Thursday, August 24, 2017

Đừng Vô Minh

Ngày nay chúng ta không có phủ nhận ông/bà thầy/sư giảng được, ông/bà thầy/sư kia không và hay là ông/bà này có kiến thức nói với lớp trẻ bằng tiếng Anh v.v... rồi cứ mê muội cho là vầy khác.  Hãy sống bằng lý trí và nhìn bằng con tim chứ đừng nhìn bằng con mắt vô minh.  

Chúng ta là người học Phật phải biết giáo lý nền tảng căn bản (basic) của sự tu hành.  Chính ngay Đức Phật cũng có nói, "dù là lời Phật cũng không nên tin, mà phải hành trì, nếu đúng thì là lời Ta đã dạy."  Mặc khác, Phật cũng có nói, "Trong các pháp Bố Thí là quan trọng nhưng phải biết quán chiếu."  Ngày nay thời loạn pháp các tu sĩ hay dùng pháp để kiếm tiền chứ không vì lợi quần sanh.  Trong khi bao nhiêu người đang đói khổ mà mình cứ mù quán hay còn gọi là vô minh cứ mang tiền cung phụng cho họ.  Đừng quên là cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ.  Cúng dường Tam Bảo cũng là điều tốt nhưng phải hiểu cúng thế nào không bị mang nghiệp và cúng thế nào bị MANG NGHIỆP.   Đừng nghỉ mình cúng chùa là không mang quả xấu, tại thời điễm chưa tới vì cái quả ta có từ kiếp nào cho nên chưa "kick in" đó thôi.  Một khi nó tới thì ta đở không kịp.  Thành ra muốn tu thì phải chịu khuông khổ một tí xíu xìu xiu vì đạo Phật cũng như các đạo khác là phải chỉnh đổi mình.  Đừng nói là Phật, Chúa và các vị Thần của đạo đó ngày xưa vầy khác ..  họ ăn vầy khác, họ làm vậy được, v.v..  Phải hiều rằng hai thời điễm xưa và nay khác nhau.  Ta không sống trong thời điễm đó. Ngày đó không có điện thoại, internet, v.v...  Và ta cũng không học hết các bí tạng kinh điển hay Bible, Kitô Giáo, Kamiya (muslim,Tafsir of al-Quran), Hindu, v,v.. Mỗi kinh điển có sai khác nhưng chung quy dạy chúng ta cùng ý nghĩa, chỉ có NGƯỜI DẪN DẮT vì MƯU CẤU DANH LỢI chỉ nẽo ta sai và chúng ta mù quán đi theo để càng làm sai đó là "Vô Minh".  Phật cũng như Chúa khuyên bảo con người chúng ta tránh xa tội lồi, sống cuộc sống khoan thai, khoan hồng, độ lượng.    Biết trao yêu thương và nhận định kiến thức chứ các Ngài không dạy ta mù quán, si mê.  Cố HT Tuyên Hoá có nói, "người biết Phật pháp phải nuôi dưỡng lòng từ tâm", nhưng ta không cần Ngài phải nói là người biết Phật Pháp mà ngay chính bản thân chúng ta dù là giới đạo nào cũng phải biết lòng từ tâm. Làm phúc, làm đc cũng cn phi tnh táo.  Giúp đ người khác ai Tam Bo cn có lý trí và nhn thc.  Đng đ t đc hnh s tri thành ti li không đâu. Vì đó là s chân chánh không riêng gì con người vi con người mà luôn vi muôn loài chúng sanh, cây, c và luôn c muôn thú. 


Thí dụ: cũng là cha mẹ dạy ta ăn hiền ở lành.. không đòi hỏi ta cho tiền cho bạc... nhưng có người dạy ta những chuyện làm sai trái, bắt ta phải cung phụng thì ngày nay các tu sĩ cũng thế, ta lại nghe theo mấy ông/bà thầy cũng nói phải ăn hiền ở lành và nên cúng dường cho các tu sĩ.  Vậy thì tại sao ta không lo cha mẹ mà lo cho tu sĩ?  Cái sai ở chổ nào?  Họ không sinh ra ta mà ta phải nuông chìu, cung phụng?  Thầy chết ta buồn ta khóc bù loa, bù lóc, cha mẹ chết dửng dưng?  Trong khi Phật dạy, "cha mẹ là Phật sống đương thời".   Dù cho cha mẹ có mất thì ta cũng phải trả hiếu theo tâm linh chứ không nói "chết rồi thì thôi"!  Sự tái sanh hay vãng sanh của người là do ta và ta làm được thì là ta đước phước phần trội hơn người đã mất. Đừng cho là ta làm cho họ chứ chẳng ăn nhập gì tới ta. Sự tinh tấn ta làm là chuyển nghiệp và chuyển hóa cho ta lẫn người.   Cha mẹ chết rồi thì không nhất thiết phải lo cúng dường hay làm gì đó để hồi hướng.  Khi đụng chuyện thì xin xỏ, hứa cho lắm rồi chẳng làm xong và cho là các Vị ngày xưa cũng vậy ... vậy ....  Ta không sống trong thời điễm đó... ta cũng chẳng tìm tòi để tìm hiểu kinh kệ thì sao biết các Vị đã tránh né và hay là đã làm như ta ngày nay? Hình thức thì nhiều, kinh tạng và pháp môn giáo lý các tám vạn, nhưng Phật hay nói trong giáo Pháp của Phật tuy hai mà một.  Vì thế, đừng hứa ẩu, hứa tả (vì lời nói chẳng mất tiền mua mà) cho đã cái miệng rồi chẳng cái nào làm cho thành... Ơn trên Phật/Trời, Chúa ko trách, không phạt nhưng Hộ Pháp là người nhiếp chánh cũng như Nguyên Soái đánh trận xữ phạt ... ông Vua ở triều ko biết không hay.  Khi sám hối thì lúc đời vô thường cũng như bị xữ trãm rồi làm sao sửa? Xuống Âm Phủ kêu nài thì có trể lắm không??? Vì thế, khi nào chỉnh đổi được thì nên làm liền, hứa cái gì cũng nên làm cho xong.  Kiếp sống sinh ký tử quy không ai ai đoán được ngày mai.

Ngày xưa, Tạo Hóa tạo ra con người bắt đầu từ cái KHÔNG rồi sau đó dùng đầu óc, giáo pháp của mình để học hỏi tìm ra cái CÓ, một trong những cái có đó là nếp sống văn hóa và đạo đức.  Không có đồng nghiã là ta phải có cho người mà quên cho bản thân cho ông bà, cha mẹ và người thân. Ta phải nghỉ và hiểu biết với lòng tin chân thật chứ không mù quáng nghe theo rồi một ngày nào vở lẻ ra thì ta cho người đó hại, hổ mang, v.v... và v.v...  Phải chăng ta vì thiếu kiến thức nhận định (quán chiếu) và tin theo tà kiến?  Đa số chúng tà vì mưu cầu đời sống, quán chiếu về tiền bạc, thú vui dục vọng thì nhiều nhưng quán chiếu về tâm linh thì ít.  Một khi đau khổ thì tội cùng cho không có lối thoát, nhiều người còn tự kỷ và đưa bản thân mình vào con đường tự vận.  Đó là phiền não khuấy nhiễu vì cái thích, cái muốn đã tan theo mây khói.  Xét cho cùng thì cũng không tội gì vì mình không vị kỷ thì ai vị kỷ, đúng không?  Do vậy mà thể xác mình hay người thân khi bị hoạn nạn gì thì cầu với khẩn... xong rồi thì chẳng buồn nhớ tới lời mình đã khẩn xin, vì sao?  Vì lời nói đâu mất tiền mua, nói cho suông miệng thì thôi. Nhưng khi phước duyên mình hết, hay nhằm lúc quý Ngài Hộ Pháp "buồn tình" random đánh số đề, thì đời tiêu với muối và bể khổ luân hồi ta cứ đi về cho vui. Vì ta đem "tâm si đa" chơi với xi măng mà! 

Mặc khác khi ta cúng dường thì cúng với lòng trong sạch đừng cho là người ta cúng nhiều mình phải chạy theo hay phải hơn người vì tật đố kỵ, sân, si.  Hay chùa đưa ra cái giá (mà nói theo pháp là xin đừng ăn lời cắt cổ), giá 1 kêu đưa 10 hay 20 cho là giúp cho chùa, SAI!  Nếu là của chùa thì cần phải bán rẻ với giá tượng trưng, cũng đừng mưu cầu kêu cao.  Nếu chùa cần cúng lể, hay trang trãi phật sự thì mình tùy theo lòng mình mà phát tâm.  Chứ đừng nghỉ ờ nhà chùa có cái vòng, chuổi kia, chuông nọ, mão này kêu gọi Phật Tử mua mà đưa giá argggggggggggg tá hoả trong khi ngoài chợ trời chỉ bèo bẹt $5, $10.  Tượng giá một tính gấp 6, 7 lần ($1000 tính $6000), chuông mỏ $200, $300 tính $1000, $2000.  Cố Hoà Thượng Giác Nhiên có nói, "cái gì làm được cho bá tánh thì nên hãy làm cho đúng không đòi hỏi", "tiền của đàn na tín thí, thì trả lại cho đàn na tín thí", "cái gì xin cho tu bổ Tam Bảo thì tính sau".  Nói tới đây mới nhớ ông anh nói "vô chuà thấy tượng Quán Tự Tại, sứt nẻ, bể tùm lum mà chẳng ai buồn tu bổ lại trong khi đi làm đám thì tính thấy mà sợ.  Thôi thì ta cũng nên tự tại luôn." Nói ông anh, "Anh ơi người ta tu và bổ cho thân chứ nào phải cho quý Ngài đâu... ai cũng mượn danh Phật, Bồ Tát ra làm lợi cho bản thân mình vì vậy mới cửa thiền dính bụi".  "Sống trong thế giới Ta Bà mà."  Bỡi vậy kệ "bà ta" .  Mô Phật!

Không những vậy thôi, trở lại bố thí (cúng dường), khi ta giúp đở ai thì cũng nên coi xét lại vì ngoài kia còn bao nhiêu mảnh đòi đói khổ... họ cũng vì cái nghiệp nhân gây tạo từ kiếp nào (ta nhìn gương này mà hành sự) cho nên phải mang vào thân đời nay.  Tuy vậy, những người này đáng thương hơn là đáng trách và bỏ rơi.  Đúng, anh em trong gia đình ta cũng phải giúp nhưng cũng liệu chừng, đừng trây chuyện rồi bắt chúng ta phải giúp.  Phải biết tạo cho họ có cơi ngơi để bước lên cũng như ta giúp đở những mảnh đời bất hạnh.  Phải nhớ rằng, ta bố thí trong sạch và người nhận trong sạch thì mới có phước báu. Còn ta bố thí cho có bố thí hay người nhận vì vụ lời thì bố thí đó vô lậu và chẳng phước báu lâu dài.  Hay người lạm dụng thì họ tội, mình cho vẫn có phước phần 1 trong nhiều phần đã làm.  Tiền life insurance mình có cũng là công lao, mồ hôi ai đã đi làm đóng vô để mình có thì cũng nên hoan hỷ bố thí, đừmg nghỉ ta có tiền phát táng rồi nhắm con mắt hột, lái xe đâm nhằm người rồi ngồi khóc sợ vào tù ngồi. Sao lúc ăn chơi không nghỉ hậu quả mà chờ xẫy ra chuyện thì mới sợ lo? Cũng đừng so đo hay sân si, thấy người ta cho nhiều thì mình cũng moi ra cho bằng hay hơn.  Xin nhớ cho, Bà Mục Liên Thanh Đề chỉ dâng cúng Tam Bảo 1/2 chén gạo mót mà giàu 3 đời.  Cô ăn mày dâng cúng dường Thầy trụ trì 1 xu hào mà thành hoàng hậu.  Vì sao? Vì người cho với lòng thành và người nhận với chân tình không vụ lợi.  Một thân tình trong nghèo đói họ đánh đổi đển cúng dường/bố thí.  Thì chúng ta là người học Phật và đang thực tập thì phải biết mở lòng ra chứ đừng cho cái lợi nhỏ không nhất thiết phải làm mà phải làm cái lợi lớn..   Ta may mắn có phước phần nên đầy đủ vật chất và yêu thương trong khi ngoài kia có những người/trẻ thơ đang sống khổ cực, bất hạnh hơn bao giờ hết. 



alt 
Có thể bạn may mắn sinh ra trong một gia đình đầy đủ vật chất và tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Ngoài kia còn có những đứa trẻ phải sống cuộc sống bất hạnh hơn rất nhiều.

altHình ảnh bé gái mặt mũi lấm lem, trước ngực địu cả em mới 8 tháng tuổi ngay trong lớp học ở Quảng Nam khiến nhiều người xúc động. Trước mặt em, trang sách nhàu nát vẫn đang mở ra theo bài giảng của thầy giáo.

alt Trong bức ảnh là một em bé H’mông cõng theo đứa em trai và một bó sậy tại một thung lũng ở Sapa, Việt Nam. Em bé khoảng hơn 4 tuổi, nhưng đã biết giúp đỡ gia đình.

alt Đứa trẻ nằm ngủ ngon lành trên chiếc nôi của chị.


Nếu quý vị có về lại vùng cao nguyên thì sẽ thấy những trẻ thơ trong hình trên rất là tội nghiệp, leo cã dặm núi lên những nơi có du khách để đan những chiếc vòng tay (đan lẹ làng lắm nha và ăn nói dể thương lắm) và chăm em.  Hay về những vùng sông nước gần Tây Ninh hoặc Cambodia để thấy cảnh sống cơ cực của mãnh đời bất hạnh với đống rác hôi tanh... áo quần tả tơi, ngấu nghiến những thức ăn thừa thì lúc đó quý vị sẽ cãm hoá rằng nơi này ta ở, những cái ta đeo, đồng tiền ta bỏ cho "vô minh" thật là hoang phí và phải nói là "dã tưởng về Cực Lạc".  Xin hãy nhìn thấu đấu và cân nhắc lời Phật dạy... đừng vô minh để phước đức của ta bị lội ngược dòng. Ta nghe và hành cho đúng chứ đừng nghe phiếm diện rồi .... (tự hiểu lấy!) Tìm cho mình đúng minh sư (đừng vì mã đẹp trai, cô xinh đẹp, giết người không gươm. dao đấy nhé).  Đừng để không biết và biết gieo trồng phúc đức hoặc/hay hại mình.  Dù có minh sư, cũng nên cân nhắc, học hỏi thêm người khác dù tốt hay xấi ...(Phật ngày xưa tầm sư cũng mấy vị rồi tự gom lại mà quán chiếu mới thành chánh quả). Vì trí tuệ của giáo Pháp Phật không thể nghĩ bàn.  Lặn lội chông gai, mếm mật mới thấy ánh Từ Bi...  không phải như đèn trong nhà bật lên là sáng. Chúng ta cũng do "chấp" mà trây tùm lum cho cửa thiền và chính bản thân ta khổ não triền miên rồi vỗ ngực là tinh tấn, cúng dường Tam Bảo với trí tuệ của Như Lai đã dạy.


Việc đầu tiên là chúng ta phải cố gắng nhìn mọi chuyện một cách tích cực, kể cả chuyện đó đúng hay sai, thật hay không thật và coi như nó không tồn tại.  Có câu nói, "xem như em chưa thấy chưa biết gì, biển trầm luân bao sóng đời khổ ai, biết bao lần tan tác với biệt ly."  Trong kinh Thập thiện nghiệp cũng có dạy phải từng coi, nghe, hiểu. Đừng tự lừa dối chính mình để nhìn nhận người đó giảng hay, người này giảng dở, hay vì lý tình, bỡi, bị nào đó. Phải nghe và buông bỏ... phải thấy và buông bỏ, phải hiểu và buông bỏ.  Nhưng trước nhất chúng ta cần phải nhìn thấy trước, học hỏi đi theo.  Thấy, nghe, hiểu là cách dạy cho chúng ta sự quán chiếu để đừng lừa bản thân mình vào một ai đó trong khi xã hội thì đầy dẫy sự dối trá ... dù dối trá đó mang tính cách ủng hộ một ngôi đền, một chuà chiền, v.v... vậy thì sao ta không để sự dối trá giúp một người đang trong cơn hoạn nạn mà mình lại tự che mắt bản thân mình mù quáng để người lợi dụng một cách triệt để? Phải hiểu nghiệp tuỳ vào nhận thức của chúng ta khi chúng ta nghĩ thông, biết nhận thức, tỉnh ngộ thì ta sẽ không phân biệt người này giảng vầy, người kia giảng khác, ngày xưa Phật vầy, ngày nay ta cũng vậy, v.v...để rồi đau khổ.




Well, nói vắn, nói dài thì cũng chung quy một chuyện, xin nhận định và quán chiếu, hứa cái gì thì làm, đừng vì lý tình, bỡi, bị, vầy, v.v... đừng ích kỷ sống theo lối của mình rồi tự mình trây thêm cái nghiệp oan gia.  Quý tu sĩ đã mặc vào mình chiếc áo "vi tha"  thì cần phải sống đời phạm hạnh.  Ngày nay chúng ta có đầy đủ vật chất, ăn uống hơn Đức Phật và các Thánh Chúng ngày xưa thì nên biết trân quý... Cuộc sống thăng trầm lên đênh cọ xát giữ đường đời thì cũng xin hoan hỷ nghỉ tới công lao của đàn na tín thí cũng mài dũa lăn lộn mới có tài chánh cúng dường thì xin đừng vụ lợi cho riêng bản thân mình.  Hãy noi theo Đức Phật, dìu dắt nhân sinh xa ba đường ác để trể về chứ đừng bước đi trên lưỡi dao rồi "chém" xã chúng sanh mà chẳng sợ nhân quả ngày mai.  (Người bạn ở VN hay nói, "ai muốn làm giàu thì mở chuà". Hèn chi giờ chuà chiền mọc lên như mấm... nội trong VA thôi là san sát nhau mà sắp có thêm 4, 5 chuà do quốc doanh bên VN gởi qua và mấy ông/bà làm nails ra cạnh tranh).

Riêng các đàn na tín thí thì cần phải nghe và tu học nhiều cho bản thân, sửa chửa là điều tất yếu.  Khi đụng chuyện thì xin với xỏ, xong rồi thì qua đường rút ván.  Phải hiểu quý Thầy/Cô chưa đắc quả thánh thì bản thân họ cũng có cái TA mảnh liệt và đôi khi còn mang bùa, ngãi để làm lợi cho bản thân.  Đừng quên là Phật đã dạy, "phải để phòng con rắn độc". "Ta nên tu cái tâm, tu ở nhà".  Vì thế rảnh thời gian thì tìm kinh điển giáo pháp của các vị trưởng lão dịch tạng cho chúng ta liễu ngộ, đừng mê muội ông này đẹp trai, giảng hay, bà kia v.v.... (Chết xuống âm phủ mà mê!)  Quý thầy/cô mang bụi vào cửa thiền đã không lau dọn mà chúng ta lại mù quán mang thêm vào chất đống, lúc đó lấy thêm nghiệp cộng của quý thầy/cô.  Xin hãy sống đúng nội tâm, buông bỏ và làm phượng hoàng dù ở đâu đôi cánh phượng hoàng cũng mọc lên và xoãi dài, đừng biến cánh phượng hoàng thành quạ đen. Là con người như nhau mỗi người đều có số mệnh khác nhau vì thế mỗi ngày phá chấp một tí thì đường đi về ta bớt gánh nặng trên vai.  Đừng để nghiệp chướng tiếp tục phân biệt rõ con người xấu tốt khác biệt hoàn toàn khi người khác nhìn ta.  Cần tỉnh ngộ để thoát khỏi bể khổ để không gặp người làm hại ta.  Cuốn phim cuộc đời con người dài lắm ...Đừng vì lòng tin mất rồi sẽ không lấy lại được đâu.

Ta tới rồi đi chẳng là Ta
Bao nhiêu kiếp sống kiếp không nhà
Tu hành chánh niệm an tự tại
Thoát khổ trầm luân cái của Ta.

Hãy nhớ "Duyên sanh, duyên diệt dịch như dụ. Nhân sanh, nhân diệt hoàn tự tại".  Thiện tai ... thiện tai. 

No comments:

Post a Comment