Cám ơn người đã viết bài này, vì thực chất nếu người biết
dùng huệ và quán chiếu thì sẽ thấy rằng mang cốt vô chùa cho rằng sẽ nghe kinh, nghe pháp, v.v.. điều này là sai.
Vì họ cứ tin vào quý Thầy/Cô nói "nên" để cốt trong chùa để nghe kinh nghe kệ, nhưng
không hiểu rằng nắm xương tàn chỉ là nắm xương tàn, cái cốt để đâu cũng chẳng ăn
nhập gì hết, vì khi hồn phách lìa khỏi xác thì tâm linh đã thành chử KHÔNG to tổ bố. Phần linh hồn có vãng vất thế nào thì cái cốt/xác chỉ là tạm bợ. Chùa giữ hay
mình giữ cũng là chuyện thường tình, mà mình rãi đi lên núi, lên rừng hay xuống biển cả, cũng là không. Cũng chưa chắc gì chùa giữ thì phần hồn mới ấm áp và mình
giữ thì phần hồn vất vương không nghe kinh nghe kệ v.v.. hay cho rằng giữ cốt ở nhà thì gia đình xao động hay khiến cho phần âm không siêu thoát. Liệu ở chuà rồi có siêu thoát không hay là chỉ dùng cớ để "làm con tin" tài lợi. Hầu hết đâu ai nói rằng mình sân si đâu?
Còn nói hương linh được nghe pháp, nghe kinh. Nhiều chuà, mỗi đêm nhiều khi không có tiếng kinh kệ thì liệu liệu phần hồn giải thoát không???
Phải biết tâm niệm và quán chiếu sâu sắc mới có câu trả lời, vì quý Thầy/Cô
trong chùa ai ai cũng muốn gia đình Phật Tử mang hương linh vào chùa để, vì như
thế mới có tiền bằng không thì tiền moi đâu ra? Nhiều chuà còn ra giá là mỗi tháng phải bao nhiêu hay một năm phải bao nhiêu mà không thấy hủ cốt để trên bàn thờ hay ở đâu trong chánh điện chuà hoặc bên trong phòng Tổ?
Còn quý thầy/cô nói hương linh
đã độ thoát về với Phật hay là đã đầu thai cảnh giới tốt. Ai, ai có thể nói là hương
linh ở trong chùa sẽ lên cảnh giới Cực Lạc và hương linh ở nhà thì không, v.v......????? Hõng biết quý thầy/cô chết rồi sẽ đi đâu huống chi là nói các Phật Tử đã về cãnh giới Phật? Nói mà không chứng thực được thành ra kiến cho các đạo khác tưởng đạo Phật là đạo tà ma hay tà kiến. Trong khi quý Thầy/Cô giảng về thuyết luân hồi, duyên quả mà cho rằng hương linh mới vừa chết đã về cảnh giới Cực Lạc hay là nhờ hộ niệm nên đã đi về cảnh giới Niết-Bàn. Vậy thì ai chết cũng được độ thoát hết và Diêm Phủ chẳng có ai bị đoạ đày? Ờ nếu vậy thì cũng tốt... ai cũng được quý thầy/cô độ thoát, điạ ngục đâu có mà chúng ta phải sợ đoạ? Vậy thì cứ làm ác cho đến mạng chung, đã có quý Thầy/Cô hộ niệm cho chúng ta về cãnh giới An-Lạc rồi lo chi nữa? khàkhà..(lúc này không lên "Thiên Đàng" không ăn tiền)...
Mặc khác, Phật và các vị Tổ cũng chưa bao giờ nói người chết đi phải mang vào chuà hay không được để ở nhà, v.v... Nếu nói vậy thì tất cả các tôn giáo sẽ đánh giá đạo Phật ra sao? Và những hương linh của tôn giáo khác không được mang vào nhà thờ, chuà, v.v... thì chắc là họ đã vất vơ, vất dưỡng nơi cõi âm nào đó mà chẳng và không bao giờ siêu thoát hay đoạ lạc vào địa ngục A-Tỳ?
Phải biết rằng nhiều khi cốt để trong chùa chính quý thầy/cô cũng không biết nằm ở đâu vì nhiều
quá.... thì quý Thầy/Cô làm sao biết hương linh đã độ thoát hay hủ cốt nhiều quá thì chùa nào chứa cho nổi? Như ở VN bây giờ tìm hủ cốt mà quý Thầy/Cô cứ nói
"trong đó" mà người thân tìm hoài cũng không có mà mỗi năm cũng phải cúng chuà giữ cốt, còn mồ mã thì cỏ cao khuót bóng cũng chấng thấy ai bón, dẹp mà tiền gia đình đưa thì vẫn "A Di Đà Phật, thiện tai, cám ơn thí chủ". Mô Phật, chính quý thầy/cô tìm cũng
không có thì thân nhân làm sao tìm? Ai lucky tìm có được thì người thân lo mang đi thủy/sơn tán cho xong.
Còn chuà ở bên này thì mỗi lần hỏi hủ cốt thì Thầy trụ trì nói muốn tìm lấy hủ cốt thì phải cho Thầy biết trước 1 tới 2 tháng (Trời! cũng đang théc méc là Thầy chôn mấy hủ cốt ở đâu? Cái này là bị nhốt địa ngục trần gian chứ làm gì lên cãnh giới Phật?). Ái da....cốt "nên" để trong chuà, quý Thầy còn không biết thì làm sao có thể tin là hương linh nghe pháp, nghe kinh để về cảnh giới Phật ???? (Bài viết này đã có nói trong phần, "chết nên thiêu hay chôn" rồi.). Mặc khác đổi thưà là chuà bên này không có chổ để chôn chỉ ở Việt Nam mới có vậy thì chuà mua đất rộng làm gì? (Ta cũng phải hiểu, để hủ cốt thì ít tốn chổ hơn là chôn nhưng rồi số hài cốt nhiều quá... đến nỗi riết cũng không có chổ để và biết nó nằm ở đâu thì làm sao tin là quý thầy/cô hộ niệm cho nghe pháp, nghe kinh?) Có bao nhiêu chuà có nơi chổ để chôn (grave yard) chúng ta biết không? Tại sao nhà thờ và chuà Nam Tông có mà Bắc tông chuà Việt Nam chúng ta lại không có??? Ta cũng phải tự hỏi! Thì tại sao nói là tại vì chuà bên này không có chổ chôn chỉ ở Việt Nam thôi (cái gì cũng vì, bỡi v.v..) Ở Việt Nam không biết bao giờ mới bị kêu giải toả nữa là đằng khác chứ đừng nói là chuà ở Việt Nam có chổ chôn còn bên này thì không. Tại sao chúng ta không đi tìm hiểu coi?
Chúng ta phải hiểu là khi ta chết thì thần thức đã được ai dẫn ta đi ??? Cảnh giới nào ta đến là do nghiệp lực tốt hay xấu đã làm từ kiếp nào và hiện tại ta vun bồi. Và mỗi người có nghiệp lực chết khác nhau.... người chết vì khủng hoãng, chết vì lo sợ, chết tức tưởi, chết an lành không biết tại sao chết, chết oằn oại (thể xác đau nhức vì cơn bịnh hoành hành), chết vì cái gì đó.... nhiều cách chết... và mỗi căn nghiệp đó, đã dẫn thần thức chúng ta đi theo là do căn duyên nghiệp báo của sự trả vay. Thế cho nên ta phải hiểu, xã cái xác thân tạm bợ này là ta trả về với sự tự tại của bất nhị. Mọi suy tư của chúng ta sẽ không còn tồn tại hay không còn bắt nguồn và xoay quanh trong cái thể xác thì mọi chất bám không còn thì chuà "nên" giữ hay ta "giữ" hoặc rãi đi thì có là chi, khi sắc ấm không còn? Thì tại sao phải "nên" để ở chuà?
Ấn Độ giáo thì sau khi chết thường chia thể xác ra làm hai phần, một rãi lên núi và một rãi về biển cả để cho biết rằng, xác thân con người được trả về Thiên - Điạ cũng như theo đạo Phật chúng ta hay nói là trả về cho tứ đại. Bên Thiên Chúa Giáo thì nếu đã chấp nhận trở về với cát bụi thì họ rã ra hoa, ra cỏ, v.v... Còn ở Tây Tạng có hai cách chính để cho thân thể của người chết về lại với thiên nhiên: hỏa táng và làm thức ăn cho kênh kênh. Hình thức này người Tây Phương gọi là ‘Tang lễ trên bầu trời’’. Những vị Lạt Ma thực tập những nghi lễ Thiền định để gia trì cho thân thể như là cam lồ trí tuệ và nhiên liệu hỏa táng hoặc cho kênh kênh như các vị Thánh thần và cảnh Tịnh độ của họ. Rồi thì họ cúng dường thân thể như là chất cam lồ cho những vị Thần linh để Tẩy tịnh những nghiệp lực bất thiện và để hoàn hảo cho những công đức và trí tuệ của người quá vãng. Họ cũng sẽ thiêu tử thi (hay những ngẫu tượng) là dấu hiệu tiêu phí của tự kỷ mê hoặc, sự khổ não về những tình thức và những nghiệp lực bất thiện với tất cả những dấu tích bằng ngọn lửa của năm trí tuệ; những điều nào là tự nhiên tối hậu và phẩm chất của tâm hồn. Hoặc giả họ có thể cho thân thể làm đồ ăn cho kênh kênh. Ngay cả sau đó họ muốn đốt cháy từng mảnh nhỏ của xương cốt theo sau những lễ nghi ấy. Họ gom những mảnh xương (xương đã được thiêu rồi) và mang xương đặc biệt để làm lễ sái tịnh cho cả tuần sau hoặc tương tự như thế. Để cho việc này họ thực hiện lễ nghi cho việc “giải thoát từ các cảnh giới”, như đã nói trước. Cũng còn những cơ hội khác để Tẩy tịnh sạch những nghiệp bất thiện của người quá vãng, xử dụng sự tồn tại liên tục trong thể thức của tro cốt.
Thì tại sao Phật giáo Việt Nam ta nhứt là hầu hết các chuà Việt Nam chúng ta các Thầy/Cô cứ phải nói "nên" để cốt trong chuà? Cốt là gì? Cũng chỉ là tro bụi, đâu có linh hồn, nhưng chúng ta chỉ giả nói là linh hồn thôi, chứ thực sự linh hồn đi đâu? (dựa theo kinh Kim Cang). Số vi trần của hạt bụi nhiều vô số kể thì ta chứa chuà nào cho hết??? Ta sống cũng đâu phải ta... mà chỉ là ta.... tên của ta cũng chẳng là tên ta nhưng chỉ giả gọi là tên ta để người gọi thì tro cốt cũng chẳng là gì thì tại sao phải "nên" để trong chuà, v.v...và không nên để ở nhà???? Vô lý, đúng không? Theo Mật Tông thừa, tro cốt họ cho vào sông hay vào biển cũng như cho phép chìm vào với thiên nhiên; như vậy chẳng có một vật gì còn sót lại của người quá cố cả. Chẳng để lại một cái gì mà người mất khó ra đi dễ dàng, bởi vì không bị giữ lại hoặc tồn tại to lớn cho những tình thức bất thiện giống như sự phụ thuộc bởi sự quan hệ. Tuy nhiên những người Phật tử hay gia đình vẫn giữ gìn một vài vật còn sót lại trong hình thức để làm đối tượng cho sự hướng về và sự nương tựa cũng là một nguồn lực gia trì mỗi đêm chú nguyện cho hương linh cũng như họ giữ những gì của đại sư nỗi tiếng.
Bỡi thế Phật có nói, "học tu Phật thì phải biết
quán chiếu đừng nghe vẽ vời. Phải biết triển khai tự tánh" (như Đức Phật ngày xưa đã tu hành). Cũng không phải tụng kinh hằng ngày là giúp cho ta "sẽ" lên Niết
Bàn. Tu hành, thiền định, tụng kinh chỉ là giúp cho con người chúng ta có thêm hiểu
biết và đời sau cũa mình tốt hơn, còn muốn giác ngộ và thoát sự luân hồi là phải
có sự tu học sâu sắc và biết tâm hướng dùng kinh, kệ, thiền định để phụ lực cho
mình thoát tục. Phải biết đánh bóng cái Phật tâm trong lòng của chúng ta. Tương giao với kinh và hành cũng như ta tương giao với các vị Phật và Bồ Tát.
Tu là phải thực hành lời kinh suy ngẫm chứ không phải đọc kinh như học thuộc bài, blah .... blah, xong xá 3 cái, lạy 3 cái, lui ra cho là ta thuần kinh, trì kinh. Phải biết và hiểu tức là quán và chiếu để thâm thúy lời của Phật nói mà Ngài Anan đã bỏ công sức viết lại cho chúng ta học hỏi. Đừng cứ nghe mà không nhận định được. Chúng ta phải là vị Phật chứ đừng nương về không thôi. Chẳng phải Phật đã nói "chúng sanh là Phật sẽ thành" thì mỗi con người của chúng ta phải là "thành" Phật (nói dể mà khó làm lắm đó!). Và hiểu được điều này thì ta phải đo lường lời kinh, lời giảng mà thực hành chứ không phải ai nói sao làm vậy mà chẳng có hiểu biết đúng chánh pháp (đạo là đời, mà đời là đạo). Rồi nói là "nên nghe quý Thầy giảng dạy mà vun bồi nhân quả" (xin lỗi quý Thầy/Cô đang làm business mà chúng ta nghe theo rồi sau này có gì thì đổi thừa quý Thầy/Cô hổ mang). Vun bồi phải hiểu chớ không hiểu thì vun bồ cái gì? Cái gì đúng ta cho là đúng, và sai ta cho là sai, chứ không phải nói sao nghe vậy. Như Thầy Hằng Trường có nói, (tại ngẫm suy thấy đúng và cũng như trong kinh Phật cũng nói) "Ta không phải chỉ nương về không thôi mà phải thành", câu thành Phật này đó mới là sự đáp đền Phật đúng nghĩa (vì Phật nói chúng sanh là Phật sẽ thành). Cũng đừng nói, "phải nghe kinh điển cho nhiều" nhưng nếu ta nghe kinh điểu nhiều mà thiếu phán đoán hay hiểu biết thì nghe kinh cho nhiều cũng chỉ vô dụng. Có nhiều người nghe riết rồi cũng tụng theo quý Thầy/Cô yêu dấu xong rồi trách cứ người nói thẳng như trên, huà theo xua nịnh hó, vậy chúng ta nên gọi tâm này là tâm gì?
Quý Thầy/Cô là người hiểu đạo là người lèo lái con thuyền đưa dắt chúng ta, như chúng ta là người phải biết phán đoán. Thuyền thì có thuyền nhỏ, thuyền to, thuyền rộng, thuyền hẹp. Người lái thì cũng kẻ tài, kẻ yếu, kẻ vầy, người khác. Là con người có trí tuệ thì ta phải coi xét để làm sao ta ngồi trên thuyền mà không bị lật dù họ cố tình muốn nhấn ta xuống (chắc phải đi học bơi.... bơi nước thì có thể pass chứ bơi đời lặn hụp khó khăn à nha, ai qua được thì thoát, ai không qua được thì ....hic hic..) hay là chiếc thuyền này ra sao, làm bằng gì, và nó chuyên chở ta đi đâu chứ không phải leo lên thuyền cho là người lái thuyền sẽ đưa ta về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc hay Thiên Đàng. Ngay cả quý thầy/cô tu hành, hiểu thấu, giảng dạy kinh mà lúc trước lâm chung còn không định để niệm Phật tự hộ niệm cho mình thì làm sao nói là hộ niệm cho hương linh về cảnh giới Niết Bàn? Đó chẳng qua là ta làm theo nghi thức và mong rằng có sự cứu rỗi cho hương linh nhẹ phần nào trong lúc lâm chung, nhưng mà người nhà nhất là cha mẹ và những ai có vợ/chồng con cái... thì ăn thua là những người này. Tâm quỷ mị thì dù có cúng 100 cái thất cũng thành bomb đạn chứ đừng nói là hương linh làm tốt, giờ chết ta chỉ làm thất cho đúng nghĩa chứ người chết đã theo Phật rồi. Mô Phật, lạy Chúa tôi... thần Alah!
Trong kinh Pháp Hoa, Phật cũng có nói, "ta chưa bao giờ nói các ông sẽ được Niết Bàn" hay là "Ta từ lâu đã khiến các ông gieo căn lành của Phật, dùng sức phương tiện chỉ tướng Niết Bàn mà các ông cho là thật được diệt độ" (hẳn ít ai chịu hiểu nghĩa này của Phật nói). Và Ngài Văn Thù Sư Lợi cũng có nói, "Các Đức Phật chứng được trí huệ rất nhiệm mầu. Hàng vô lậu La-Hán cùng người cầu niết Bàn đều sa lưới nghi". Sa lưới nghi là gì? Các Ngài La-Hán khi thấy Phật ứng hiện còn nghi ngờ đặt câu hỏi thì tại sao chúng ta nghe quý Thầy giảng lại cứ ngu muội tin theo mà không một con ma nào biết hỏi và quán chiếu? Cứ nghe và cho là đúng mà không biết nâng cao cái trí tuệ của mình? Bỡi vậy Phật cũng nói, "Các ông được diệt độ nhưng chỉ hết sanh tử mà thời thật chẳng diệt, nay việc nên làm chỉ có trí huệ Phật." Trí huệ Phật là gì ??? Là phải biết nhìn, biết hiểu, biết soi và chứng thật, chứ không phải ai nói gì mà không hỏi, rồi cho là họ nói đúng rồi mình cho là đúng, làm theo. Bỡi thế Phật cũng nói, thời nay "Tỳ Kheo sẽ phải sa vào hầm lớn" (lời của Phật trong kinh Pháp Hoa, phẫm thứ 2) mà chúng ta lại là người nhảy theo gót sau, arg...............rồi sau này nói là các Thầy lừa đảo (hổ man). Thầy lừa đảo mà chúng ta không nhìn ra cứ ngu muội tin theo đi hết con đường lưà đảo với các Thầy (ta cũng lừa đảo theo luôn) đó là do lổi của chúng ta nhiều hơn đừng đổi thưà ai, ta hãy cứ học câu như Đạo Chúa đã hay nói, "lỗi tại tôi". Vì ta "ngu muội" đúng hơn vì ta thiếu "hiểu và biết".
Tối nay, Hoà Thượng Minh Nghĩa ở Việt Nam qua cũng có nói, "chúng ta phải biết hạt ngọc trong vạt áo của chúng ta" (câu nào phải và ngẫm nghỉ đúng thì ta nên hành.) Thì vậy chúng ta nên dò xét coi trong con ngườì chúng ta cái hạt minh châu nằm đâu, chúng ta đâu phải ngu muội, chỉ vì chúng ta cố tình để che lấp nên dù có hạt minh châu trong vạt áo, đeo lủng lẵng mỗi ngày mà thiếu đi cái hiểu biết của bản thân mình (Phật có nói ai ai cũng có Phật Tánh), đó cũng gọi là thiếu phán xét hay quán chiếu.
Người tu thì lo tu cũng đừng cứ mai chạy mở account social chổ này, mốt chạy chổ kia.. tu gì mà cứ facebook, twitter, tag, zorpia, v.v.. hầu hết chổ nào cũng có. Ta học Phật thì cũng nên trao dồi đừng theo tà kiến, ai đúng ai sai, ta phải nhìn và hành sự. Mình tu học thì tu học, nghe, hiểu và nhận định, tham khảo và chia sẽ nâng cao tinh thần học đạo dẫn dắt nhau đi. Người không biết đọc chỉ niệm Phật mà được Vãng Sanh trong khi không hiểu chữ nhất là gì, thì tại sao chúng ta biết đọc, biết chữ mà thua cho họ?? Lý do là họ không biết đọc, biết chữ nhưng vì với đối họ biết ít nhưng lại có sự hiểu biết nhiều hơn ....tinh thần cầu đạo nên họ dể giác ngộ dể dàng. Còn chúng ta tự hào biết đọc, biết viết và biết phô trương nhiều nên rồi cứ khi nghe Thầy/Cô nói hay vẽ vời thì cho là họ đúng và v.v... Thế mới thấy Phật có nói, "thời mạt pháp chỉ có niệm Phật" (theo kinh Pháp Hoa có nói) nhưng phải niệm để tương giao (có nghĩa là nhất niệm, hiểu và biết niệm) chứ không phải niệm cho có niệm mà thôi. Cũng đừng nghĩ là ta đi chuà nhiều, nghe thầy/cô giảng nhiều là sự hiểu biết ta có (nghe giảng cũng phải nhận định đúng sai). Ta phải nghe và phân tích, phải trao dồi hành thực theo lời Phật nói mới là sự hiểu biết chính trực.
Con xin hồi hướng bài này đến tất cả chúng sanh để mang sự hiểu biết về Phật giáo và cầu khẩn đến mười phương chư Phật, thánh hiền rằng, xin hãy để cho muôn người hiểu biết, dù trí tuệ Phật mà phán đoán để cho cõi Ta Bà này bớt sự lầm than, khai ngộ cho niềm vui an lạc đến mọi người.
"Gập thân đảnh lể
Chắp tay, lắng lòng
Động hay tĩnh,
đều một lòng thánh thiện vô tư."
Nghe là để quán
Thấy là để chiếu
Cho ta trao dồi
Cho ta tương giao
Hạnh nguyện về sau
Nương thuyền Bát Nhã
- CTDN
xem bài "hủ hài cốt là con tin trong chuà" ở dưới:
------------------------------
Những người Việt sinh sống ở hải
ngoại, đối với những gia đình đã ổn định đời sống, khi có người thân qua đời nếu
chọn chôn cất
tại các nghĩa trang với những thảm
cỏ xanh, hoa nở tươi tốt, để người thân đến thăm viếng trong những dịp lễ
Father’s Day, Mother’s Day, Vu Lan v..v cũng rất là hay và đẹp. Cho nên, với câu
hỏi là nên chôn hay hoả táng cha mẹ khi qua đời thì câu trả lời là điều đó còn
tuỳ thuộc nhiều yếu tố, nhất là quan niệm cá nhân về sự sống và chết của con
người. Phật Giáo không chủ trương hoả táng cũng như địa táng.Vì thế việc chọn
lựa này là do quyết định của người qua đời lúc còn sống đã để lại di chúc còn
không thì người thân trong gia đình nên bàn thảo để có quyết định chung. Dù
thiêu hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh vì
khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác
để đi tái sanh sang cõi khác. Sau khi hoả thiêu, thân xác người chết sau khi
được đốt 3,000 độ thì không còn là gì nữa. Sau khi đốt xong, nhà quàn còn cho
vào máy nghiền. Chỉ còn là chất Calcium, màu đen hay xám trắng. Thịt da đã bay
tiêu hết, không mùi không vị. Cốt không là gì hết, đó chỉ là chất âm. Vấn đề
được đặt ra là có nên chôn tro cốt xuống đất, gìn giữ để thờ cúng tại nhà, tại
chùa hay đem rải xuống sông biển. Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng về
vấn đề này, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp của vật chất
và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố Đất, Nước, Gió, Lửa.
Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của nguời qua đời, là người thân mà ta
thuơng yêu. Chúng ta nên kính trọng, tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh
những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng
ta chẳng còn liên hệ gì với người đã chết. Đạo Chúa nói là “thân xác là cát bụi
phải trở về cát bụi”, đạo Phật nói “thân xác là nhân duyên, thần thức vô mượn
xác làm con người”. Do đó, nếu bị chết đi, không bao giờ thấy lại được hình dáng
cũ nữa. Không bao giờ thấy lại. Một số người thích thờ cúng tro cốt tại chùa hay
tại nhà, một số người khác lại đem chôn, hoặc đem tro cốt rải xuống biển hay
xuống sông hay rải xuống rừng hay một nơi nào đó theo ý muốn v..v... Năm xưa
trong một trận baseball tại cầu trường San Francisco, trong khi đang diễn ra
trận đấu, một chiếc máy bay nhỏ bay trên cầu trường và thả ra một chất bụi mầu
hơi đỏ. Nước Mỹ vừa chứng kiến biến cố 9-11, rồi lại nghe vụ Anthrax nên khán
giả chạy tán loạn. Cầu thủ phải ngưng ngay trận đấu. Về sau báo chí cho biết
chất bụi mầu hơi đỏ đó là tro cốt của người quá cố mà khi còn sống ông ta là fan
của đội cầu San Francisco Giants đã để lại di chúc là khi ông ta chết phải thiêu
xác và rải trên cầu truờng San Francisco cho ông. Đức Phật dạy: con người ai ai
cũng phải chết, sau 49 ngày là đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiên đàng hay
địa ngục đều do nghiệp thiện hoặc ác, tất cả do ta làm ra. Chính chúng ta chứ
không phải một thần linh nào khác quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta
quyết định nó bằng các hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng
phút trong cuộc sống hiện tại. Là Phật tử chúng ta đừng nghĩ rằng để tro cốt ở
những nơi thiêng liêng như chùa chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được nghe
câu kinh tiếng kệ và không bị nghiệp lực lôi kéo. Việc để tro cốt trong chùa
không có ý nghĩa gì hơn là việc biểu lộ niềm kính trọng và thương yêu với người
đã khuất, nhưng điều đó cũng có thể làm níu giử hương linh của người chết ở trần
gian và làm cho hồn người chết bị lẩn quẩn ở cõi trần không sớm được siêu
thoát.
Hũ hài cốt là con tin trong chùa:
Câu hỏi: Hiện nay, một
số người giàu có tiền muốn báo hiếu cho thân nhân của mình nên đến các chùa có
diện tích đất rộng bỏ tiền ra mua một miếng đất để xây một cái mồ rồi đưa xác
thân nhân về chôn cất ở đó hoặc gửi tro vào tháp hài cốt trong chùa. Nhà chùa
gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho những người cần nhà chùa làm lễ
cầu siêu độ cho các vong linh. Các người này họ rất hoan hĩ được đưa thân nhân
về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh, được theo Phật v.v....”. Kính thưa
Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật sự là thế nào đối với người quá vãng, với
thân nhân của họ và đối với nhà chùa? Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng
con được rõ.Câu trả lời: Phong tục mê tín của dân tộc Việt Nam xuất phát
từ trong các chùa cho rằng người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro
tàn trong tháp hài cốt thì hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được
siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng....Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh
khiến cho người ta không còn sáng suốt, nên nghe quý thầy, quý cô trong chùa bảo
sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Sự tin tưởng thiếu thực tế, không
trí tuệ của một số phật tử đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một
nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa
nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu
xác gửi vào chùa và khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng
vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không
cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp, còn ai cúng dường
tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhà chùa
hiện giờ lấy hài cốt của những thân nhân phật tử làm con tin để làm tiền một
cách phi nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, là những mẫu ruộng mầu
mỡ xài hoài không hết. Ví dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào những
phật tử có gửi hài cốt hoặc chôn những thân nhân trong đất chùa. Họ kêu gọi
những phật tử nầy đóng góp làm từ thiện hoặc xây cất chùa hay bất cứ việc gì
trong chùa cần v.v... Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không
thấy mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê
tín. Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài cốt là chùa đó
giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả. Chúng ta thấy tệ nạn lừa đảo
phật tử hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu. Nhà chùa vô hình đã biến nơi tu
hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân gian. Bây giờ
Thầy xin hỏi quý phật tử rằng hiện giờ quý phật tử thường đến chùa không những
nghe thuyết pháp mà còn ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, lạy hồng danh
sám hối v.v.....thế mà quý vị có thấy ai đã được lên Thiên Đàng, Cực Lạc chưa?
Có thấy hết khổ chưa? Có ai làm chủ sanh, già, bệnh, tử hay chưa? Có thấy sự
giải thoát chưa? Quý vị cứ thành thật trả lời xem, có sao nói vậy đừng tự dối
mình. Trong lúc quý vị còn sống mà còn chưa biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu?
Có hay không có? Huống là là người chết, họ còn nghe thấy được những gì. Nếu quả
thật nghe kinh được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng thì người ta tu làm gì cho cực
khổ phải không quý vị? Đó là những mánh khóe lừa đảo mà chúng ta nên cảnh
giác.
ST
No comments:
Post a Comment