Friday, February 12, 2016

Nuôi Tâm Từ Bi?


Đầu năm mà chưa chi nghe nhiều câu nói nào là "sao không đi chùa lể Phật đầu năm?" nào là, "sao không về chùa đọc kinh, nghe pháp?" hay "sao cứ chạy shows (chạy lo giúp người thế cô chứ nào phải shows chơi bài, chơi bạc hay đua đòi ca nhạc đâu???) hoài thì khi nào tâm mới dừng đây?" hay là, "nên dừng lại tức tâm mình cũng dừng còn lao chao thì tâm chẳng bao giờ ngừng?" ,  "Phải nuôi dưỡng tâm từ bi để dự vào phần sơ quả" hay, "tui chỉ tu tâm thôi", v.v.... Mô Phật cho con chỉnh lý vụ này.


Lạ nhỉ, Một người hiểu kinh điển nhà Phật mà dùng danh từ hay câu hỏi trên cho thấy rằng họ chưa liễu ngộ cho tháo để?  Không biết người tu sĩ hay cư sĩ tại gia có bao giờ nghĩ rằng ngọn đang gió thổi có tâm không? Hay là ngọn gió lặng không có tâm? Vậy thì quý Thầy/Cô cũng đang chạy shows hằng ngày, hằng tháng, vậy thì tâm của quý Thầy/Cô hiện chưa có dừng đó sao không làm ơn tạm ngừng chạy shows để  tu tâm cho kỷ rồi mang lời nói ra nói/hỏi nhé.


Khi con người tu hành nên nhớ câu Phật dạy, "đi, đứng, nằm, ngồi phải niệm Phật, phải quán chiếu" v.v... Xin hỏi, đi có động không? đứng, nằm và ngồi có động hay không? Khi ta ngũ ta có động không?  Nếu nói không thì là người chết rồi, đúng không? Nhưng đôi khi chết rồi vẫn bị "động" đó nha.  Động như thế nào thì phải coi thể xác của chúng ta được hay bị direct (trực tiếp) hay indirect (gián tiếp) nữa. Phần này phải nhờ tới thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã mang ra mà nói. Còn giờ nói chắc không biết bao giờ mới bàn hết vì hiện mình đang còn sống, nói thêm dài.


Con người khi sống ta cứ nghĩ phải dừng thì tâm mới dừng, nhưng tâm ở đâu? Dừng làm sao? Dừng cách nào? Thí dụ:

  1. Con người cứ nghĩ phải dừng thì tâm mới dừng vậy có ai bao giờ tự hỏi, "khi ta niệm Phật, có tạp niệm không"?  Ta cũng dừng để niệm Phật đó nhưng sao tâm ta không dừng mà bị tạp niệm? Vậy thì trong lúc niệm Phật tâm ta dừng hẳn chưa?

  2. Khi ta không niệm mà làm những chuyện tùm lum như quét nhà, lạu nhà, viết lách v.v... mà trong đầu ta luôn nghĩ tới các danh hiệu Phật, không bị chi phối bỡi lý tình thì tâm của ta sao nhỉ? Dừng hay động?

  3. Chạy shows mà tâm ta không lay động bỡi những phạm vi bên ngoài, ta vẫn cầu kinh, cầu nguyện hướng về Tam Bão hồi hướng cho bá tánh thì tâm ta đang động hay dừng?

  4. Chúng sanh trong lầm than khổ ải, ta ngồi trong nhà sơi nước, ăn ngon, ngũ ấm, cho là niệm Phật mặc kệ chuyện gì đang xãy ra thì ta có phải là người tu chân chánh không? Tâm từ của chúng ta chỉ biết lo thể xác của riêng ta thôi thì tâm từ này là tâm từ gì?

  5. Khi thế sự trong nước ta đang hoành hành, thiên tai, nạn lục, v.v... ta không lo cho người sở tại mà cứ cho là nước khác cần giúp hơn mang tiền đi lo cho họ trong khi ngay bản thân gia đình ta cũng không đoái hoài tới thì dù ta có niệm Ngàn Vị Phật, Tam Thiên (3000) Thánh Phật, thì từ bi của là ta là từ ngoại mặt che mắt thế gian cho người thấy ta nhân hậu?

  6. Ta nuôi tâm, phụng sự Phật Pháp mà đem chuyện chùa này nói chùa kia, mang cái xấu tu sĩ này, nói tu sĩ kia, giận hờn, v.v...ai tới chùa cũng nói, "chùa xxx giờ vắng lắm... không ai đi" v.v..  thì cái tu của ta đi về đâu?  Lên hàng sơ Quả vị nào?  Nên nhớ, ta là người ở trong chùa, ta trụ một cái chùa mà ta nói chùa kia vầy khác thì mai mốt người kia cũng tới chùa kia nói xấu chùa ta. Vậy thử hỏi ta đang tu gì?  Chứng hàng nhất, nhị, tam , hay thập địa?  Càng nói sao giống đạo Hồi giáo quá.

  7. Còn ở chùa thì ào ào, không khuyên lơn phát tấn Phật tử, tạp nhạm và gia nhập nhiều chuyện trong lúc nghe giảng kinh/tụng kinh.  Ta không dám nói họ nên nhiếp tâm lắng nghe pháp, cũng như tụng kinh. Cứ sợ Phật tử phiền rồi không chùa sinh hoạt đọc/tụng kinh thì mất tài chánh cúng phước sương.  Nếu tu như vậy thì khuyên Phật tử ở nhà cầm điện thoại nói chuyện cho rồi, đi tới chùa ngồi kê đôi mách chi cho mệt? Đó là nói về Phật Tử, còn trụ trì hay quý tu sĩ trong chùa đôi khi thì hùa theo.  Nói lớn tiếng, la tùm lum.  Vậy thì thử hỏi tu sĩ tu hành có quá động chưa hay là tâm lắng đọng?

  8. Dù gì cũng là người xuất gia, kẻ trước người sau, chúng ta cũng không nên ỷ mình là người tu trước rồi la mắng kẻ tu hành mới vô chùa trước mặt mọi người.  La bày hãy, trong khi Phật dạy "nói nhỏ nhẹ" mà hàng xuất gia cứ mang ra nói mà chính bản thân mình thì tạo tác.  Nên nhớ nếu thấy có gì thì nói chia sẽ với nhau để xây dựng nhưng tránh né một chút.  Người mới vô họ không phải con mình.  Mà mình tu kiểu này thì có nước về trình Ngọc Điện Xiêm La chứ chẳng phai Ngọc Hoàng Thượng Đế đâu.

  9. Trong ngưỡng cửa tu hành, cùng nhau xây dựng dù cho người trụ trì là nhỏ tuổi lạp.  Không phải mình tu trước, tuổi lạp mình cao thì không ở được với người nhỏ?  Cho là vai huynh, vai tỷ không lệ thuộc đều khiển do người em mình.  Phải cùng nhau hoằng hoá tam bảo mới đúng, chứ không nên so đo. Chao đảo sự tu hành của mình và phàn nàn người tại gia tu chưa đúng. Không hiểu ai đúng, ai sai khi bản thân mình cũng chưa dừng bước an trụ tại chổ để tu hành?

  10. Tu mà cứ phải muốn một mình mình và trụ một chùa chứ không muốn thanh một tăng đoàn.  Vẫn còn độc đoán, còn tham vọng thì cái tâm tu hành của chúng ta chưa đạt thì làm sao chỉ dẫn lại cho hàng Phật Tử?  Vậy thì sao kêu Phật tử phải dừng lại thì tâm mới dừng?

  11. Còn người thì lúc nào cũng miệng niệm Phật mà đi cứ vô chùa ê a già chuyện trong khóa lể hay lâu lâu xuất hiện nơi những người vô gia cư trong lúc ai ai cũng đang vòng tay nối cầu nguyện thì riêng mình đứng la lối om sòm, đã không biết gia nhập cùng nhóm để nguyện cầu thì cũng nên yên lặng chờ cho người ta cầu nguyện xong thì làm gì thì làm...  vậy mà cứ kêu người phải niệm Phật chánh niệm.

  12. Còn nói tâm từ thật sự, vậy thì tu sĩ có bao giờ nghĩ mình đang sống bằng sự cúng dường của đàn na tính chủ không?  Cứ lấy tiền đi tùm lum cho thỏa ý mình ... hể nói thì nói là đi Phật sự.  Phật gì mà bay cả nữa vòng trái đất qua 1 tuần bay về chẳng làm gì hết, mà chỉ lo cái "ta" hưỡng thụ và tìm lợi cho bản thân thế rồi vài tháng bay qua tiếp. Rất là từ tâm.... dùng tiền bá tánh huưưỡng lợi ghê.

  13. Chưa hết, còn cứ lấy tiền bá tánh và xin thêm để đi làm phước ở nơi xa lắc, xa lơ mà nơi mình ở thì không dám bước ra cho chén nước, cái bánh.  Mà hể đi thì kéo cả 4-6 tu sĩ đi, sao không đi 1-2 người thôi, qua bên nước bạn thì nhờ tu sĩ tại nước đó hay dân làng nơi đó giúp một tay.  Đi 5-6 người, 1 cái vé đi, về tốn cả mấy ngàn bạc thì nên để tiền đó cho thêm mấy chục người nghèo phải được hơn không vậy mà mở miệng cứ nói nhân, nghĩa, tâm từ? Amen! Mình chạy shows thì ok còn hỏi người, "sao chạy shows hoài bao giờ mới dừng để cho tâm dừng?" Lạ nhỉ?  $1 của ta cũng có thể giúp được vài người. Cái vé ta đi cũng giúp được hàng trăm, ngìn người. Vậy sao không coi xét cho kỷ, cứ tham nhuận đi rồi diện cớ là làm phước.  Tham nhũng đồng tiền của bá tánh mà cho là tâm từ.  Nên đi làm kiếm chút tiền phụ vào thì sẽ hay hơn là ta sống ẩn mình nhờ tiền đàn na tính chủ phủ phê.

  14. Còn nhiều người thì không làm phước cứ ngồi nhà đọc kinh cho là hồi hướng là tốt nhất không cần phải làm gì hết sẽ mau chứng quả vị, nhưng có bao giờ nghỉ rằng con chim đói khác mình cho nó ăn cũng là làm phước bố thí không?

  15. Nhiều tu sĩ cũng nói "ai làm gì làm, mình lo tu" hay "chỉ cần cái am, cái cốc nhỏ" nhưng mà không ai chịu ở với ai. Ai cũng muốn tu cái thùng "phước sương" hết chứ chẳng ai chịu tu thiệt.  Đã vậy còn nói, "ở nước ngoài ai mà sống tăng đoàn?"

Nên nhớ, một cơn gió thổi chưa hẳn là gió không có tâm.  Và gió đang đứng lặn chưa chắc gì gió đã có tâm.  Tại sao chúng ta không nhìn thẳng vào câu "bát phong suy bất động". Gió thổi tám hướng mà cơn gió không lay được ta trong khi gió không lay (bất phong suy động tâm) mà tâm ta lại động mới kỳ.  Chúng ta cần phải nhìn, coi đúng sai, nói ra để tu sữa. Chứ đừng nói mà không hiểu ta đang nói gì và cho là ta đang tu hành người khác thì không.  Cơn mây bay giữa bầu trời nhưng lòng mây phẳng lặng, không phân tâm, phát tán nhìn cảnh trời non nước mà chú niệm cho mọi người như Đức Phật, Ngài tu để tìm đường giải thoát không riêng gì cho Ngài mà mang lợi lạc cho chúng sanh thì ta nên noi theo mà hành.  Khi cơn mây không bay thì ta có bao giờ nhìn cho kỷ là lúc giông tố,  bảo bùng sắp kéo đến, mưa bay nổi sóng không?   Vậy thì tâm của gió, của mây đang lắng đọng hay lao chao?


Vẫn biết cuộc đời có nhiều thứ thăng trầm.  Đời sống của chúng ta khi có phước lành hay gặp những đau khổ, ta sống sao cũng chẳng vừa lòng ai.  Đừng cứ tự cho ta là tu người khác chưa tu, nhưng nhìn triệt để ngay chính bản thân ta đã tu chưa? Hay có người nói, "ai người có duyên tới gặp sẽ giúp chấp phá".v.v.. Mô Phật, Amen! cửa đóng, thèn cài, không chịu gặp ai thì làm sao ai gặp mình mà kêu là có duyên?  Nếu Phật ngày xưa ngồi trong tản đá đóng bít cửa động tu không gặp ai thì liệu giờ chúng ta có kinh điển để tu học không?  Phật cùng các hàng Thanh Văn, Bồ Tát cũng lê la khắp nẽo vùng trời để hoằng hóa độ sanh (chắc tâm của các Ngài còn động đó, vì đi shows quá mạn mà).  Vì vậy, Gió ở thế gian cũng thế, không bao giờ ngừng thổi, mây vẫn cứ bay, như nhịp thở chúng ta cũng vậy không bao giờ ngừng đập, nếu ngừng thì chết hết rồi.  Vì thế chúng ta phải hiểu thế nào là dừng và thế nào là tâm.  Nếu nói tu tâm thì tâm ở đâu? Tu cái tâm mà ai nhờ không giúp, kêu than không cứu, con cái không lo. Hể đụng chuyện là mắng chửi, tiền của thì bo bo không dám làm Phước, kêu niệm Phật, niệm Chúa không niệm mà cứ nói "tôi tu tâm" không biết tâm gì đây Trời?


Có một câu chuyện ngày xưa có hai ông cùng đồng tu.  Một ông thì sáng mở mắt ra là niệm Phật xong là xông xáo ra đời (chạy shows đó) ai cần gì ông đều giúp đở và quán xuyến mọi chuyện ai cho gì ăn nấy ông không từ nan. Còn ông thì cứ ngồi một chổ cho là tu phải tâm tịnh, lắng đọng không cần phải lo chuyện thế tục, bắt mình phải ăn chay, tới đói quá mà không ai cho ăn, ông cũng phải lết ra và cương quyết không giúp ai cũng không chịu ăn đồ gì người ta cúng mà bắt người phải cho ông đồ thuần tịnh nhưng rồi khi chết ai lên quả sơ vị Niết Bàn?  Chắc tới đây ai cũng hiểu rồi không cần phải nói thêm.


Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm có nói, "tu là phải học bố thí, bố thí cho người chứ không phải muốn người bố thí cho mình.  Có người luôn miệng giảng về 'bố thí', là để kêu gọi người khác bố thí cho mình, trong khi bản thân thì không bố thí cho người khác, đây chính là không chỉ không đủ tu cách làm Bồ Tát, mà ngay cả làm La Hán cũng không xứng đáng!" (nguyên văn đó nghen, không thêm bớt). Vì vậy so ra tu sĩ Phật giáo của chúng ta đủ hạnh "bố thí" như tu sĩ Công Giáo chưa mà cho là "Phải nuôi dưỡng tâm từ bi để dự vào phần sơ quả"?  Tại sao ta không nuôi dưỡng lòng vị tha mà cứ mong các phật tử phải nuôi lòng vị tha cho ta rồi ăn không ngồi rồi, đi giao du tùm lum ... xong cho là đi "phật sự"?  Ai đi Phật sự thất thì không nói chứ nhiều người tu hành cứ mang tiền của đàn na tín chủ đi chơi rồi mang danh "Phật sự". Than ôi! cái lòng vị tha của tu sĩ quá thâm sâu!


Vẫn biết gió thổi có lúc nhẹ, lúc hiu hiu, lúc ào ạt, mãnh liệt hay tàn khốc.  Mây cũng thế lúc bay nhanh, bay chậm và từ từ,  thì con người chúng ta cũng thế, lúc thở nhẹ nhàng, mạnh mẽ, tắt nghẹn, v.v... Trong quá trình đó, chúng ta sống không thể nào không va chạm bon chen, tranh đấu. Dù là người tu hành hay không tu (nhiều khi không tu mà đạt chánh quả mới hay đó nha), hay đủ màu sắc thái thì cuộc sống của chúng ta cũng có những lúc thăng trầm từ lúc sinh ra đến lão, tử đều không tránh khỏi bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống.  Cho nên tu cũng thế, đừng nhìn phiếm diệm và cho là tới chùa mới tu, tới chùa mới đọc/tụng kinh, v.v.... Nhiều khi tới chùa mới là chổ chẳng tu được vì chưa bỏ được thói tạp nhạp và ganh đua, đòi hỏi. Mà ở nhà nhiều khi ta chẳng tu mà tâm từ ta có hay tâm linh ta nhẹ nhàng dù ta đang buông chảy ở mọi nơi.... còn hơn nhiều người đang sống trong cảnh tu hành mà cứ nghĩ rằng, "ngày mai trời mưa, tuyết, v.v.. chẳng có Phật tử nào tới chùa thì chuyện trang trãi hằng tháng ra sao?" hay, "chùa ta giờ thiếu hình tượng này, khuông viên kia, không ai giúp cúng dường" v.v... Cứ thấy ai có gì thì phải muốn có theo dù là tài chanh eo hẹp, đòi hỏi ở các Phật Tử, v.v..  Đòi hỏi tùm lum ... vậy thì cái tâm đã dừng chưa?  Đôi khi chuyện này chưa dứt lại gặp chuyện khác ào ập đến. Với những người tinh thần yếu, bạc nhược dù là tu sĩ hay thiện nam, tín nữ sẽ hoang mang, lo sợ, than thở. Như là cơn gió không thổi mà toàn thân lay động.  Còn kẻ mạnh mẻ, dũng liệt hiểu chắc đạo lý, thực tâm tu thì cho là thử thách để cho chúng ta rèn luyện và nâng cao sự sống ở đời sung mãn vững vàng hơn.  Như cơn gió thổi mà ta không động.


Vì thế tìm hiểu đạo lý và hiểu lý lẻ tu hành cũng như đừng nhìn một khía cạnh cho là tâm ta đã dừng và tâm người chưa dừng.  Thực tâm tu hành là ở chổ này.  Phải hiểu tứ trọng ân, hiểu tam bão và cần nhất là hiểu cái tâm thật sự nó ở đâu?  Khi hưng thịnh và suy sụp thì ta mới rõ cái tâm ta nó ra làm sao? Và nên ghi nhớ rằng khi ta còn bước đi, còn xoay chuyển thì dù gì đi nữa cái tâm của ta cũng còn động chỉ là ít hay nhiều thôi.  Và phải hiểu cho kỹ hơn là ta chạy shows ra làm sao mà tâm ta không động, và chạy shows sao tâm ta động.  Mỗi ngày và mọi người đều có sự thay đổi. Chỉ cần ta đọc sách, coi film, hoặc gặp ai hay cảnh gỉ ở ngoài đường, khi ta về nhà cũng đã có sự đổi khác, ngay trong khi niệm Phật cũng thế, chi phối đủ điều.  Thành ra còn tùy thuộc vào bản lỉnh của chúng ta mạnh mẽ tới đâu?  "Tâm vẫn bất biến giữa dòng đời vạn biến. Vẫn bình an giữa thế giới bất an."  Mặc khác cũng phải chứng minh rằng mình không chạy shows mà tâm mình vẫn động xáo trộn không thua gì người chạy shows thì mới khuyên người. Cần nhất phải học sao là Tâm Từ Bi nữa. Cứ nói mà không hành thì cái từ này là từ giã, từ biệt, từ ly, từ cách, từ gian, từ dối (còn từ gì nữa??? chưa nghĩ ra) đó nha.  hm.... khổ cái, "có sai thì phải sữa" nhưng chẳng ai sữa và đi khâu vá những thứ đã rách.  Nhưng rồi đúng như câu, "muôn đời đủa mốc vẫn là đũa mốc không bao giờ thành sơn mài được" thì có nói hoài cũng thế mà thôi khi ở thế giới loạn lạc này.


Phật đã từng dạy, "phải trừng trị những điều cần trị".  Mô Phật xin cho chúng sanh hiểu thấu lời Phật dạy, hành cho đúng nhất là tu sĩ tại chùa cũng như cư sĩ tại gia tự cho mình là tu hành theo đúng giáo pháp của Đức Thế Tôn.  Xin hãy mở lòng vị tha chân thật để tu hành.  Đừng vò ích kỷ nhỏ nhen và mang lý pháp của Phật mà cứ giảng.


Hy vọng bài giảng dưới này giúp cho mọi người tu hành tại gia hay xuất gia hiêu thêm lòng vị tha, bố thí cho đúng.








No comments:

Post a Comment