Saturday, May 9, 2015

Từ Thôn bát quái của Khổng Minh đến kiến trúc khám Chí Hòa



Một tài liệu nói về khám Chí Hòa nằm ở đường Hòa Hưng , khám này là thực dân Pháp xây , theo học thuật Á đông , các dãy nhà giam xây theo kiểu bát quái cung , bước vào đây coi như vào cửa tử , chỉ có thể được phóng thích và dẫn ra khám Chí Hòa

Có một truyền thuyết khá ly kỳ về khám Chí Hòa được truyền miệng ra ngoài là hầu như năm nào trong khuôn viên của trại đều bị sét đánh và sau khi trại bị sét đánh thì bao giờ cũng có 1 hay nhiều hơn 1 cán bộ chết vì rất nhiều lý do.

Đặc biệt có năm sửa nhà thờ nằm trong khuôn viên trại thì chỉ  trong vài tháng, 5-6 cán bộ đang làm công tác trong trại đã bị chết vì những lý do hết sức bất ngờ… Tôi cho rằng đó chỉ là truyền thuyết trong muôn ngàn những truyền thuyết tôi đã được nghe. Nhưng khi tiếp xúc với các cán bộ công tác trong trại thì mọi người cũng đều xác nhận, chuyện khám Chí Hòa hay bị sét đánh hay chuyện cán bộ chết bí ẩn là có thật. Tôi tìm gặp Thượng tá Nguyễn Văn Cao - người có 16 năm làm việc trong trại để tìm hiểu bí mật này.

Bát trận đồ trong lòng thành phố

Nơi bị sét đánh nhiều nhất lại là tòa nhà quan trọng nhất, tòa nhà hình bát giác nơi giam giữ hàng ngàn phạm nhân. Toàn bộ khu nhà giam này rộng bảy hécta.

Trại giam Chí Hòa (tên thường gọi là khám Chí Hòa) được Pháp xây từ năm 1943, kiến trúc của Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch (cũng có người thì cho là kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh).
Mô hình trại giam
Do vậy nó có lối kiến trúc độc đáo: vừa mang những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ vừa mang nét huyền bí: âm - dương, ngũ hành của phương Đông.
Mỗi cạnh của bát quát trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Chí Hòa chỉ có 1 cửa vào người ta nói đó là cửa Tử, qua cửa đó là hệ thống đường hầm, đường đi bên trong đều thiết kế theo cung vị nếu không có người hướng dẫn thì một người đi vào đó sẽ mất hết phương hướng giống như lọt vào một mê cung đồ không thấy đường ra.
Chính giữa hình bát quái đồ là một sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu hình tam giác nhỏ, với rất nhiều cây cối, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ngay tâm của hình bát quái có một đài bơm nước, với một đoạn là bể nước phình to nhìn từ trên cao có hình một cây kiếm cắm thẳng xuống đất, nghe đâu thanh kiếm này có tên là “Tru Tiên Kiếm”. Đây là thanh kiếm trấn, những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu, thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hóa giải hết. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của tòa nhà, nếu thanh kiếm này bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” không cần phá mà sẽ tự vỡ.
Chính lối kiến trúc “bát trận đồ” kỳ diệu đó mà hầu hết các phạm nhân bị kết án nặng khi đã bước qua cửa Tử thì có thể coi như là không có đường ra, và không thể nhận biết được đường ra chờ khi hết án tù, hoặc được phóng thích.
Lịch sử khám Chí Hòa cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù cách mạng và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tử tội hình sự khét tiếng là Phước “Tám Ngón”.
Có cả triệu người đã bị nhốt vào đây mà hầu như không thấy có người nào thoát ra được cả. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm linh thì những người chết linh hồn vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát cứ lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề (quả thực khi tôi đứng đây cảm giác rờn rợn, u uất lạnh toát cả cột sống). Người ta đồn rằng oán khí bay lên thấu trời cao, do thế ông Trời thường xuyên làm sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sanh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát. Tất nhiên, tất cả những đồn đại này chỉ là truyền nhau, không ai dám chắc điều đó là sự thật.
Đường hầm trong trại giam
Chẳng biết truyền thuyết và đồn đại này thật giả bao nhiêu phần trăm, nhưng chính Tổng thống  Ngô Đình Diệm cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở 1 cửa Sanh cho các linh hồn được bay đi.
Nhà thờ hình chúa Giêsu trên cây thập giá
Cũng theo lời ông Cao kể, thì trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), thực dân Pháp cho xây dựng nhà thờ này để “rửa tội” cho những người  mà chúng sẽ xử tử. Nếu theo quan niệm của phương Tây thì khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Nhưng nhà thờ này có kiến trúc khá đặc biệt và quanh nó cũng rất nhiều chuyện ly kỳ được truyền miệng cho đến nay.
Về kiến trúc nhà thờ được xây hình Giêsu trên cây thập giá: cửa vào chính là chân, hai nhà nguyện là hai cánh tay bị đóng đinh đang dang rộng, bàn thờ nơi Cung Thánh chính là phần đầu của Chúa.
Khám Chí Hòa nhìn từ vệ tinh
Người ta đồn rằng đây là nơi rửa tội cho những người tử tù trước khi bị thực dân Pháp bắn nên rất “linh thiêng”. Chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nhà thờ vẫn nằm sừng sững trong khuôn viên trại, vì không ai dám dỡ bỏ nó. Thế nhưng có một biến cố xảy ra vào những năm 90 của thế kỷ trước, vị phó giám đốc mới được cử về công tác trong trại - một người không tin vào những lời đồn thổi “nhảm nhí”, đã cho sửa nhà thờ thành hội trường nơi diễn ra hội họp, hội nghị của trại.
Nơi được người ta sửa chữa đầu tiên là cửa vào (vị trí chân Chúa). Người ta phá đi cửa cũ, mở một cái cửa đại hội vào hội trường. nhưng việc sửa chữa chỉ mới được bắt đầu thì một sự cố lớn đã xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp 5-6 cán bộ công tác trong trại bị thiệt mạng vì những lý do bất ngờ: tai nạn, súng cướp cò, đột tử… Tất nhiên, rất có thể những tai nạn này xảy ra là ngẫu nhiên, trùng hợp với thời gian sửa chữa nhà thờ. Song lúc đó sự hoang mang bao trùm toàn trại, vị tân phó giám đốc thật sự dao động và cuối cùng ông quyết định sửa lại ngôi nhà như thiết kế ban đầu, thuê thầy về cúng giải hạn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, dường như “báo ứng” đã được hóa giải, những vụ chết bất đắc kỳ tử đã dừng lại hầu như ngay lập tức. Cán bộ toàn trại thở phào.
Tru Tiên Kiếm chụp cận cảnh
Nếu bạn nghĩ chuyện âm khí, oán khí chỉ là sản phẩm tưởng tượng cùng những người có đầu óc mê tín dị đoan lý giải chuyện sét đánh, chuyện những cái chết bất thường. Tuy nhiên, sau những sự cố trên, một nhóm những nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã âm thầm nghiên cứu và lý giải mọi chuyện dưới góc độ khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng bên dưới của tòa nhà có một mỏ quặng đó mới chính là nguyên nhân tại sao “ông Trời” hay “nhắm” vào tòa nhà đó và những cái chết chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Riêng tôi khi bước qua cửa Tử vào một mê cung đồ mà ở đó mất hết mọi khái niệm phương hướng - không gian, ngày đêm - thời gian, khi nhìn trên mô hình hình bát giác “hoàn hảo” bị khuyết với khu GF mái ngói bị san bằng, bước chân vào nhà thờ nơi Chúa đang chịu đau đớn vì nhục hình tôi tin nơi đây còn nhiều điều bí ẩn chưa lời giải. Ngày nay khoa học đã rất phát triển nhưng tự nhiên, vũ trụ vẫn còn đầy rẫy những bí ẩn mà chúng ta chưa thể lý giải đang chờ chúng ta khám phá. Bài viết này chỉ là nhát cắt phản ánh sự bí ẩn của kiến trúc cổ, với mong muốn đưa đến cho độc giả một vài giả thuyết mới.

 Thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng
 
Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của 
Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang.

Thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là 
"Trung Quốc đệ nhất thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh 
Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.



 

 


 

 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn cảnh thôn bát quái nhìn từ trên cao (Theo Lantoday)

Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường 
từ hồ toả ra thành "nội bát quái". Hồ Chuông là hình ảnh thái cực với hai nửa âm dương rõ
rệt, nằm ở trung tâm và là điểm trũng nhất của thôn Bát Quái.

Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc.
Trung tâm thôn bát quái là một hồ nhỏ. có hình xoáy âm dương, 
còn gọi là hồ thái cực
 (Theo Lantoday)
 
Người dân thôn Bát Quái vẫn sinh hoạt, giặt rũ bên hồ Chuông(Theo VTCnews)

Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai 
ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. Đường vành đai ngoài 
bao bọc thôn Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn, mỗi một cung lại có một gò đất khá 
cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của thôn và cũng là mô hình biến hóa 
khôn lường của Bát Quái trận. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được 
thay đổi nguyên dạng.
Kiến trúc trong thôn bát quái (Theo Lantoday)

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung 
bát quái không hề thay đổi.

Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 
18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.
Đền thờ Khổng Minh Gia Cát Lượng (Theo VTCnews)


Thửa ruộng nơi Tống Huy Tông cày được thiết kế thành đồ hình Bát quái với ý nghĩa cầu mong 
cho vua chúa nhà Tống phúc thọ dồi dào, người nông dân mùa màng tươi tốt. Người dân thôn 
NgọcHoàng vẫn cấy hái, canh tác ngay trên thửa ruộng đặc biệt này. Ngoại trừ vòng tròn âm 
dương ở giữa được trồng trà Long Tỉnh, một loại trà đặc sản của Hàng Châu và đã nổi tiếng 
khắp thế giới, trên 8 cung vòng ngoài, theo mùa vụ trong năm người ta cấy lúa, trồng đậu,
vừng, ớt, bốn mùa xanh tốt.
 
Ruộng Bát Quái ở phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô Hàng Châu(Theo VTCnews)
 
Bát quái điền tự nhiên thuộc thôn Vạn Phong, Hưng Nghĩa, Quý Châu(Theo VTCnews)


Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ " không làm lương tướng, tất làm
lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.
Tư tưởng âm dương, bát quái là một đặc trưng nổi bật làm nên văn hóa Trung Hoa ăn sâu vào
trong tiềm thức mọi người, để lạ i dấu ấn trên nhiều lĩnh vực. Cùng với Bát Quái thôn, cũng 
trong địa bàn Triết Giang còn có ruộng Bát Quái tọa lạc tại phía nam núi Ngọc Hoàng ngoại ô 
Hàng Châu.

Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín 
đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp.Người ngoài vào thôn, 
nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.
Bát Quái thôn còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà cổ có kiến trúc từ thời nhà Minh (Theo VTCnews)


Được xây dựng từ thời Nam Tống, nhưng kiến trúc các công trình, nhà cửa của thôn Bát Quái 
còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. Giữa 
những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh 
co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy 
luật nào.

Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn 
"đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".

Năm 1925, chiến tranh ác liệt dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt 
vào thôn.

Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không 
phát hiện ra thôn này
 
 
 
 
 
***DISCLAIMER***
http://www.brucity.be/disclaimer.htm
 










_
Reply via web postReply to sender Reply to group Start a New Topic
Yahoo! Groups
• Privacy • Unsubscribe • Terms of Use

.

__,_._,___



No comments:

Post a Comment