Y thuật Tây Tạng hấp thụ nhiều tri thức y học cổ của Ấn Độ, Ba Tư, Hy Lạp và Trung Quốc, kết hợp với y thuật bản địa hình thành nên một nền y học vừa phong phú vừa kỳ bíNgày càng có nhiều chuyên gia y tế phương Tây đến Tây Tạng (Tibet) để tìm hiểu nền y học cổ sơ độc đáo của xứ sở được xem là “nóc nhà thế giới” kỳ bí này.Đậm màu sắc tôn giáoCó thể nói không một nền y học nào trên thế giới lại hòa quyện với ý thức như y thuật Tây Tạng. Ở đây, Phật giáo (Mật tông, Lạt ma giáo) là quốc giáo. Y sư Tây Tạng hành nghề không chỉ để kiếm sống mà còn là một phương pháp tu trì.Trước đây, hầu hết người hành nghề y ở Tây Tạng đều là những bậc chân tu, lấy việc làm của mình để cầu lợi cho chúng sinh. Các chùa ở Tây Tạng đều thờ vị Dược Sư Phật (Bhaishajyaguru), còn gọi là Đại Y Vương Phật, Y Vương Thiện Thệ, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Đông phương Lưu Ly thế giới.Hệ thống kinh mạch theo y lý Tây Tạng mà các vị y sư phải thông hiểu Ảnh: INTERNETDược Sư Phật từng lập 12 điều thệ nguyện để cứu độ chúng sinh. Trong đó, có mấy điều liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe tâm lý như: “sở cầu mãn túc” - làm thỏa mãn mọi nhu cầu của chúng sinh khiến chúng sinh an nhiên tự tại; “an lập chính kiến, khổ não giải thoát” - làm cho chúng sinh có được kiến giải chính xác, giải thoát tất cả khổ não…Dược Sư Phật có 2 hóa thân: một là Dược Thụ Vương, chuyên cứu chữa bệnh tật thể xác của người (bệnh sinh lý); hai là Như Ý Châu Vương, chuyên trị bệnh tật tinh thần (bệnh tâm lý). Theo “Pháp Hoa kinh” thì uống Như Ý Châu có thể đạt được như ý, khỏi các bệnh về tinh thần khiến cho thân tâm an lạc, sức khỏe dồi dào.Do y học Tây Tạng gắn bó rất mật thiết với Phật pháp nên khái niệm y đức rất được coi trọng và mang đậm màu sắc tôn giáo. Hệ thống y học hiện đại có thể không đặt nặng mối liên hệ giữa y đức với trình độ chữa bệnh của thầy thuốc nhưng ở Tây Tạng, khi chọn thầy thuốc, tiêu chuẩn hàng đầu là y đức, còn hiểu biết và trình độ y thuật là thứ yếu. Họ tin rằng khi thầy thuốc phát nguyện cứu khổ chúng sinh, lòng từ bi rộng mở thì những phương thuốc bình thường cũng hiệu nghiệm hơn rất nhiều so với người giỏi y thuật nhưng tâm địa không thiện. Do đó, đối với thầy thuốc Tây Tạng, trí tuệ và lòng từ bi phải được chú trọng như nhau.Người nhập môn y thuật Tây Tạng trước hết phải thuộc những điều thệ nguyện được lấy từ bộ y thư kinh điển “Tứ bộ y điển”. Bộ kinh này có những điều như: đối với người bệnh phải phát tâm từ bi, trị bệnh không phân thân sơ, chữa bệnh cho thuốc không cần báo đáp, không coi vật bài tiết của bệnh nhân là dơ dáy… Hằng ngày, y sinh phải đọc lại những điều ấy.“Tứ bộ y điển” còn dạy về cách đối xử giữa thầy thuốc với thầy thuốc, trách nhiệm của người thầy với môn đồ, yêu cầu phẩm cách của một thầy thuốc… Người hành nghề thuốc phải luôn tâm niệm rằng “những hiểu biết và trình độ y thuật chỉ làm cho một người trở thành chuyên gia về y tế chứ không thể trở thành một vị lương y nếu không có tâm từ bi”.Xem cái chết như “một chuyến lữ hành”Một vấn đề về y đức khác biệt giữa y học Tây Tạng và các nền y học khác là ở việc nhận thức về cái chết. Lương y Tây Tạng không chỉ quan tâm đến việc chữa trị thân bệnh mà còn có trách nhiệm chăm sóc tâm bệnh của bệnh nhân, nhất là khi họ cận kề cái chết.Bác sĩ tây y hay đông y khi chẩn đoán bệnh nhân không còn hy vọng sống thường giữ thái độ im lặng, không nói trực tiếp với họ. Điều này hoàn toàn ngược lại đối với thầy thuốc Tây Tạng: thông báo trực tiếp, không che giấu bệnh tình, không để cho bệnh nhân ảo tưởng vô vọng.Tín ngưỡng sâu sắc vào Phật pháp, người Tây Tạng thuộc tầng lớp nào cũng tin tưởng một cách tuyệt đối rằng cái chết là sự khởi đầu của một cuộc sống mới, là một quá trình trong luân hồi chứ không phải kết thúc. Vì thế, quan niệm về cái chết của người Tây Tạng khá nhẹ nhàng, không lo buồn.Có sinh là có tử, đó là quy luật tất nhiên nhưng con người ai cũng ham sống sợ chết. Phật giáo cho rằng sự kết thúc của sinh mệnh lại là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới, con người chết đi cũng như phá bỏ tòa nhà cũ đổi một tòa nhà mới. Sự chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác là do nghiệp báo thiện ác của cá nhân ấy gây ra. Ý nghĩa của sinh mệnh là ở giá trị vĩnh hằng. Mỗi con người nên nắm bắt thời gian ngắn ngủi của cuộc đời, nghiêm túc tu trì, chứng ngộ pháp thân, sáng tạo một sinh mệnh vĩnh hằng.Khi các lương y Tây Tạng chẩn đoán thấy rằng bệnh nhân không thể qua khỏi, họ sẽ trực tiếp nói với người ấy: “Tốt nhất nên chuẩn bị hành lý cho một chuyến lữ hành”.Đối với một người sắp chết, Phật giáo nói chung và Phật giáo Tây Tạng nói riêng bày tỏ sự quan tâm và lòng từ bi, thể hiện qua các nghi thức trợ niệm và khai thị. Trợ niệm là giúp người sắp chết niệm Phật để có thể vãng sinh cực lạc. Người trợ niệm đối với người sắp chết phải có thái độ thành khẩn, lời nói bình hòa, giúp người ấy được vui. Người trợ niệm cũng khen ngợi những việc lành mà người sắp chết từng làm, dùng cách khéo léo để làm cho tâm lý an vui. Ngoài ra, phải bố trí phòng bệnh chỉnh tề, quét dọn sạch sẽ, không khí thoáng mát; trước giường bệnh đặt tượng Phật dâng cúng bông hoa, kịp thời thay quần áo sạch sẽ.Với nghi thức khai thị, Phật giáo yêu cầu “lâm chung khai thị” cho người sắp chết, như “ở trên thế gian này, bất cứ người nào cũng không thoát khỏi bệnh khổ và tử vong, do đó cũng không cần lo nghĩ về chúng…”. “Lâm chung khai thị” có thể tiêu trừ sự lo sợ đối với cái chết của người sắp lâm chung - một liều thuốc rất hay để giảm bớt đau khổ.“Cái chết hạnh phúc”Phật giáo nói chung không trốn tránh cái chết bởi xem đó là kết quả tất yếu của sự sống. Mỗi con người đến một lúc nào đó đều phải đối mặt cái chết, đồng thời cũng hy vọng rằng lúc sắp chết được nhẹ nhàng, không đau đớn, không khổ sở. Phật giáo cho rằng chết không đáng sợ, đề ra “thiện chung” là hy vọng chúng sinh thường hành thiện, phát nguyện để cầu xin “một cái chết hạnh phúc” như “lúc lâm chung thì thân vô chướng ngại, tâm không tham luyến, ý không điên đảo”.Y thuật Tây Tạng chứa đựng nhiều tinh hoa tri thức y học cổ của Ấn Độ, Ba Tư, Hy Lạp và Trung Quốc, kết hợp với y thuật bản địa hình thành nên một nền y học vừa phong phú vừa kỳ bí.Từ bấy lâu nay, các chuyên gia phương Tây luôn mong muốn đến xứ sở được xem là "nóc nhà thế giới" để tìm hiểu và khám phá về sự độc đáo của nền y thuật cổ truyền nơi đây.Không sai khi khẳng định rằng, chưa có một nền y học nào trên thế giới lại có sự hòa quyện giữa y học với ý thức như y thuật Tây Tạng. Những y sư Tây Tạng hành nghề không chỉ để kiếm sống mà còn tự coi đây là một phương pháp tu luyện bản thân.Y thuật và Phật giáoTrước đây, hầu hết người hành nghề y ở Tây Tạng đều là những bậc chân tu, lấy việc làm cá nhân để cầu lợi cho chúng sinh. Do y học cổ truyền Tây Tạng gắn bó rất mật thiết với Phật pháp nên khái niệm y đức luôn được coi trọng.Ở Tây Tạng, khi chọn thầy thuốc, tiêu chuẩn hàng đầu là y đức, còn hiểu biết và trình độ y thuật là thứ yếu. Người Tây Tạng tin rằng, khi thầy thuốc hành nghề cứu khổ chúng sinh, cộng với lòng từ bi rộng mở, những phương thuốc bình thường cũng sẽ trở nên hiệu nghiệm hơn rất nhiều so với người giỏi y thuật nhưng tâm không thiện. Do đó, đối với thầy thuốc Tây Tạng, trí tuệ và lòng từ bi phải được chú trọng như nhau.Thầy thuốc người Tây Tạng chế biến thuốc từ các dược liệu theo những công thức bí truyền lâu đời.
Người nhập môn y thuật Tây Tạng trước hết phải thuộc những điều thệ nguyện được lấy từ bộ y thư kinh điển Tứ bộ y điển, và hằng ngày y sinh phải đọc lại những điều ấy. Bộ kinh Tứ bộ y điển dạy về cách đối xử giữa thầy thuốc với người bệnh, trách nhiệm của người thầy với môn đồ, hay đặt ra yêu cầu phẩm cách của một thầy thuốc.Người hành nghề thuốc phải luôn tâm niệm, những hiểu biết và trình độ y thuật chỉ làm cho một người trở thành chuyên gia về y tế chứ không thể trở thành một vị lương y nếu không có tâm trong sáng và từ bi.Theo y thuật Tây Tạng, từ bi còn là một phần không thể thiếu để có được sức khỏe và hạnh phúc. Từ bi có thể mang lại sự khỏe mạnh vì sức khỏe của tinh thần là chìa khóa cho sức khỏe của cơ thể. Từ bi giúp cơ thể duy trì sự cân bằng. Khi tâm có hạnh phúc, cơ thể sẽ tự nhiên khỏe mạnh lên.Từ đây, y học Tây Tạng chia bệnh tật làm hai nhóm: nội bệnh và ngoại bệnh. Nhắc tới nội bệnh là phản ánh lòng tham lam, oán hận và mê muội của con người, không thể chữa trị bằng phương pháp thông thường.Trong khi đó, ngoại bệnh là những đau đớn về thể xác và tinh thần, có thể dùng thuốc và các phương pháp y học hiện đại nhằm chữa lành, chống tái phát. Con người đã sai lầm khi lầm tưởng bệnh tật đến từ yếu tố bên ngoài, nhưng thực chất xuất phát từ trong tâm của phần "người". Không thoát khỏi tham-sân-si, là không thể khỏi bệnh và sống một đời an yên, vui vẻ.Y thuật Tây Tạng rất chú trọng đến những lợi ích của thiền định.
Những vị lương y Tây Tạng không chỉ quan tâm đến việc chữa trị thân bệnh mà còn có trách nhiệm chăm sóc tâm bệnh của bệnh nhân, nhất là khi họ cận kề cái chết. Với tín ngưỡng sâu sắc vào Phật giáo, người Tây Tạng thuộc tầng lớp nào cũng tin tưởng một cách tuyệt đối rằng cái chết là sự khởi đầu của một cuộc sống mới, là một quá trình trong luân hồi chứ không phải kết thúc.Vì thế, quan niệm về cái chết của người Tây Tạng khá nhẹ nhàng, không lo buồn. Khi các lương y Tây Tạng chẩn đoán thấy rằng bệnh nhân không thể qua khỏi, họ sẽ trực tiếp nói với người ấy: "Tốt nhất nên chuẩn bị hành lý cho một chuyến lữ hành".Nền y học cổ truyền Tây Tạng luôn gắn liền với những giáo lý của Phật giáo. Có sinh là có tử, đó là quy luật tất nhiên. Mỗi con người đến một lúc nào đó đều phải đối mặt cái chết, đồng thời cũng hy vọng rằng lúc sắp chết được nhẹ nhàng, không đau đớn và khổ sở. Y học Tây Tạng mong muốn đem lại sức khỏe vĩnh hằng cho con người, nhưng đồng thời sẽ tiêu trừ sự lo sợ đối với cái chết của người sắp lâm chung.Bất cứ người nào cũng không thoát khỏi bệnh khổ và tử vong, do đó cũng không cần lo nghĩ về chúng. Sự chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác là do nghiệp báo thiện ác của mỗi cá nhân gây ra. Vì vậy, mỗi con người nên nắm bắt thời gian ngắn ngủi của cuộc đời, và sống thật trọn vẹn. Điều này càng khiến cho nền y học Tây Tạng thật sự đáng học hỏi và ngưỡng mộ.Chưa thể giải mãNhững bí ẩn về cách giữ gìn sức khỏe của nền y thuật Tây Tạng chưa bao giờ được giải mã hoàn toàn. Người Tây Tạng coi trang sức cũng là một loại dược liệu bảo vệ thân thể khỏi bệnh tật, được khắc 6 chữ bùa "om mani padme hum" gọi là lục tự chân ngôn. Phật giáo Tây Tạng cho rằng thường đeo 6 chữ này sẽ tiêu trừ bệnh khổ, không còn lo lắng, tăng tuổi thọ và sung túc.Trong khi đó, nhiều vòng cổ tạo hình gậy kim cang, một loại đồ pháp khí dùng để hàng ma phục yêu, đeo trên người giúp tăng sức mạnh và trí tuệ. Người Tây Tạng cũng rất hay dùng những chiếc hộp trang sức bằng bạc hay đồng, trên khảm hình Phật bằng vàng như là bùa hộ thân.Hình ảnh kĩ thuật cố định xương được ghi chép lại bởi các thầy thuốc.
Trong y học Tây Tạng, ngoài những phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống, điều chỉnh lối sống, thực phẩm thiên nhiên hay vật lý trị liệu, liệu pháp châm cứu rất được ưa dùng vì đơn giản và hiệu quả. Điều đặc biệt ở đây là, người Tây Tạng sử dụng vàng để chế tạo kim dùng trong châm cứu.Từ xa xưa, người Tây Tạng đã hiểu đặc tính của vàng, thường dùng kim vàng để hút những tạp vật ô uế trong khí mạch. Chưa hết, y sư Tây Tạng thậm chí "chế biến" bột vàng cùng nhiều loại dược liệu quý giá có nguồn gốc thực vật và khoáng chất khác, theo những công thức bí truyền, để bào chế nên viên thuốc "bảo hoàn". Nhiều ý kiến nhận định, loại thuốc này rất quý và công hiệu, được người Tây Tạng thường mang theo bên mình như bùa hộ mạng.Kỹ thuật bắt mạch của y học Tây Tạng phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đo nhịp tim. Để bắt mạch, thầy thuốc dùng ba ngón tay đặt lên vùng da cổ tay dưới ngón tay cái.Sau nhiều năm rèn luyện, họ có thể nhận ra nhịp đập mạnh yếu, nhanh chậm phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan khác nhau trong cơ thể như thế nào. Kỹ thuật này chính xác một cách đáng ngạc nhiên. Tiết chế và thay đổi lối sống thường là bước đầu tiên trong cách chữa trị của y học Tây Tạng.Bước tiếp theo là dùng thảo dược Tây Tạng bao gồm từ 3 cho đến hơn 150 loại thảo dược và khoáng chất khác nhau. Những phương thuốc này có công thức rất chính xác và được sản xuất qua quá trình vô cùng phức tạp. Trong văn học và y học Tây Tạng, họ tin sự cầu nguyện mang lại năng lượng. Cầu nguyện trong lúc uống thuốc được cho là giúp thuốc có tác dụng tốt hơn.Bên cạnh đó, y thuật Tây Tạng cũng rất chú trọng đến những lợi ích của thiền định. Giới nghiên cứu nhận định, thiền định vốn có nguồn gốc từ rất lâu đời, gắn liền với các môn tu luyện cổ xưa trong lịch sử nhân loại.Chỉ xét đến những hiệu quả tích cực lên sức khỏe, khả năng chữa bệnh khỏe người thì khoa học hiện đại ngày nay mới chỉ đang ở mức ghi nhận một số hiện tượng diễn ra ngoài bề mặt, mà chưa thể đi vào giải thích bởi vì có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ và không theo các nguyên lý thông thường.Các tín đồ Phật giáo cho rằng hiện thực mà chúng ta đang sống không phải là cảnh giới cuối cùng, mà còn có một cảnh giới khác không thụ nhận cảm giác và ảnh hưởng từ thế giới hiện thực này và+ chỉ có thể đạt được thông qua thiền định.Khi nghiên cứu về những nhà sư Tây Tạng, nhiều nhà khoa học cho biết nhiệt năng phát ra từ thân thể họ chỉ là sản phẩm phụ của việc ngồi thiền. Nếu xét từ quan niệm vật chất hiện đại, cơ thể con người được cấu thành từ những tế bào, tế bào được tổ hợp từ hơn 100 nguyên tố hóa học cơ bản.Nó cũng phù hợp với học thuyết ngũ hành của phương Đông từ xa xưa, rằng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) cấu thành nên vạn sự, vạn vật (bao gồm cả thân thể người). Tuy nhiên, hai trường phái này có những lý thuyết và phương pháp phòng - trị bệnh khác nhau, đôi khi sự khác biệt rất lớn thậm chí đến mức đối ngược nhau.Ngày nay, các vấn đề sức khỏe của con người dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát của khoa học hiện đại khi có rất nhiều bệnh mới xuất hiện. Vấn đề này chưa được giải quyết xong thì đã phát sinh thêm vấn đề khác. Đó cũng là điều thôi thúc nhiều người đặt chân lên hành trình về phương Đông, về với "vùng đất thiêng" Tây Tạng để tìm hiểu những điều huyền bí vô tận, giải mã nền y thuật cổ truyền nơi đây với hi vọng đem lại cho loài người một cuộc sống khỏe mạnh hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần...Nguồn: Phương Thảo
Wednesday, July 24, 2019
Kỳ bí y thuật Tây Tạng
Labels:
Chia sẽ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment