Monday, February 13, 2012

Chuyến đi cuối tham quan thành phố


Nếu những ai từng làm cho bịnh viện dưỡng lão thì mới thấu hiểu cái cuộc đời về già của bao nhiêu người khác trong đó sẽ có chính bản thân mình từng ngày tháng sẽ là chặn đường như vậy.   Nhỏ tui làm cho viện dưỡng lão 4 năm .... mỗi một lần thấy mấy bà/ông còn khoẻ khoắn xuống dining hall là vui lắm .. Các bô lão ở đây rất là thuần và yêu thương giúp đở cho nhau chứ không như lúc còn sống, nào ganh, nào ghét, tỵ hiềm ....v.v...  Mọi thứ với họ trở thành một đại gia đình tuy là phòng ai nấy ở nhưng khi bước ra ngoài phòng là như anh chị em, v.v... họ đùm bọc lẫn nhau và quý mến nhau lắm.  

Nhỏ tui may mắn là chăm lo "cọc cằn" cho ai cũng đều được họ thương.  Ngày ra trường trung học, Nhỏ tui được mấy bô lão làm một party nhỏ và tặng rất nhiều quà và bông trong đó cũng có cả hơn $100 tiền mặc do các ông bà hùn lại cho... trong đó cũng có một bà đã 110 tuổi đã cho Nhỏ tui một sợi dây chuyện bằng vàng chạm hình lá cây vàng 10K (thiệt đó nha) đó là vật yêu thích nhất của bà.  Nhỏ tui hỏi sao bà cho con, bà nói,"bà không có thân nhân và sẽ chết nay mai, bà không có gì quý ngoài sợi dây chuyền này nên bà muốn con nhận nó".  Bà không thấy đường như mỗi lần nghe tiếng nói của Nhỏ tui bà ôm chầm và nựng hai gò má.  Bà đọc tên Nhỏ tui không được nên bà gọi Nhỏ tui là "Thiên Nga trắng" và mỗi lần nghe tiếng là bà hỏi "TN trắng của bà tới rồi".  Ngày nào bà không ra ăn cơm thì nhỏ tui mang lên phòng cho bà và trò chuyện cùng bà... xong lau chùi cho bà và đặt bà nằm xuống.  Nhiều cô y tá muốn bà ngồi cả mấy tiếng đồng hồ mới cho bà nằm. Bà vẫn cứ ngồi ngũ gục trên chiếc xe lăn.

Rất có nhiều ông/bà mà Nhỏ tui không bao giờ quên.... Nhiều bà lăn đù ra khóc như con nít, nãy nãy rất là bực mình, nhưng mấy bà/ông y tá làm Nhỏ tui còn bực mình hơn.  Người nào mà họ lo không xong là cứ kêu Nhỏ tui làm... mà sao thời may Trời thương, ông bà nào cau có một, hai lần là lần sau như chịu phép nghe lời ..... Thế là cứ ngày nào Nhỏ tui làm là mấy ông bà giành Nhỏ tui cho bằng được.  Cũng vì cái tánh "càng".  Cứ hể không gặp thì thôi mà gặp thì cứ bắt phải lo một lượt, Nhỏ tui có hai tay, hai chân thôi làm sao lo hết.  Bữa đó, Nhỏ tui đứng chần dần ai nói gì cũng không thèm làm .... khoan tay, nhịp cẳng chơi .... cho tới mấy ông bà thấy vậy mới hỏi, "bộ tụi tui làm cho con phật lòng hả? Xin lỗi nha."  Nhỏ tui phân tích xong, ông bà nói, "thôi lần sau không làm vậy nữa, hứa hứa!"  Thế là ngày kế đi làm là Nhỏ tui có quà, nào là bánh, kẹo, mứt (jam) của Mỹ), có khi còn nhét vài đồng cho nữa.  Năm 80's cho $1, $2 bo là mừng lắm... cứ vài người cho thì được $4, $5 bữa cũng đủ mua hai phần ăn trưa, thời nay $5 chẳng thấm vào đâu.  Nhưng luật của dưỡng lão là không được lấy tiền bo mà ông với bà cứ lâu lâu nhét ỏ ngoài hành lang cho ... hihihi.... dể thương lắm ... có khi bỏ vào bịt bánh thành ra không ai biết mà về tới nhà mới hay.  Bỡi thế president của dưỡng lão cứ lâu lâu kêu lên khen mà mắc cười.  Cô ta hỏi, "tui không hiểu là những y tá, phụ tá lo các ông bà trong này mà sao ai cũng cằn nhằn họ khó khăn, riêng với cô, tui thật sự không biết cô đã làm gì mà họ yêu thương mà không hề cao có?" Nhỏ tui nói, "tại tui cao có trước thì ông bà ta làm sao cao có được?" hihihihi....

Thấy mới thương những người bị con bỏ vào dưỡng lão.... vì họ thiếu đi tình thương gia đình.  Cũng vì vậy mà hồi đó sợ bà nội bị bỏ vào dưỡng lão lắm ... sao thời may nghe "hăm" mà chưa bỏ vô, mô Phật!  

Sau này khi ra đại học, Nhỏ tui không còn làm cho viện dưỡng lão nữa nhưng lâu lâu cũng vô thăm họ cho đến lúc dọn nhà đi xa .... Giờ chắc là mấy ông bà của Nhỏ tui đã về bên kia thế giới hết rồi .....  Cầu cho hương linh ông bà được về cõi Thiên Đàng an vui với các chư Thần - Tiên.


Chuyến đi cuối tham quan thành phố khi vô viện dưỡng lão


Một tài xế taxi ở thành phố New York, Mỹ đã kể câu chuyện này:

Tôi đến địa chỉ được thông báo và bấm còi. Sau khi đợi vài phút, tôi lại bấm còi lần nữa. Vì chuyến này là chuyến cuối cùng trong ca làm việc của tôi nên tôi chỉ nghĩ đến việc muốn ra về cho nhanh. Thế nhưng, thay vào đó tôi lại để xe ở công viên, rồi bước lại gần cửa nhà và gõ cửa… “Đợi một phút” – giọng một người già, có vẻ đã yếu trả lời. Tôi còn nghe thấy tiếng kéo lê cái gì đó trên sàn nhà.

Một lúc sau cánh cửa mở ra. Một bà lão người nhỏ nhắn khoảng 90 tuổi đang đứng trước mặt tôi. Bà mặc một chiếc váy hoa và đội một chiếc mũ tròn có gắn mạng che bằng lưới trên đầu – giống như vừa bước ra từ một bộ phim của những năm 40.

Bên cạnh bà là một chiếc va ly nhỏ bằng ni-lông. Căn hộ trông như không có ai sống nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được y phủ bằng giấy.

Không có đồng hồ trên tường, không có đồ trang trí hay đồ dùng trên các kệ. Ở góc nhà là chiếc hộp các-tông đựng đầy ảnh và đồ thủy tinh.

“Anh giúp tôi mang túi ra xe chứ?” – bà nói. Tôi mang chiếc va ly ra xe rồi quay lại đỡ bà lão.
Bà cầm tay tôi và chúng tôi đi chậm rãi về phía lề đường.
Bà lão liên tục cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ. “Không có gì” – tôi nói. “Cháu chỉ cố gắng đối xử với khách hàng như cách mà cháu muốn mọi người đối xử với mẹ cháu”.
“Ồ, anh là một chàng trai tốt bụng” – bà nói. Khi đã vào trong xe, bà lão đưa tôi địa chỉ rồi đề nghị: “Anh có thể lái xe đi qua trung tâm thành phố được không?”
“Đó không phải là con đường ngắn nhất bà ạ!” – tôi trả lời.
“Ồ, không sao. Tôi không vội. Tôi đang trên đường đến nhà dưỡng lão”.
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu. Mắt bà hơi ướt. “Tôi không có gia đình” – bà tiếp tục nói bằng giọng nhẹ nhàng. “Bác sĩ nói rằng tôi không còn nhiều thời gian nữa”. Tôi lặng lẽ vào số và tắt đồng hồ đo mét.
“Bà muốn đi con đường nào?” – tôi hỏi.
Hai giờ sau, chúng tôi đã đi vào thành phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà mà bà đã từng làm việc như một người điều hành thang máy.

Chúng tôi đi qua khu nhà mà bà và chồng từng chung sống khi họ mới cưới. Bà đề nghị tôi đi qua một cửa hàng mà trước kia từng là phòng khiêu vũ mà bà luyện tập thời còn con gái.

Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào đó, rồi bà ngồi nhìn chăm chăm vào bóng tối, không nói gì.

Khi ánh Mặt trời đầu tiên dần hé ở đường chân trời, bà đột nhiên nói: “Tôi mệt rồi. Giờ chúng ta đi thôi”.

Chúng tôi tiếp tục đi trong im lặng tới địa chỉ mà bà đã đưa. Đó là một tòa nhà thấp, giống như một ngôi nhà nghỉ dưỡng nhỏ, có đường lái xe bên dưới một mái hiên.

Hai hộ lý bước ra xe ngay khi chúng tôi đến. Họ trông có vẻ lo lắng khi nhìn từng cử động của bà.  Chắc chắn họ đang mong bà tới.
Tôi mở cốp xe và đặt chiếc va ly ở cửa. Bà lão được dìu vào chiếc xe lăn.
“Tôi nợ anh bao nhiêu?” – bà vừa lấy ví vừa hỏi.
“Không gì cả” – tôi nói
“Anh cũng phải sống chứ” – bà trả lời.
“Cháu còn có những khách hàng khác” – tôi nói.
Không chút chần chừ, tôi cúi xuống và ôm bà. Bà cũng ôm tôi rất chặt.
“Anh đã mang lại cho một bà già nhỏ bé những phút giây hạnh phúc. Cảm ơn anh” – bà nói.
Tôi nắm chặt tay bà, rồi bước đi trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm. Cánh cửa đóng lại phía sau tôi, giống như âm thanh của tiếng đóng cửa một cuộc đời.

Tôi không đón thêm khách vào ca làm việc đó. Tôi lái xe và miên man suy nghĩ. Suốt cả ngày hôm đó, tôi gần như không nói câu nào. Nếu bà lão gặp phải một lái xe nóng tính hay một người thiếu kiên nhẫn thì sao? Nếu tôi từ chối đề nghị của bà, hay lại bấm còi thêm một lần nữa rồi bỏ đi thì sao?

Thoáng suy nghĩ, tôi cho rằng tôi chưa từng làm một việc nào quan trọng hơn thế trong đời mình.

Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đầy những khoảnh khắc tuyệt vời. Nhưng những khoảnh khắc tuyệt vời ấy lại thường được bao bọc bởi cái vỏ đời thường, bình dị mà người ta thường coi là những chuyện vặt vãnh.
  • (Theo Elite Daily)


No comments:

Post a Comment