XEM NHƯ VỊ BỒ TÁT
Có một cặp vợ chồng nọ, sinh ra một đứa con bị tàn tật. Họ vô cùng đau khổ. Vì không nỡ để con chịu tội báo suốt cuộc đời và họ cũng sợ lãnh trách nhiệm chăm sóc đứa con tàn tật ấy, cho nên có lúc họ suýt giết chết đứa bé.
Tôi bảo hai vợ chồng rằng: “ Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, ông bà nên xem đứa trẻ này như một vị Bồ Tát, nó đến đây để độ hai người. Nếu nó có dày vò hai người đó cũng chỉ là vì muốn hai người có được sự thể nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì trong quá trình chăm sóc đứa bé này, hai người có thể hiểu được thế nào là từ bi, thế nào là tình thương không riêng tư, không oán hận.”
Và kết quả là họ giữ đứa con của mình lại. Điều kỳ diệu là kể từ khi đứa trẻ này sanh ra thì sự nghiệp của họ càng ngày càng phát triển tốt, và trong sự giúp đỡ nhau chăm sóc đứa con thì tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng hoà thuận.
Có một cặp vợ chồng nọ, sinh ra một đứa con bị tàn tật. Họ vô cùng đau khổ. Vì không nỡ để con chịu tội báo suốt cuộc đời và họ cũng sợ lãnh trách nhiệm chăm sóc đứa con tàn tật ấy, cho nên có lúc họ suýt giết chết đứa bé.
Tôi bảo hai vợ chồng rằng: “ Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, ông bà nên xem đứa trẻ này như một vị Bồ Tát, nó đến đây để độ hai người. Nếu nó có dày vò hai người đó cũng chỉ là vì muốn hai người có được sự thể nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì trong quá trình chăm sóc đứa bé này, hai người có thể hiểu được thế nào là từ bi, thế nào là tình thương không riêng tư, không oán hận.”
Và kết quả là họ giữ đứa con của mình lại. Điều kỳ diệu là kể từ khi đứa trẻ này sanh ra thì sự nghiệp của họ càng ngày càng phát triển tốt, và trong sự giúp đỡ nhau chăm sóc đứa con thì tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng hoà thuận.
Sau cùng, họ nhận định đứa bé này đúng là một vị Bồ Tát, vì nó mà gia đình có được phúc báu, có được vui vẻ. Từ đó, họ sanh lòng cảm ân đứa trẻ.
“ Khi gặp hoàn cảnh thuận nghịch tăng thượng, bạn hãy nên đối xử bằng tâm bình thường và lòng cảm ân ”
CỚ GÌ TỰ LÀM KHỔ THÊM
Trong một buổi thuyết pháp nọ, tôi có hỏi thính chúng: “ Trong đây có ai kết hôn trên mười năm mà giữa hai vợ chồng chưa từng cải nhau hay chưa?” kết quả là chỉ có một người giơ tay.
Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?
Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?
Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả miếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.
Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.
“ Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.”
“ Khi gặp hoàn cảnh thuận nghịch tăng thượng, bạn hãy nên đối xử bằng tâm bình thường và lòng cảm ân ”
CỚ GÌ TỰ LÀM KHỔ THÊM
Trong một buổi thuyết pháp nọ, tôi có hỏi thính chúng: “ Trong đây có ai kết hôn trên mười năm mà giữa hai vợ chồng chưa từng cải nhau hay chưa?” kết quả là chỉ có một người giơ tay.
Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?
Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?
Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả miếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.
Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.
“ Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.”
Tuy có câu nói: “ Tình đến chổ sâu, không còn oán hận”, nhưng sự tiếp xúc giữa những người thân với nhau càng nhiều thì sẽ sanh ra mâu thuẩn tình cảm và sự xung đột dữ dội càng nhiều, và oán hận càng sâu. Do đó mới có việc nghịch tử giết cha, giết mẹ; hoặc cha mẹ hận vì con không thành tài mà lỡ tay đánh chết con.
Trong cuộc đời của chúng ta, giữa hai bên nên kết thân gia thì tốt, còn nếu lỡ làm oan gia thì thôi. Tất cả chúng ta đều có ân oán với nhau, nhưng vì vô minh nên chúng ta không dễ gì phân biệt rõ ràng. Nhưng thông thường, sự kết oán thì nhiều, còn kết thân thì ít, cho nên đời sau, chúng ta tiếp tục làm người thân hay là oan gia. Đó gọi là “không phải oan gia không tụ hội”. Chẳng phải có một số người gọi người tình của mình là “tiểu oan gia” đó ư? Sự tụ hội “ oan gia vui vẻ ” này đủ để chứng minh sự vướng mắc không rõ ràng giữa ân ái và oán hận.
Cách cư xử giữa con người với nhau tốt nhất là nên kết ân chớ không nên kết oán. Một gia đình, đoàn thể, xã hội mà kết thân không kết oán thì mọi người đều có cuộc sống vui vẻ. Nếu chỉ nhớ oán mà không nhớ ân thì giữa hai bên cư xử sẽ không được vui vẻ, và trở thành nổi giày vò.
“ Vợ chồng có duyên mới gặp nhau, vì vậy duyên tốt hay xấu cũng là duyên. Con cái là nợ, vì vậy dù đòi nợ hay trả nợ cũng là nợ mà thôi.
VIỆC QUÁ KHỨ, HÃY ĐỂ CHO NÓ QUA ĐI!
Tôi đã từng gặp một bà nọ. Bà ấy luôn than vãn với tôi rằng, con bà bị người ta hảm hại phải chịu tàn phế suốt đời.
Có lẽ bà ta cho rằng, sau khi than vãn với tôi như vậy, bà sẽ được đền bù một chút tinh thần?
Nhưng tôi không có an ủi bà ta mà ngược lại tôi còn nói: “Chuyện quá khứ hãy để cho nó qua đi, trách móc mãi cũng không có ích lợi gì. Việc duy nhất bà cần phải làm bây giờ đó chính là tìm cách cứu chữa con bà.”
Thật ra, tất cả những việc không như ý đều phát sinh từ nhân quả. Có lẽ đời này, bạn chưa làm một việc gì ác, nhưng ai dám chắc rằng đời trước, rồi đời trước nữa, bạn đã không làm việc ác?
Nếu chúng ta khẳng định được quy luật nhân quả thì đối với những việc không như ý mà chúng ta gặp phải, không phải ta chỉ không oán hận mà còn phải tích cực nổ lực để cải thiện vận mệnh sau này.
“ Khi gặp chuyện đau buồn, bạn hãy nghĩ rằng đó là cái quả mà mình phải lãnh do nhân gieo trồng đời trước. nghĩ được như vậy bạn sẽ hết đau buồn.”
ĐỜI TRƯỚC NỢ QUÁ NHIỀU
Nếu có một số người hiểu sai về bạn quá nhiều, thậm chí còn nói với bạn những lời bực tức như vầy: “ Người bạn nào ta cũng cần, nhưng ta không cần người bạn như ngươi, dù ta phải xuống diêm vương, ta cũng không nhận ngươi là bạn; Ngay cả thế giới cực lạc, nếu có mặt ngươi ở đó thì ta cũng không muốn đến”.
Tôi đã từng gặp một bà nọ. Bà ấy luôn than vãn với tôi rằng, con bà bị người ta hảm hại phải chịu tàn phế suốt đời.
Có lẽ bà ta cho rằng, sau khi than vãn với tôi như vậy, bà sẽ được đền bù một chút tinh thần?
Nhưng tôi không có an ủi bà ta mà ngược lại tôi còn nói: “Chuyện quá khứ hãy để cho nó qua đi, trách móc mãi cũng không có ích lợi gì. Việc duy nhất bà cần phải làm bây giờ đó chính là tìm cách cứu chữa con bà.”
Thật ra, tất cả những việc không như ý đều phát sinh từ nhân quả. Có lẽ đời này, bạn chưa làm một việc gì ác, nhưng ai dám chắc rằng đời trước, rồi đời trước nữa, bạn đã không làm việc ác?
Nếu chúng ta khẳng định được quy luật nhân quả thì đối với những việc không như ý mà chúng ta gặp phải, không phải ta chỉ không oán hận mà còn phải tích cực nổ lực để cải thiện vận mệnh sau này.
“ Khi gặp chuyện đau buồn, bạn hãy nghĩ rằng đó là cái quả mà mình phải lãnh do nhân gieo trồng đời trước. nghĩ được như vậy bạn sẽ hết đau buồn.”
ĐỜI TRƯỚC NỢ QUÁ NHIỀU
Nếu có một số người hiểu sai về bạn quá nhiều, thậm chí còn nói với bạn những lời bực tức như vầy: “ Người bạn nào ta cũng cần, nhưng ta không cần người bạn như ngươi, dù ta phải xuống diêm vương, ta cũng không nhận ngươi là bạn; Ngay cả thế giới cực lạc, nếu có mặt ngươi ở đó thì ta cũng không muốn đến”.
Gặp phải hạng người này, bạn không cần phải để ý quá. Họ đã giận bạn đến mức độ này, thì tốt nhất là bạn nên tự nói với mình: “ Mình nghiệp chướng sâu nặng, đời trước mình đã mắc nợ quá nhiều, mình thật xấu hổ, mình phải sám hối, mình cầu nguyện cho anh ta không còn oán hận mình nữa, và nguyện rằng giữa chúng ta không tăng thêm thù hận, không nên oan gia tương báo. Cũng nguyện rằng nghiệp chướng của mình sớm được tiêu trừ”.
Nếu bạn có thể tự nói những lời hoá giải như vậy thì trong lòng bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.
“ Nếu muốn lìa khổ được vui thì trước hết bạn phải không tạo các việc ác, rồi sau đó bình thản nhận lãnh quả báo. Trong khi thọ báo thọ khổ bạn cũng nên cứu khổ cứu nạn.”
“ Nếu muốn lìa khổ được vui thì trước hết bạn phải không tạo các việc ác, rồi sau đó bình thản nhận lãnh quả báo. Trong khi thọ báo thọ khổ bạn cũng nên cứu khổ cứu nạn.”
Nếu có lần anh hỏi
Vì sao em ăn chay?
Em trả lời rất nhẹ:
- Vì đời như mây bay…
Nếu có lần em hỏi
Vì sao anh ăn chay?
Anh mỉm cười khẽ bảo:
- Vì ta kiếp lưu đày…
Nếu có lần bạn hỏi
Vì sao tôi ăn chay?
Tôi sẽ thưa cùng bạn:
- Vì lương tâm hôm nay…
Nếu có lần mẹ hỏi
Vì sao con ăn chay?
Con sẽ hôn trán mẹ:
- Vì an bình ngày mai…
Nếu có lần Trời hỏi
Vì sao người ăn chay?
Xin dâng lời khấn nguyện:
- Cho Đất dừng thiên tai…
Nếu mùa đông có hỏi
Vì sao lá trổ xanh?
Có nàng xuân ấp ủ
Hương yêu ngự trên cành
Thiều quang vừa tỏa rạng
Hoa tâm cõi thiện lành…
Bên Kia Cửa Tử ( Charles Leadbeater) Dịch giả : Nguyên Phong
Vì đa số mọi người không biết gì về thế giới bên kia cửa tử nên họ đều thiếu chuẩn bị. Chính vì thiếu chuẩn bị mà nhiều người chịu đau khổ, mê muội, cứ lang thang sợ hãi trong một cảnh giới kỳ lạ, mơ mơ màng màng, hư hư thực thực, không siêu thoát được. Thượng Đế thường hành động một cách bí mật, không mầy ai có thể hiểu. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao phần lớn con người khi già yếu, các cơ quan thể xác dần dần thoái hoá, các ham muốn như ăn uống, thèm khát cảm xúc xác thịt cũng theo đó mà giảm bớt đi. Khi bệnh tật đau ốm, người ta chỉ mong sao chóng khỏe thôi chứ ai đâu còn ham muốn gì khác. Phải chăng đó là một cách gián tiếp giúp con người kiềm chế bớt các thú vui xác thịt, các ham muôn vật chất để tránh khỏi phải đau khổ khi từ giả cõi đời, khi ham muốn mà không thể thỏa mãn được nữa? Hiển nhiên nếu biết vậy, người ta cần phải chuẩn bị, phải tập làm chủ các giác quan, kiềm chế các ham muốn vật chất, phát triển đời sống tinh thần ngay từ lúc này, để tránh không bị kổ sở khi bước vào thế giới bên kia. Thật đáng tiếc khi đa số người ta cứ mải mê lo lắng cho đời sống phù du, giả tạo, ngắn ngủi ở cõi này mà không biết gì đến những đời sống khác. Họ có thể bỏ ra cả tuần hoạch định chương trình cho một chuyến du lịch trong khi không hề chú ý gì đến một nơi mà trước sau ai cũng phải đến.
Có lẽ bạn tự hỏi người chết trẻ khi lòng ham muốn vật chất còn mãnh liệt thì sẽ ra sao? Dĩ nhiên họ gặp nhiều khó khăn hơn người chết già hay chết bệnh. Họ dễ bị lôi kéo, thu hút vào những cảnh giới thấp thỏi, ngột ngạt, bị chìm đắm trong các rung động xấu xa, sống trong tình trạng hoang mang đau khổ, đầy thèm khát cho đến khi biết kiềm chế lòng ham muốn thì mới siêu thoát được. Vì đã mấy ai biết trước giờ chết, tử thần có bao giờ báo trước nên con người cần chuẩn bị một đời sống thanh khiết, hướng thượng ngay từ bây giờ. Điều chính yếu là nên giảm bớt các ham muốn vật chất để tránh khỏi lâm vào tình trạng như đói không được ăn, khát không được uống, thèm muốn không được thỏa mãn, toàn thân nóng rực như than hồng vì ham muốn hành hạ.Lương thực cho tâm hồn : Ước Mơ
Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.
Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa?
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.
- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.
Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.
Nhiều năm trôi qua, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến một trang trại rộng 200 mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, hai thầy trò đã gặp nhau. Cầm tay, thầy nói:
- Này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó.
Nghe thầy nói thế, cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
Tiểu sử của Viên-Liễu-Phàm tiên-sinh ( tác giả cuốn sách Liễu Phàm Tứ Huấn )
Bổn danh của tiên-sinh là Viên-Hoàng, tự là Khôn-Nghi, người huyện Ngô-Giang tỉnh Giang-Tô Trung-hoa . Thời tráng niên, tiên-sinh ở rể trong nhà họ Thù, huyện Gia-Thiện, tỉnh Chiết-Giang. Ông đỗ cử-nhân vào năm Long-Khánh năm thứ 4 vua Mục-Tông đời Minh ( năm 1570 ), đỗ Tiến-sĩ vào năm Vạn-Lic.h thứ 14 đời vua Thần-Tông ( năm 1586 , và được bổ nhiệm làm tri-huyện huyện Bảo-Chì của tỉnh Hà-Bắc .
Gia đình của tiên-sinh tuy không khá giả, nhưng tính ông cần kiệm và thường hay bố thí giúp người . Ngoài việc hành thiện , tiên-sinh cũng tu tập thiền, dù bận bịu với công vụ , nhưng sớm tối ông đều không quên tụng kinh ngồi thiền .Trong khoảng thời gian này, ông viết cuốn ” Giới-Tử-Văn ” để khuyên con, và được lưu truyền đến ngày nay, tức là cuốn ” Liễu-Phàm-Tư’-Huấn ” này .
Tiên-sinh có một người vợ hiền-thục, thường trợ giúp ông trên con đường bố thí hành thiện . Có một lần bà muốn mua vải bông may áo cho con để mặc trong lúc mùa Ðông, ông nói với người vợ rằng:
- Nhà ta có sẵn tơ, vừa ấm lại vừa nhẹ , sao phu-nhân không mang đi may mà còn mua thêm vải bông làm gì cho thêm tốn tiền .
Phu-nhân đáp:
- Tơ đắt hơn vải bông, cho nên thiếp muốn mang tơ ra ngoài tiệm để đổi lấy vải bông, như thế ta có thể may thêm vài chiếc áo khác để tặng cho những người nghèo .
Tiên-sinh nghe xong rất hài lòng và nói:
- Phu-nhân có lòng thành bố thí như vậy, con ta sau này thế nào cũng được phúc báo .
Con của tiên-sinh là Viên-Nghiêm về sau thi đỗ tiến-sĩ, và làm quan đến chức tri-huyện của huyện Cao-Yếu, tỉnh Quảng-Ðông mới hồi hưu .
Từ những thí dụ trên cho ta thấy: “Trên đầu ba thước đều có Thần-Minh giám xét, muốn gặp lành tránh họa là do chính ta”. Một người luôn luôn cẩn thận về lời nói và hành vi của mình, không hổ thẹn với người, không đắc tội với Trời đất quỷ Thần, trong lòng khiêm tốn nhún nhường, sẽ được Trời đất quỷ Thần thương mà giáng phúc . Trái lại kẻ hay tự mãn kiêu ngạo thường là người không có phúc, và dẫu có cũng không được lâu dài .
Người có trí-tuệ , minh-lý, tất nhiên không muốn có một tấm lòng hẹp hòi mà cự tuyệt cái phúc trời giáng cho mình . Huống chi một người khiêm-tốn nhã nhặn, có thể tiếp nhận lời khuyên răng chỉ dẫn cuả tha nhân mà học được những cái hay của người . Do đó đức khiêm-tốn là một điều không thể thiếu được trên con đường tu thân tích phúc .
Người xưa nói: ” Có chí nơi công danh tất được công danh . Có chí nơi phú quý tất được phú qúy”. Người có chí như cây có rễ . Lập chí này nên luôn luôn khiêm-tốn, dù chỉ là một sự việc nhỏ nhen, đều nên ra tay trợ giúp người . Như thế Trời đất sẽ cảm động và phúc sẽ đến với ta . Những người muốn cầu công danh , nhưng không được toại là ban đầu tuy có lập chí, nhưng chỉ là cảm hứng một thời mà không có thủy chung.
Thứ hai, ngày 15 tháng hai năm 2010
Nước Mắt Thiền Sư
Có một người trung niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, trụ trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài nên đến xuất gia cầu học.
Ngài luôn dạy các đệ tử nên đoạn trừ thế duyên để liễu ngộ chân lý, tinh tấn phát huy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha. Và ngài nhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có khả năng đạt được giải thoát.
Một ngày nọ, từ nơi quê hương xa xôi của ngài truyền đến tin chẳng lành. Đứa con duy nhất của ngài lúc chưa xuất gia đã lâm trọng bệnh qua đời. Các đệ tử sau khi nhận được tin cùng nhau tụ tập lại luận bàn, chẳng biết là có nên báo tin buồn này cho sư phụ biết hay không?
Cuối cùng họ đi đến kết luận: Sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi, đứa con duy nhất đó dù sao thì cũng là người thân của ngài, nên báo tin không vui này cho ngài biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu hành đến mức cao như vậy rồi, nếu nghe tin đứa con duy nhất chết thì cũng chỉ thản nhiên thôi.
Thế là họ cùng nhau đi đến báo tin này cho thiền sư. Khi vị cao tăng vừa nghe tin thì mặt buồn rười rượi, hai dòng nước mắt cứ lăn dài xuống má. Các đệ tử vừa nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy thì cảm thấy rất lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời gian dài tu hành như vậy mà cũng chưa đoạn trừ được tình cảm.
Trong nhóm đệ tử có một người can đảm đứng ra chắp tay hỏi:
- Sư phụ, bình thường sư phụ hay dạy chúng con đoạn trừ thế duyên, cần cầu giải thoát. Sư phụ xuất gia đã lâu vì sao nghe tin con chết lại đau khổ nhiều như vậy, như thế có phải là ngược lại tất cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn thường dạy chúng con không.
Trong đôi mắt đẫm lệ, thiền sư ngước lên nói:
- Ta dạy các người đoạn trừ tình cảm thế tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy các người sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình. Đứa con của ta cũng là một trong những chúng sanh, tất cả chúng sanh cũng giống như con của ta. Ta vì đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi đau của tất cả chúng sanh trong thế gian mà khóc vậy!
Sau khi các đệ tử nghe lời ngài dạy, trong lòng tràn đầy thương cảm, mở rộng tình thương, tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát.
(Theo Hoa Linh Thoại,
Như Nguyện dịch)
BÀI HỌC ĐẠO LÝ
Một bậc cao tăng phạm hạnh đáng kính đã rơi nước mắt khi nghe người thân của mình ra đi. Chuyện thật bình thường, ấy vậy mà rất lạ, làm cho những đệ tử và tín đồ ngơ ngác, chẳng biết tại sao? Thì ra dù đã đoạn trần duyên, một đời ẩn dật dấn thân cho sự nghiệp giải thoát, bất động giữa muôn trùng biến động nhưng ngài vẫn là một con người tràn đầy bi mẫn, vẫn yêu thương tha thiết trần gian ô trượt này.
Ai đó nghĩ rằng, tu hành càng cao thì tình cảm càng héo khô như gỗ đá thì thật sai lầm. Cũng do vậy mà một thiền tăng ngày xưa sau ba năm tu hành luyện tâm như củi khô, đá lạnh đã bị bà già hộ pháp nổi lửa đốt cốc đuổi đi, vì “vô dụng”. Tu hành mà không còn rung cảm trước buồn vui của trần thế thì làm sao mà phát khởi đại nguyện cứu độ chúng sanh.
Trước khi trở thành Thánh nhân, chúng ta phải đích thực là một con người. Khi đã trở thành bậc Thánh rồi thì lại càng người và đời hơn. Cho nên, cùng là nước mắt nhưng không bi lụy, riêng tư, đau khổ mà chính là từ bi, yêu thương rộng khắp. Sống trong cuộc đời mà bất nhiễm, xuôi theo dòng đời mà không bị cuốn trôi, song hành với cuộc đời để yêu thương và cứu độ. Đó mới là hành động cao cả và bi mẫn nhất mà không phải người tu hành bình thường nào cũng làm được.
Thứ bảy, ngày 13 tháng hai năm 2010
Chuyện cửa thiền : VẠT NẮNG SÂN CHÙA
Neten Rinpoche- Người ta thường cho thày là một vị Tulku, chỉ cho những vị đã từng tu tập từ đời trước và có nguyện trở lại tái sanh trong cõi người. Do sự kính mến, ngoài cái pháp danh của thày là Neten, họ thường kèm theo chữ "Rinpoche" (có nghĩa là cao quý). Neten có phong tư rất hiền hòa và từ bi, thày có nhiều Phật tử, và những buổi lễ lớn thày ban thường có rất nhiều tín chúng tới tham dự.
Năm lên bảy. Một vị sư già đi ngang và quả quyết Neten là một vị Lama đã từng tu tập nhiều kiếp, nay có nguyện tái sinh trở về cõi người này. Sư còn bảo, trong tương lai, nếu Neten chọn đi trên con đường đời sẽ là một người rất thành công, còn nếu đi theo con đường tu hành thì sẽ trở thành một vị đại đạo sư nổi tiếng. Cha mẹ Neten rất hoan hỷ khi nghe tin này, lập tức họ đưa Neten đến một tu viện lớn nổi tiếng của người Tây Tạng ở Ấn và xin cho Neten được xuống tóc, quy y. Neten nhớ rõ lòng mình lúc ấy. Thật bồi hồi, sung sướng và xúc động tới độ không thể cầm được nước mắt.
Quả nhiên, thày rất thông minh, tựa như người đã từng học qua, nay chỉ ôn lại mà thôi. Dụ như một đoản kinh rất khó nhớ, đối với các vị tu sĩ khác cần phải một thời gian dài mới có thể lãnh hội được thì đối với Neten, chỉ khoảng vài ngày thày đã hiểu cặn kẽ và thuộc lòng. Vị bổn sư của thày rất hài lòng về việc đó, càng quý mến và kỳ vọng ở Neten nhiều hơn nữa.
Năm mười bốn tuổi, Neten thọ giới tỳ kheo. Năm hai mươi hai tuổi, thày xong bằng tiến sĩ Phật học (sau khi đã trải qua tất cả những sự thử thách và tranh luận). Thày được hội kiến với đức Dala Lama nhiều lần. Năm ba mươi tuổi, thày bắt đầu đi khắp nơi thuyết pháp ... Danh thày nổi như cồn, tín chúng còn gọi thày bằng một cái tên Lama thân mến...
Dòng đời cứ xuôi chảy...
Một hôm, thày bổn sư muốn ủy nhiệm Neten đến trụ trì một ngôi chùa mới xây ở tận một tiểu bang xa xôi bên nước Mỹ. Tâm thày dường như không vui. Có lẽ thày không muốn xa vị bổn sư mình. Ngoài lý do đó, hình như còn một lý do nào mà thày chưa biết rõ, chỉ thấy tâm xao động, mà sự sao động đó thày không sao dằn được. Chẳng biết điều lành hay dữ. Tối đó, thày ngồi nhập định, xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Thày chỉ thấy một đám mây đen lởn vởn trên bầu trời. Nó mờ nhòa, không rõ. Chỉ biết sẽ có điềm họa sắp đến, mà chẳng biết đó là điềm gì. Định bụng, sáng ra thưa với thày bổn sư xin được ở lại học tiếp và xin ngài ủy nhiệm một vị khác. Nhưng, ngẫm nghĩ, nếu đó là nghiệp quả phải trả, thì cũng nên dứt khoát trả hết trong kiếp này... Vì ý nghĩ đó. Thày quyết định tuân hành bổn sư mình ..
*
Phái đoàn đi đón Neten Rinpoche ngoài phi trường gồm năm người. Ba nam, hai nữ.. Họ đứng thành hàng dọc dâng tấm khăn trắng (một truyền thống của Tây Tạng khi gặp một vị Lama đạo hạnh). Thày nhận khăn rồi lần lượt quàng lại lên cổ để ban phước lành cho người dâng khăn. Tới người cuối cùng là một nữ nhân. Dù không nhìn rõ mặt, vì nàng dâng tấm khăn lên ngang mày . Thày chỉ nhìn thấy đôi bàn tay trắng mịn với những ngón thon dài, nhưng thày cũng nhận ngay rằng, đây chính là điềm họa cho mình. Thày hơi khựng lại một thoáng. Nhưng, tâm trở lại bình tĩnh, thày khẽ nhận khăn rồi choàng lại lên cổ nàng. Lập tức, nàng chắp hai bàn tay vào nhau, khuôn mặt nhìn xuống, lưng hơi khom lại tỏ một thái độ cung kính. Thấp thoáng, thầy thấy một khuôn mặt son trẻ, với đôi mắt đen nhánh như mắt con chim câu... Nàng khá đẹp. Nét đẹp dịu dàng của dân gốc Á. Mái tóc dài, mướt như một dòng suối. Trông nàng có một nét rất quen thuộc nào đó, nhưng tuyệt nhiên thày không nhận ra được mình đã gặp nàng ở nơi chốn nào. Năm người đi đón thày đều là người Việt. Họ vừa líu ríu theo chân thày vừa kể cho thày nghe những sinh hoạt ở Mỹ. Ông Đoàn, người trong ban chấp hành của chùa, tường trình ngay:
- Thưa Neten Rinpoche, vì còn một vài trục trặc về giấy tờ, hiện tại chùa chưa thể xin được để thày có thể thành thường trú dân tại đây. Nhưng chúng con xin được visa, thày có thể ở tại Mỹ sáu tháng. Trong khoảng thời gian này, chúng con sẽ cố gắng xin thẻ xanh cho thày..
- Được. Chuyện ở lại còn tùy có đủ nhân duyên không. Tôi hy vọng trong thời gian ở đâỵ Mọi sự sẽ tốt đẹp...
Con đường từ phi trường về chùa cũng khá xa, mọi người nói chuyện ríu rít. Nhưng nàng chỉ dõi mắt ra ngoài cửa kính xe, nhìn dòng xe cộ chảy ngược xuôi, tuyệt nhiên nàng chẳng nói lên lời nào.. Hình như nàng cũng chẳng chú ý gì tới vị thày cho lắm. Ông ta trông còn quá trẻ - nàng nghĩ - chẳng biết sự tu chứng của ông tới đâu...
Những tuần lễ kế tiếp, Neten Rinpoche ban một loạt những buổi lễ quán đảnh. Tín chúng đi dự rất đông. Vì người thông dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ đi xa, nên tình cờ nàng lại được bầu làm thông dịch viên tạm thời trong khi chờ đợi. Nàng rất sung sướng vì được lựa chọn, đồng thời thật hãnh diện, vì từ hồi nào tới giờ, nàng chưa bao giờ làm được một việc gì hữu ích cho ai. Nay, tự dưng nàng lại được đề cử và nhất là được thân cận với một vị đại đạo sư đầy đủ phẩm hạnh, chẳng ít nhiều gì nàng cũng cảm thấy mình rất quan trọng ..
Trong việc thông dịch, thày dành rất nhiều thời gian để giải thích thêm những danh từ Phật học nàng chưa hiểu rõ, nên nàng thường dành một ít giờ trước buổi lễ, hay những buổi giảng lên gặp riêng thày, tóm tắt ghi chép những gì thày muốn giảng. Tuy chưa làm thông dịch viên bao giờ, đôi khi gặp những danh từ chuyên môn làm nàng lúng túng, nhưng vì có được một kiến thức rất khá về Đại thừa, và nhờ sự kiên nhẫn của Neten Rinpoche, cộng với lòng mong học hỏi, trí thông minh, chịu khó của nàng nên cũng hiểu được ít nhiều những gì thày muốn nói.
Tình thân giữa Thày, trò ngày càng đậm. Khác với ý niệm đầu tiên nàng gặp Neten Rinpoche tại phi trường. Ngược lại, nàng nhận ra rằng, cái ông thày này thật đáng nể. Ông có thể đọc suốt được tư tưởng của người đối diện. Hơn thế nữa, hình như ông có thể nhìn thấy được một vài điều của quá khứ và tương lai. Nhưng chẳng bao giờ ông nói, các nhóm đệ tử biết được đều do sự tình cờ rồi họ kháo nhau thêm, từ một thành mười, từ mười thành trăm, tô điểm vị thày mình thêm huyền hoặc... Nàng bắt đầu tâm phục, khẩu phục vị sư trẻ này. Lối hành xử của nàng cũng tỏ vẻ tôn kính và yêu mến thày hơn.
Một buổi sáng. Trong sân chùa ngập nắng, thày Neten thấy nàng mặc chiếc áo dài Á đông bước vào cổng chùa, khuôn mặt rạng rỡ... Nhìn thoáng, thày có cảm tưởng nàng chính là vạt nắng đầu ngày, thày thấy lòng rung động, bàng hoàng, cảm nhận pháp giới này không phải một, cũng không phải khác, nó thật chập trùng biến hiện. Có phải chăng, người thiếu nữ kia đang "biến" thành vạt nắng hòa nhập với bản thể nhất như của vạn pháp? Thày nghiêng tâm nghe lòng mình rung động, rồi với sự phản xạ máy móc của nghiệp dư còn đọng lại trong tâm, thày vội vã bước ra sân "đón" lấy vạt nắng ấy. Cả hai nhìn nhau. Kỳ diệu thay, thày có cảm giác mình cũng biến thành ánh nắng chan hòa, hợp với vạt nắng vừa xuất hiện thành nhất thể như nước hòa với sữa. Trong phút giây mầu nhiệm ấy, ngôn ngữ quả là "bất khả ngôn thuyết"... Hình như người nữ cũng cùng trong một tâm trạng ngây ngất ấy. Nàng thốt lên với một giọng tràn đầy xúc động:
- Thày ơi…
Nàng loạng choạng muốn té quỵ, thân người mảnh mai như muốn đổ ập về phía Neten. Bằng một phản xạ tự nhiên, máy móc, thày Neten vội đưa tay ra đỡ. Cùng lúc thày cũng đủ tỉnh thức để lùi lại một vài bước, tránh cho toàn thân nàng dựa hẳn vào mình, giọng thày lấy lại bình tĩnh, hỏi khẽ:
- Chị có sao không?
Thiếu nữ ấp úng:
- Không...không...!! Bỗng dưng..., con chỉ.... thấy... một niềm... cảm động tới muốn... bật khóc...
Vì sự tự trọng. Nàng cũng vội vã lùi lại làm cho thân mình bị mất thăng bằng, lảo đảo. Hai bàn tay dơ ra gần chạm nhau lại bị vội vã rụt về. Cả hai đứng nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức. Hốt nhiên, Neten Rinpoche đọc được trong ánh mắt nàng cả một khung trời vừa sụp đổ, trong đó cưu mang một nỗi đau đớn tận cùng của của sự thất vọng và yêu thương...
Sau buổi sáng hôm ấy, phong tư của Neten Rinpoche hình như không có gì thay đổi. Nhưng nếu để ý kỹ, trong những hành động và cách cư xử - tuy kín đáo - nhưng thày cũng dành cho nàng một sự chăm lo đặc biệt hơn, cùng với lòng bi mẫn như lúc nào cũng phủ chụp xuống nàng. Thày vẫn gặp nàng trước những giờ thuyết pháp. Nhưng có lẽ thày tránh không muốn gặp riêng nàng ở bất cứ chỗ nào trong chùa. Còn riêng nàng, gần như một huyền lực của nghiệp cũ đã chín mùi. Dần dà, nàng bỗng nhận ra một điều "khủng khiếp", nàng không thể sống thiếu thày, nàng bỗng thấy mình có một nhu cầu rất cần thiết mỗi ngày là phải được gặp thày, phải nhìn thày, nghe thày nói, ngắm thày cười, hay chẳng cần làm gì, chỉ cần phục dưới chân thày nghe thày lần tràng hạt với những câu chú như một chuỗi âm thanh dính liền nhau không dứt. Tệ hơn nữa, trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức, nàng khởi tâm muốn "chiếm hữu" thày cho riêng mình, cảm giác chiếm hữu ấy mạnh tới độ nàng nàng cảm thấy rất khó chịu và ghen tức khi thấy thày nói chuyện vui vẻ với những người khác. Những lúc như vậy, tâm nàng thật bồn chồn, không yên và cực kỳ đau khổ. Biết điều đó là xấu, nhưng nàng thực không thể cưỡng nổi sự ghen tuông..
Một hôm lên chùa sớm, định vào chào thày thì nàng đã thấy có một chị Phật tử khác đang trong phòng trò chuyện, chẳng biết chị nói chuyện gì mà nàng nghe tiếng thày cười hòa với tiếng cười ròn rã của chị. Buồn bã, nàng ra ngoài sau hè ngồi khóc. Khóc chán, nàng lại thò đầu vô xem chị Phật tử nói chuyện xong chưa. Vẫn thấy chị ngồi thụp dưới chân thày nói cười vui vẻ. Nàng thấy tim mình quặt thắt lại. Nàng cũng thấy mình thật vô lý khi cứ quẩn quanh trong một ngõ cụt như thế. Trong lúc này, hình như những giáo lý của Phật mà nàng học hỏi từ bao lâu, cứ chảy trôi theo dòng nước mắt, chẳng giúp được gì cho nàng mấy đỗi...
Nhưng nỗi buồn không hẳn mãi mãi sẽ là. Nó chính là "mặt bên kia" của niềm vui. Đôi khi nàng được thày cho tham gia vào công việc của chùa, như việc tô những bức tượng Phật. Thật lạ, chẳng hiểu những tượng Phật đó ở đâu ra mà đầy cả bàn. Mỗi bức cao khoảng một tấc, đủ các vị Phật với những thế ngồi khác nhau. Nàng ngồi xà xuống và hỏi thày với giọng đầy khích động và ngạc nhiên:
- Ôi chao... Tượng Phật ở đâu nhiều thế. Cho con tô với nhé?
Vị thày ngước nhìn người thiếu nữ đọc được tất cả sự khích động trên đôi mắt ngây thơ của nàng, thày cười:
- Được! Nhưng chị tô có khéo không? Tô tượng cũng là một hình thức thiền định và quán tưởng. Lại nữa, có một vài chỗ phải rất cẩn thận, không được tô lem nhem, nhất là điểm nhãn Phật thì lại càng phải khéo léo lắm!
Sợ thày đổi ý. Nàng nói ngay:
- Con làm được mà! Nàng sung sướng vô cùng khi được ngồi bên thày như thế.. Ban đầu thày cho nàng tô những phần dễ, thấy nàng tô khéo, thày cho tô phần tóc (một chút xíu phần trên trán, nơi đó nếu không khéo sẽ bị lem qua vương miện trên đầu). Nàng thích nhất ngồi tô thân thể Phật một màu vàng ròng. Tô lớp đầu không thấy vàng mấy, nhưng nếu kiên nhẫn tô lên từng lớp chồng nhau, đợi lớp này khô, lại tô thêm lớp mới cho đến khi có một mầu vàng óng đẹp như một khối vàng thật. Nàng thích tới độ mê mải làm mãi tới gần bảy giờ tối mới chịu về. Trước khi về, nàng khoe với thày "công trình" mình vừa làm cả ngày. Một tượng Phật Thích Ca, một tượng của ngài Quán Âm. Cả hai tượng đều có một màu vàng óng trông rất đẹp mắt....
Niềm hạnh phúc của nàng bị cắt đứt khi người thông dịch viên cũ trở về.. Nàng không còn có cơ hội gần gụi thày nữa. Nàng nhớ thày, sự nhớ nhung kỳ quặc đến độ nàng cảm thấy hổ thẹn và mặc cảm, nghĩ rằng, mình chính là con ma nữ đến quấy rối người tu hành. Lòng nàng luôn luôn cảm thấy đau khổ và buồn sầu. Đau khổ vì biết rằng, tình yêu (nếu có) của mình chính là một tình yêu bệnh hoạn và mù quáng vì nó đã đặt không đúng chỗ. Buồn sầu khi biết chắc rằng mình đã chẳng ít nhiều gì cũng đang tạo những nghiệp xấu, ác... Vì sự mặc cảm ấy, nàng thường có thái độ tránh né và không dám đến gần thầy nữa. Nhưng vì lòng nhung nhớ cứ dâng đầy, nên chẳng bao giờ nàng bỏ một thời thuyết pháp nào cả .
*
Một buổi chiều, sự nhớ thương gần như không còn chịu đựng được nữa. Nàng lang thang xuống phố, mua ba cành hoa Lilly trắng đem lên chùa dâng thàỵ Cảnh chùa vắng vẻ, nàng bước vào với nhịp tim đập thình thịch trong lòng ngực. Nàng ôm chặt ba cành hoa trước ngực như một sự chở che, ngăn cấm mình phạm tội. Các thày nhỏ chắc đang ở sân sau chùa trồng tỉa, chỉ còn lại Neten Rinpoche ngồi trong một phòng cạnh chánh điện đang tô các tượng Phật. Nàng bước vào với một thái độ của một kẻ phạm trọng tội, mặt người nữ tái xanh, rụt rè và lắp bắp:
- Con đem... dâng thầy mấy... cành hoa... Lilly... trắng...
Neten Rinpoche ngẩng lên, ánh mắt từ bi như thấy suốt được tâm tư nàng, thong thả đáp:
- Thật tuyệt diệu. Ta đang đợi chị đến... (Rồi ngắm nhìn ba đóa hoa trắng nuốt, đôi mắt lung linh, hoan hỷ, thày tiếp). Mấy đóa hoa mới đẹp làm sao!!. Chị hãy cắm vào bình dâng lên lễ Phật. Sau quay lại đây, ta muốn cho chị coi cái này...
Thiếu nữ líu ríu làm theo như một mệnh lệnh. Cắm những cành hoa trắng vào bình, xì xụp lạy trước những tượng Phật đang ngồi trên bệ thờ rất trang nghiêm. Chẳng hiểu sao lúc đó nàng cảm thấy xúc động lạ kỳ và nước mắt cứ tuôn như mưa...
Nàng phải đợi một lúc cho tâm lắng đọng mới dám bước qua phòng bên gặp Neten. Thày nhìn nàng chăm chú. Như người đã biết rõ được vấn đề, nhưng vẫn cứ hỏi:
- Chắc chị đang gặp chuyện... khó khăn?
Chỉ chờ có thế, nàng òa lên, nức nở:
- Phải. Xin thày ban bình an cho con...
Vị thày thở dài. Nhìn người nữ một đỗi rồi nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của nàng dịu dàng bảo:
- Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới chấm dứt...
Vừa nói đến đó, Neten buông tay nàng, dùng cả hai bàn tay mình ôm lấy khuôn mặt người nữ, (dưới dạng hình thức ban phép lành), rồi thày cúi xuống, thấp dần...thấp dần... cho tới khi trán của Neten đụng lên trán nàng...
Do sự gia trì của vị đạo sư. Mọi sự như được hiển bày trước mắt. Nàng nhìn thấy rõ trong một kiếp quá khứ nào đó của chính nàng. Hình ảnh người nữ đang đứng với chiếc áo cánh trắng mong manh. Trên tay cầm ba cành hoa Lilly mầu trắng nuốt. Sau lưng nàng là một khung cửa chói lòa ánh nắng với vườn hoa muôn sắc. Đối diện là chồng nàng, họ đang trao nhau những ánh mắt thương yêu. Người nữ đặt ba cành hoa lên ngực người nam nhìn chàng say đắm nói khẽ qua hơi thở:
- Anh ạ. Em nguyện sẽ đời đời kiếp kiếp được làm vợ anh và được hạnh phúc như thế này mãi mãi...
Đôi mắt người nữ ngước lên long lanh. Mùi hoa Lilly thơm ngát đâu đây...
*
Vị đạo sư buông tay, rời trán mình khỏi trán nữ nhân. Nàng xúc động tới độ bật khóc.. Nàng nhớ lại tất cả như chuyện mới xảy ra hôm qua. Tim nàng run run như con chim non bị lạnh. Giọng đạo sư trầm trầm:
- Đã vài đời, vài kiếp, chúng ta từng là vợ chồng và rất sung sướng, hạnh phúc, đã từng được làm thân người, thân chư thiên, nhẫn đến có được những thân vi diệu trên từng trời Phạm Thiên và đã từng hưởng tất cả những sung sướng của cõi nhân gian này... Dẫu vậy, chúng cũng chẳng đem lại hữu ích gì mấy đỗi. Ngược lại, chúng ta cũng đã từng nhiều đời, nhiều kiếp - do sự vô minh, tham ái - mà phải chịu mang thân ngạ quỷ, súc sanh, nhẫn đến ở trong những địa ngục nóng, lạnh để phải chìm nổi trong luân hồi và thọ nhận tất cả những khổ đau. Nay, cơ may trở lại được thân người, tôi lại được gặp em, dẫu trong một hoàn cảnh hoàn toàn đổi khác, nhưng đó cũng là cơ may cho chúng ta gỡ những nghiệp quả từ kiếp trước.. Sao em không nhân cơ hội có được thân người hiếm quý này tu tập cầu giải thoát? Sao cứ phải cam chịu loanh quanh trong luân hồi tạo thêm ác nghiệp? Hạnh Phúc ư? Thế nào là Hạnh phúc? Nếu lấy cái Hạnh phúc của trần gian này để làm niềm vui thì cái niềm vui ấy thật bọt bèo, dễ vỡ...
Vị đạo sư đứng lên. Ông mở tung cánh cửa sổ trông ra vườn. Nắng vẫn còn lung linh trên những đóa cúc vàng hắt lên những ánh sáng cuối cùng của ngày tàn. Ánh sáng bên ngoài tràn vào căn phòng bắt đầu tối làm thành một viền sáng quanh thân ông. Ông quay nhìn người thiếu nữ vẫn còn đầm đìa nước mắt thong thả nói rõ từng tiếng:
- Phải. Em vẫn còn vướng với tôi một lời nguyện ước. Thảo nào lần đầu tiên gặp em ở phi trường, tôi đã nhận ra được nét thân quen. Nhưng thực tâm tôi không muốn đòi, bởi mọi sự đều đã thay đổi. Tôi đang đi trên con đường tìm kiếm chân Hạnh phúc cho mình và cho người. Trong tôi, vẫn có tình yêu dành cho em, nhưng tình yêu tôi nay không còn ngừng trên một đối tượng, mà là trên toàn thể pháp giới... Từ sau buổi sáng tôi đón em như một "vạt nắng sân chùa", em luôn luôn hiện hữu trong tôi, là một điểm sáng, một sự thanh khiết, cao quý nhất. Em đi cả vào trong những buổi cầu nguyện của tôi.. Tôi luôn nguyện em cũng sẽ đạt được chân Hạnh Phúc ấy. Muốn vậy, em nên xả bỏ tất cả. Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới thực sự chấm dứt...
Thiếu nữ òa khóc. Nàng nghe trong tim một sự rạn vỡ... Trong cơn đau đớn tận cùng, nàng cảm nhận được tình yêu rộng lớn của vị đạo sư dành cho mình. Nàng hiểu rất rõ rằng nàng không còn một một sự chọn lựa nào khác. Người chồng năm xưa nay đã đổi hướng đi, không còn muốn đi chung với nàng trên con đường xưa cũ, mà ở đó, Hạnh Phúc hay Đau Khổ đều tùy thuộc vào sự vô thường, bèo bọt của kiếp người. Nay, nàng cũng phải thay đổi, nàng phải đi tận cùng nỗi khổ đau để vươn lên, để có thể trở thành một "giải nắng thênh thang". Nơi ấy, nàng sẽ gặp chàng ở đó...
Minh Tam Duong
I think the admin of this web site is really working
ReplyDeletehard for his site, since here every information
is quality based information.
Check out my page ขายรองเท้า nike แท้
I adore tɦis specific blog. Ӏt's like ɑ secret haven wheгe I ɑlways cοme across somsthing that interestѕ
ReplyDeleteanԀ enchants me.
Alѕo visit my web site :: cam de folie