Kỳ thú hang Phật trên con đường tơ lụa
Ốc đảo Đôn Hoàng, phía Tây Trung Hoa, điểm dừng chân trên con đường tơ lụa, nổi tiếng với hàng ngàn
tượng Phật tạc bằng đá núi.
Pho tượng “Phật nhập Niết Bàn”
có chiều cao hơn 15 mét được tạc từ thời nhà Đường, khoảng thế kỷ VIII-IX. Quần
thể hang động và tượng Phật bắt đầu được tạc khắc từ thế kỷ thứ
4.
Được bao bọc bởi những vách đá
dài hàng dặm cùng với một con sông nhỏ xuất hiện theo mùa, nơi đây trở thành một
ốc đảo xanh tốt giữa sa mạc Gobi.
Bức chân dung Quan Âm Bồ Tát
được tạc trên vách đá với những trang sức nạm vàng. Ít người biết rằng trong
Phật giáo Ấn Độ, Quan Âm được mô tả là một nhân vật nam, khi du nhập vào Trung
Quốc mới dần trở thành một Phật Bà nhân ái.
Các bức tượng về những vị tùy tùng của Đức Phật này cũng
được tạo tác từ triều đại nhà Đường, khoảng thời gian mà nghệ thuật điêu khắc
tượng Phật trong hang đá đạt trình độ cao nhất.
Đây là một mảnh phù điêu cũng
thuộc niên đại nhà Đường hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật thuộc
Đại học Harvard (Mỹ).
Nó chính là phần còn thiếu của
bức phù điêu tuyệt đẹp này, bị giới săn cổ vật phương Tây gỡ lấy từ những năm
đầu thế kỷ XX.
Đây là bức tượng Phật cao nhất
trong quần thể, tới hơn 35 mét. Bức tượng được đặt ở cửa hang số 96, trông ra
một ngôi chùa 9 tầng.
Cả Ấn Độ giáo, Đạo giáo và những
vị thần địa phương cùng hội tụ trên các bức tường của hang động số 249, nó phản
ảnh sự pha trộn của văn hóa truyền thống tại Mạc
Cao.
Một bức phù điêu hiếm hoi mang ý
nghĩa phồn thực của thiền phái Mật Tông tại hang động số
465.
Trải qua hàng ngàn năm chịu ảnh
hưởng của cát, muối, bồ hóng và cả hơi thở ẩm ướt của khách hành hương, những
báu vật nơi đây đang dần xuống cấp. Vì vậy mà các nỗ lực bảo tồn đang gấp rút
được thực hiện.
Việc bảo tồn quần thể di tích
tuyệt vời này nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của những chuyên
viên hàng đầu thế giới. Trong ảnh là những chuyên
viên người Anh đang xem xét một bức
tường của hang động số 260.
Trên các cồn cát xung quanh,
người ta cũng đang cố gắng thiết lập một lớp bao phủ bằng rơm để làm giảm lượng
cát bay.
Hình ảnh một tiền đồn biên giới
kiểu Ấn Độ cổ đại cao đến 19 mét ở gần khu hang động. Những công trình này được
xây dựng dọc theo con đường tơ lụa và từng là chỗ trú chân của hàng vạn thương
nhân.
Mạc Cao bắt đầu mở cửa cho khách
du lịch từ năm 1980 và thu hút hàng triệu lần khách thăm viếng mỗi năm. Phần mặt tiền bằng gỗ nay đã
được kiên cố hóa.
Nơi đây cũng từng là một trong những thư viện lớn nhất thời
Trung Cổ, với khoảng 50.000 cuốn sách cổ và rất nhiều bức
tranh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn trong số đó đã tản mác đi
khắp thế giới.
Đôi mắt giận dữ của một vị thần trong động như muốn bảo vệ
thánh địa linh thiêng khỏi những kẻ xấu xa. Điều đó là cần thiết, bởi như vị
Giám đốc khu di tích đã nói: “Các hang động này có thể nằm ở nước Tầu,
nhưng chúng thuộc về toàn thể Thế
giới!”.
No comments:
Post a Comment