Saturday, January 23, 2016

Bố thí và ''cái tôi''


Phật day bố thí là vị trí đứng đầu nhưng khổ nỗi các tu sĩ Phật giáo cứ nói mà chẳng bao giờ hành cho đúng cả trong khi tu sĩ Thiên Chúa giáo, Jesus chẳng dạy họ hành việc bố thì cả mà họ luôn luôn đặt chữ "bố thí" lên hàng đầu.  Họ sẳn sàng lao xả bản thân vào lo cho người đang thiếu may mắn.  Họ không bao giờ nghỉ chuyện họ làm là phải có con chiên giúp đở mà họ dựa dẫm vào nhân lực trước và kế là 1 phần tiền phước sương mà con chiên đã cúng dường trong các khỏa lể.  Nếu chuyện họ làm được thêm sự giúp đở của các con chiên thì họ điều nghĩ đó là phúc lành thêm cho người thiếu may mắn.  Trong khi quý tu sĩ Phật giáo thì chỉ biết bo bo gìn giữ thùng phước sương chẳng bao giờ dám bỏ ra dù đó chẳng phải là tài sản của họ nhưng khi vào tay rồi thì khó lòng lấy ra. Đa số là thế! Mặc khác còn giảng những tin chẳng bao giờ bỏ mình đi lăn xã vào chứng kiến cho đúng thấy, nghe, và hành mà cứ dùng chữ, "nghe người ta nói".  Khổ thế đấy!

Cứ nghe giảng, "chết cũng chẳng mang theo" vậy mà tạo tác thay các vị tu sĩ Phật giáo nhà ta cứ giữ không dám cho thế mới lạ. Sadtu!
















                                                            

                                       Namo Sakya Muni Buddha


                                       Bố thí và ''cái tôi''

          Trong Phật giáo, khái niệm Lục độ hay Lục ba-la-mật gồm sáu hạnh: Bố thí, Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. 
Hạnh Bố thí giữ vị trí đứng đầu. Trong tâm thức của người học Phật, Bố thí được nhận thức là một pháp hành cần thiết trên đường trở về bến Giác với mọi hạnh nguyện cao cả. Đó là sự buông xả, buông xả sự dính mắc về thân thể và buông xả những dính mắc của ý niệm.

     Trong thân phận làm người thì bản ngã là chủ thể đại biểu của ngũ uẩn giả hợp. Ngoài ngũ uẩn đó ra thì không còn một “cái tôi” nào khác. Nhưng do mê lầm mà con người bám chấp vào ngũ uẩn giả hợp tạo ra thân tâm là “cái tôi”, là “bản ngã” của mình, xem “bản ngã” như là cái gì có thật tất yếu. Từ đó sinh khởi vô số niệm tưởng phân biệt, ngã chấp, pháp chấp và tạo nên một vành đai ngã sở là những “cái của tôi”, một pháo đài của lòng tự kỷ, của tập khí sâu nặng.

     Việc ý thức “cái của tôi” là ngã sở tác dụng tách biệt với thế giới mà chúng ta đang sống. Cảm thức về sự tách biệt này là ảo tưởng, trên thực tế là ảo tường nguy hiểm nhất của chúng ta trong khuynh hướng chạy theo chủ nghĩa duy vật mà cốt tuỷ chính là thường xuyên bị ám ảnh bởi biểu tượng về tiền bạc, địa vị và quyền thế. Phải chăng đây là sự bất lực để nhận ra bản tính “chân không” của bản ngã mà tính duy lý không thể hiểu và không nhận biết được chiều sâu của nó. Vì thế, ta lại quay qua cố gắng khai thác các khả tính mà thế giới trần tục có thể cung ứng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, không có gì của trần gian này có thể lấp đầy cái hố thẳm không đáy nằm tận sâu trong nội tâm.

      Vấn đề không phải là loại trừ bản ngã vì nó đâu có thực sự đâu, mà chính là hướng tới một ý thức về bản ngã ít mang “tính nhị nguyên” hơn và mở dần đến tính “trống không” của ý thức bản ngã. Bố thí có công năng như chiếc chìa khoá mở toang được cánh cửa vào lòng tự kỷ, đột nhập vào vòng đai của ngã sở. Bố thí sẽ làm cạn kiệt dần nhựa sống, nuôi dưỡng cây đại thụ bản ngã, ích kỷ hẹp hòi. Như thế, bố thí là công hạnh khởi đầu một đời sống của tâm quảng đại, nuôi dưỡng lòng vị tha, là bước chân khởi đầu đến với Phật pháp.

     Tuy vậy, việc thực hành bố thí phải trải qua một thời gian kiên trì, thì mới phát triển được hết ý nghĩa thâm sâu của nó theo hướng vô cầu và vô chấp, không còn xem đó là những việc làm xứng đáng tự mãn. Người bố thí không còn nghĩ tưởng đến việc mình đã làm, không khởi tâm niệm về đền ơn đáp nghĩa, không đợi chờ lời khen ngợi tán dương.
Rõ ràng, bi nguyện càng tăng trưởng thì lòng tự kỷ hẹp hòi, kiêu ngạo phải tàn lụi và công hạnh lợi tha kết tinh dần dà thành quả vô sinh. Tấm gương sáng ngời muôn thuở của Đức Thế Tôn đã cho thấy sự kết tụ của vô lượng hằng hà sa số tinh thần vị tha đã tạo nên một nhân cách siêu tuyệt khiến cho toàn thể loài người nghiêng mình kính phục vượt qua thời gian và không gian vô tận. 

     Phật giáo là một nền giáo dục chứ không hoàn toàn là một tôn giáo. Chúng ta không thờ đức Phật như qui ngưỡng một vị Thần, mà chúng ta tôn kính Ngài như một vị thầy: “Đức Bổn sư”. Có lẽ đừng nên hiểu rằng chúng ta là những tín đồ tôn giáo mà là những học trò của đức Phật. Giáo lý của Ngài giúp chúng ta thoát khổ, đạt đến chân hạnh phúc cho riêng mình và cho người khác và nói bao quát là cả chúng sinh. Chúng ta thực hiện bố thí là để giải trừ tham, sân, si và kiêu ngạo.

Giáo lý của Ngài là một kho tàng vô giá, là tinh tuý của nền văn hoá thế tục. Trí huệ của Ngài là một sự hoàn hảo của vũ trụ, có khả năng giải quyết những vấn đề của đời sống. Đức Phật dạy rằng, mọi vật đều như giấc mộng, như ảo ảnh như cái bóng, như bọt nước (Kinh Kim Cương). Không có gì trường tồn, không có gì chắc thật để cho người ta thủ đắc hay bám giữ. Khi thấu hiểu ra rằng không có gì để được hay mất, lúc đó chúng ta thoát khỏi vô minh.

Thông thường, Bố thí được đức Phật qui nạp lại thành ba loại: Bố thí tài, Bố thí pháp và Bố thí vô uý.

1/ Bố thí tài vật gồm hai phương diện bên trong và bên ngoài.
 Phương diện bên trong là tất cả công sức tâm trí lẫn thể xác làm lợi ích tha nhân. 
Phương tiện bên ngoài phụng hiến tiền tài, vật chất…

2/ Bố thí pháp là đóng góp truyền thông những kiến thức có lợi cho người, 
là làm hết sức mình để truyền dạy cho những ai cần học hỏi ở mình. 
Kết quả của việc bố thí pháp là chúng ta sẽ được sáng suốt thông túc hơn.

3/ Bố thí vô uý là đã thông, giải toả sự lo âu của người khác, chia sẻ những khúc mắc, an ủi, 
bảo hộ để người khác được an tâm, an toàn hơn. Quả báo là được khoẻ mạnh, thân tâm được tự tại. 

NCH








No comments:

Post a Comment