa
đưa ta xa lối về

dù là còn say đắm
chớ nên để trí, tà
vụt mất khỏi đời ta
dẫm lạc lối cho nhau.

Nam mô Pháp Giới Thọ Thinh Trí Tuệ Phật.


  ------------------------------------------------


- Này các Tỷ kheo, có hai pháp đưa đến tri kiến như thật. Thế nào là hai ? Đó là chỉ và quán (Định và Tuệ).

- Khi chỉ phát triển, hành giả cảm nghiệm được lợi ích gì ? Tâm được tu tập. Khi tâm được tu tập, hành giả cảm nghiệm được lợi ích gì ? Tất cả tham dục được đoạn trừ.

- Khi quán được phát triển, hành giả cảm nghiệm được lợi ích gì ? Trí tuệ được phát triển . Khi trí tuệ được phát triển, hành giả cảm nghiệm được lợi ich gì ? Tất cả vô minh được đoạn trừ

- Tâm bị tham dục làm ô nhiễm thì không thể giải thoát; 
trí tuệ bị vô minh làm ô nhiễm thì không thể phát triển. 
Như vậy, này các Tỷ-kheo, sự đoạn diệt của tham dục đem lại tâm giải thoát;  và sự đoạn diệt của vô minh đem lại tuệ giải thoát.

( Tăng Chi BKII: iii, 10; I 61)

No comments:

Post a Comment