Saturday, March 23, 2019

10 ngày thiền thất




Trời, tui đi nhập thất có 11 ngày thôi mà về cả đống email hơn 600 cái, messages, thêm 20 voice message (tin nhắn trong điện thoại) về tìm việc làm thì ôi thôi ... nào là "cô ơi cô về chưa???" "Nhỏ ơi nhỏ ơi ...", "cô N. ơi cô N.", chị ơi về chưa vậy??? nào là của  quý thầy, rồi mấy chị bạn ... Cũng may trong thời gian nhập thất không nhảy mũi bằng không chắc khỏi ngủ hay thiền luôn, ừ mà hình như có nhảy mũi và ho liên tực trong ngày thứ 7. 

Phật dạy, con người dùng trí tuệ sinh ra trong tỉnh lặng, còn người ngu muội sinh ra trong oán hận.  Thế là Nhỏ tui cũng ghi danh nhập thất và tới ngày khăn gói lên đường đi tu.  Hõng biết nhập thiền sẽ ra sao có thành chánh quả không chứ chưa gì ngao ngán rồi.  Trước ngày đi, Thầy khuyên thôi đi để thấy người ta tu mình tinh tấn.  Ayda!  Hồi đó học thiền 3, 4 người dạy mình giờ chung đụng không biết sao đây? Thôi nhắm mắt đưa chân... Thầy thấy tin nhắn qua text, vội gọi, "có chuyện gì mà nói nhắm mắt đưa chân?  Tội nghiệp ông thầy tui, tưởng Nhỏ sắp lìa cõi dương gian....  Vậy mà về tới nhà, thầy gọi hỏi thăm không được nhắn tin "xuống núi rồi đi ta bà hả?"  "Dạ đâu dám, về phải lo dọn nhà cửa, áo quần bỏ giặt 10 ngày nó chua gần thành giấm 'gòi'. "  Còn cô bạn ở Cali thì nói, "Mai mốt nhớ cứu ta nhe."  Ayda, cứu được không vậy???  

Lúc qua nghe pháp thoại,  À thì ra ông thiền sư này cũng như mình hồi năm 2001 đã từng kể với chị bạn là Nhỏ bước vô thiền tại vì bịnh chứ chẳng phải vì cầu đạo mà thiền như các vị tu sĩ khác.

Ngày đầu mới vô thiền viện tự nhiên trong đầu thấy, "review" ủa sao là review, lạ nhỉ?  Nói với chị bạn, "chắc em đi tới đây chỉ là thính phòng coi xét lại thôi, em nghỉ họ sẽ chỉ vầy vầy, và nói vài điều cho chỉ nghe ...".  "Thiền thì ai cũng thiền nhưng cách thức ăn thua sự nhìn nhận của mỗi người cũng như học thiền này, thiền kia rồi cũng về một chổ.  Cần nhất là phải hiểu Tứ diệu đế và bát chánh đạo, đó là 2 phần chánh không thể không thiếu trong thiền."  Nói vậy mà đúng, những gì nói với chị thìu thào mỗi ngày điều hiện hữu y chan chỉ khác là cả ngày hay 2, 3 ngày sau mới thấy lời chỉ dẫn của thiền sư nói.  Cái giác quan cũng bén nhạy ghê!.

Kể cho nghe 10 ngày nhập thiền của Nhỏ tui: 

Ngày 1: 4g sáng ai cũng nháo nháo dạy ra phòng thiền, nghe thầy cô phụ trách thiền nói chương trình thế nào.  Không nói chuyện, không động tay/chân, không dùng signals.  Có 4 thời công phu thiền chung với tất cả mọi người.  Những giờ khác tùy theo thầy/cô phụ trách cho mình thiền ở phòng thiền hay về phòng mình.  Ăn sáng và trưa mấy giờ, có vài giờ nghỉ để thay phiên nhau tắm rửa và giặt đồ. Thiền sinh củ thì không được ăn phi thời, ngủ gường cao... điều này thì quý vị đừng lo vì thiền sinh củ hay thiền sinh mới cũng như nhau, thiền sinh mới thì buổi chiều chỉ ăn trái cây, còn thiền sinh củ thì ăn chiều trong nhà bếp ngay cả thiền sư phụ trách cũng ăn chiều và ngủ gường.  Một số thiền sinh củ thì ngủ sao không biết như hai người phụ trách quản lý bên nam và nữ nằm gường cao và ăn đầy đủ ấm áp lắm.... cho thấy quý vị cần nhất là phải biết tay trong là OK.  Bên Thái, Lào và Miến Điện thì là không được đâu nhé.  Vì các vị tu sĩ không ăn phi thời.  Quý vị theo tu tập dù mới hay củ cũng phải theo quy luật xong ni suông.

Xong phần lời nói đầu thì chỉnh tề ngồi rồi nghe máy chỉ cách quán hơi thờ đi vào từ lổ mũi ra vô.  Bà con ngồi một chút là sột soạt, ngáp, ôi thôi đủ trò... Thoạt đầu còn thấy mọi người lịch sự ngồi xếp bằng, lát là đủ kiểu "quán tự tại" rồi gãy, rồi chuyển đổi, v.v. và v.v...  bên nữ ngồi cố gắng hơn bên nam.


Nói chung là có 4.5 tiếng thiền chung, 7 tiếng thiền tại phòng thiền hay tại phòng mình ở, tổng cộng là 11.5 tiếng và 1 tiếng nghe pháp thoại.  

Gian ác là trời lạnh xuống gần 0 độ F mà trong tòa nhà ở chỉ bật máy nóng 67 độ thôi... Lạnh cóng thấy bà cố luôn.

Ngày 2: Đếm tới, đếm lui 1 mạng biến mất.  Bà con, bà khía tiếp tụ quán hơi thở, thông thường nhỏ tui học ngày trước là ngày 2 xong phần này rồi để quán thân.  Nhỏ tui lớp quán hơi thở, lớp quán bà con sột soạt, ngáp vắn, ngáp dài, ho, nhảy mũi, mở mắt ra thấy thầy & cô phụ trách cũng thọt tay ra khỏi khăn gãy gảy ....   làm mình lúc ngứa gãy cũng đở mắc cở hahahaha...  Nói với chị bạn, "học thiền sau này ai cũng có cái "tật" hết... Hồi đó em học thấy mấy ông bà huynh trưởng lớp ho, lớp nhảy mũi, bụng kêu v.v.... mà chưa bao giờ bị, đở ghê!

Sau giờ thiền chung buổi trưa thì cô nàng ở chung phòng ôm ngực, hỏi lý do, cô ta nói thở không được, tim đập nặng nề.  Nhỏ tui nói, "không sao, vậy là đúng "nhập" rồi, giờ chỉ định tâm lại, thở ra vô.  Đếm 1, thở vô, đếm 2 - thở ra, chừng 3 lần rồi thả lỏng thở đừng quán nữa, để tự thở ... hoặc thở vào thật sâu cho đến khi phổi đầy, và rồi thở ra cho đến khi không còn không khí bên trong hay nói đúng hơn là thở vô thì phình bụng thở ra thì lép bụng rồi thả lỏng trở lại, nhưng cô nàng không chịu thế là buổi chiều không ra thiền ... bỏ cuộc!    Nói chị bạn "sao không thấy đã thông kinh mạch vậy?? Phải chỉ quán thân chứ?  Quán kiểu ngày hoài mệt lắm, nhưng để coi, em nghỉ mỗi ngày sẽ có người ra đi nếu học quán kiểu này."

Chị bạn khào khào nói (tại đâu có cho nói chuyện hihihi... bà con rù rì láng  hahahah), "nhức cái lưng quá ...làm sao?"  chỉ cho chị cách phải làm sao để ngăn.  Nói với chỉ, học thiền thì cũng có nhiều cách cũng như người học trường hay, truờng dở rồi cũng ra trường.  Học trường hay mà mình học dở cũng thành tệ, nếu học trường dở mà mình cố gắng giỏi thì cũng là thành người tài. Thiền là tìm cái sự nhỏ của biết và cái sự tỉnh giác của tâm.

Ngày 3, Cô nàng chung phòng khăn gói đi về  không chào biệt, thế là đở dành nhà tắm mà phòng cũng ít đi một người hahaha, Mô Phật tội lỗi, tội lỗi.... 

Mọi người thì vẫn tập quán tiếp hơi thở bằng lổ mũi và quán từ đầu mũi với đầu môi ...  Giờ ăn trưa thông báo  trưa  ngày mai sẽ vô Vipassana. Rồi là bổn cô nương tui phải dụng thần lực Salonpas dán cổ chân để trợ duyên, khổ chưa?

Chị bạn thì cứ than nhức mình, nói chị cứ nằm xin xã lúc nào ở trong phòng, không nhất thiết phải ngồi hoài vì đi, đứng, nằm, ngồi vẫn thiền.  Lúc nào nằm để cho thân thẳng dài được thì tốt.

Ngày 4, ngó tới hai bên Nam và Nữ, lại thấy vắng bóng thêm người... tới xế trưa vô Vipassana và giờ mới quán thân.  Khổ cái quán xuống mà không quán lên.   Cãm giác  chổ nào bị kẹt, v.v.  thì cứ lướt không để ý, còn chổ nào thông thì phải dừng 1 phút coi coi có đọng tịnh không?  Vì họ nói, sanh, diệt thì cứ bỏ nó đó tự nó sẽ diệt.  Hm... gì kỳ thế.... Nói chị bạn,  "một đứa bé tập lật thì nó nghiêng mình lên khoảng bao nhiêu độ thì sẽ ngã, và tự nó tiếp tục hất và ngã cho đến khi nó lật được.  Hay như giọt nước đang chảy ai có thể ngăn nó ngưng mà khi nó ngưng thì phải coi nó bị trục trặc cái gì để cho nó chảy tiếp? "   Hồi Nhỏ tui học, tùy theo phản ứng g mới lướt, thí dụ, như ai chọt chọt tóc, kều kều nhẹ, một luồng điện đang rần rần, hay cơ thể thịt giựt thì lướt tiếp được chứ cái đầu bị đè, cái ngực như ai bóp, tê cứng một phần nào thì không thể nào lướt được.  Trong khi Phật dạy phải kiên nhẫn, phải phát lời sám hối... Nhỏ tui kệ ông thiền sư nói, Nhỏ tui làm theo ý mình chứ không chết mất cũng mai có "hộ pháp" bảo bọc nên chỉ hơi hơi mõi tay, chân vì ngồi quá lâu... Còn chị bạn thì nói cái đầu ai đè nặng nặng lắm.  Thế là chỉ cho chị thêm một cái technique để trị phần đè đầu này.  Khác rất nhiều với những gì mà Nhò tui học lúc trước, để rồi kể sau những gì Nhỏ tui đã học

Chị bạn có vẻ thất chí cho nên nói với chị, "tu là khổ và dày gian nan, cứ coi như lên non tìm khỉ đi. Sau khi quán lên xuống và trở ngược lại chị cứ để nó đá động vào và tùy theo cãm ứng mà hành sự."  Chiều thấy nguyên đám Việt Nam, thảy salonpas cho nhau   Chu choa cha mạ ơi ... tối đến mình ngứa, gãy như khỉ không ngủ được luôn.  

Ngày 5, thêm vài mạng ra đi không lời từ biệt... Quán tiếp thân từ đỉnh đầu xuống chân y như ngày thứ 4.  Quái lạ, có ăn mà không có ra... cứ làm kiểu này bà con mệt chết con bò cạp mà không thấy nói quán chiếu tâm từ ở đâu?????? Phải hiểu căn cơ mỗi người khác nhau.  Phải chỉ như con nít biết lật thì sẽ hay hơn.  Còn cô người Peru kế bên cứ xào qua, xào lại, mặc áo, choàng mềm còn mình thì ngồi 1 tí là mồ hôi dể dãi.  Thế là bắt chước thời học sinh viết giấy gởi cho nhau, tặng cho cô nàng 1 pack Salonpas.  dặn ngày mai tắm sau, dán vô rồi hãy ra thiền... Thế là cô nàng ngồi im được hơn 1/2 tiếng không sột soạt hay gì hết... Hoan hô, "thank you" với cái mặt rất là dể thương.

Ngày thứ 6, đúng như rứa, thêm một mạng quảy gánh ra đi chẳng hiểu tại mô?? Tới chiều tối, mới nghe chỉ quán ngược lại...Quán từ đỉnh đầu xuống ngón chân và từ ngón chân quán lên đỉnh đầu.  Chổ nào đau, tê hay gì cũng  cứ lướt đi, chổ nào không có gì thì đứng lại 1 phút coi động tỉnh gì không?

Bầu không khí đang yên lặng tự nhiên tiếng khóc thét nức nở bên phía Nam.  Chẳng hiểu vì sao chắc có chút vì va chạm vào tâm linh, bỡi thế mới nói mỗi người mỗi cơ thể và ánh sáng cũng chập vào vì vậy mà phải cho nhìn huệ trước.  Ông thiền sư cũng ngày thứ 2 thấy ánh sáng đó cũng là huệ.

Dzui cái là chị bạn thấy trên tường đề ngày thứ 6 trong lúc ăn trưa.  Chỉ nói xoay con số 6 ngược lại để mai xong được đi về, khổ thế là cùng!  

Ngày thứ 7, cũng thêm người từng bước từng bước âm .... cái mà âm thầm ra đi...Tổng cộng hai bên Nam và Nữ biến mất 10 người.  Bà con còn lại tiếp tục quán cái mà quán tiếp lên xuống như tép lặn, tép lội.  Chiều tới Nhỏ tui ho, hắc hơi hòa làm náo động phòng thiền cho tứ chúng biết ta cũng hắc hơi, ho cho bên ngoài biết "thiền viện có chó dữ".....  Dặn lòng tối phài ngưng phài ngưng, đúng là hôm trước nói khó bước qua.  Thế là tối im lìm, chỉ bên Nam hát bài tình ca mùa Đông thôi...và vài nàng ở phía sau và trước cũng sặt, nhảy mủi, ho... Tại không những thiền nhắm mắt hột hoài mà phải hí con mắt tí và quán sát.

Ngày thứ 8, còn nguyên si những người còn lại... Ah, giờ mới vô những gì nhỏ tui nói nè,  kêu quán từ trên xuống và ngược lại, xong chổ nào đau thì quán chổ đó 1 phút, còn chổ không đau thì đi.  Nhỏ tui trở laị bình cái mà bình thường không khọt khẹt náo loạn chỉ lâu lâu gần hồi trống trận nghỉ giải lao thì ho hay nhảy mũi chứ không vừa họ và nhảy mũi như ngày thứ 7.  Giờ mới thấy nỗi khổ của các bác/anh/chị huynh trưởng của mình, luôn cả ông thầy nữa.  Thiện tai, thiện tai, xin lỗi .... xin lỗi.

Tối đó Thiền sư bắt đầu ngâm nga, rặn mà từng chữ rè rè Nhỏ tui phải niệm Quán Âm và đọc Sám của Ngài hổ trợ. Về phòng nói chị bạn, "sao mà rặn như là .... làm em nhức cả mình phải cầu khẩn sám Quan Âm Bồ Tát."  

Cứ thấy là lạ chỉ architecture không đúng hẳn với lời Phật dạy cho lắm nhưng thôi ai theo đuợc thì theo vì ngày trước Phật cũng học nhiều Thầy rồi gom lại bài bản chọn lọc lại cái nào tốt thì làm, cái nào xấu thì bỏ... Như hát liên khúc bài này, bài kia rồi nhập lại thành 1 khúc.  

Ngày thứ 9, cũng y ngày thứ 8 và tối đó thì nói ngày mai sẽ có thêm một architecture mới...  bây giờ kêu quán lên xuống và nhìn cãm ứng nó tự vào, lúc đó hãy quán chiếu chổ bị ứng và buông xã.  Đã nói trước cứ để nó cãm súc chạy thì mình cãm nhận lúc đầu phải hay hơn không, cái gì tới 9 ngày mới tới chương trình này mà mỗi ngày gần 11 tiếng thiền thực tập? 

Tối ngày đó còn xí xon mời " 'quý vị' vào thiền ngày mai cuối sáng mốt tui đi rồi .... ở lại tự  thiền tu tập mà được trở về."  Chu choa cha mạ ơi ... nói xong thì cánh cửa bên hông gần chổ Nhỏ tui ngồi cứ cọt kẹt, cọt kẹt mà buổi sáng trời cũng đẹp và ấm mà đâu có gió lạnh gì đâu, so với mấy ngày trước còn lạnh và gió hơn sao không nghe?  Xong một tiếng gió hú... (nếu ai từng nghe tiếng gió hú hay đọc truyện đỉnh gió hú thì sẽ biết vì Nhỏ tui nghe tiếng gió này rất là quen vì mỗi năm hay nhằm lúc cơn bão về là không cần ở trên rừng, trên núi mới nghe .... Nơi cư trụ ở cũng nghe hoài, nghe riết mà chán luôn!).  3 tiếng cọt kẹt cửa mở thì đằng sau bên hông dưới của phía bên Nam rồi tiếng gió hú nữa.  Nhỏ tui nói, "thôi nghen... vô lặng lẻ tìm chổ ngồi đi, đừng làm người ta sợ. Thì tiếng hú bên hông cửa chổ gần Nhỏ tui ngồi tiếng gió hú nữa và im bặt.  Lúc đó, ông bà, ông vãi ơi .... hai cái đùi của Nhỏ tui như ai bấu, nó đau không ngồi được luôn.... Định thần đọc chú Tôn Thắng Đảnh Đà La Ni, đọc được 1 phần vì không thuộc hết. Đọc được 3 lần tự nhiên đọc thành chú của Độ Mẫu Xanh, tự nhủ, "quái lạ, sao mà đọc tùm lum thế không biết có ai chứng không???? Sao tiếng audio của thiền sư chưa lên?"  Mở mắt ra thì thấy ông thiền sư đang vò đầu, vò mặt và vuốt lỗ tai.  Thiệt tình nói không ai tin, nhưng đó là có thật.  Thế mới nói, "cho hết tào lao xí xọn mời người",  định tịnh lại tụng chú Đại Bi Tâm Đà La Ni nhưng phần cuối lại là "Yết đế, yết đế ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha"  Ủa???? sao đang đọc chú Đại Bi thành chú Bát Nhã???  Lại nói theo dân ở VN, "biết chết liền!"  Nhỏ tui pó tay bản thân luôn, bỏ bu, bỏ bố ơi....!

Ngày thứ 10, cũng quá như trên nhưng tới trưa thì cho mở "khẩu" ôi thôi bà con nói, la, cười  như thể chưa bao giờ được nói vậy???? Chì có điều tới trưa 2:30 mới nói quán tứ tâm sau khi quán từ trên xuống và ngược lại, xong thiền sư đọc một tràn chú đai bi tâm mà nhỏ tui nghe lạnh ớn cả người lại một lần nữa Nhỏ tui phải đọc chú hổ trợ, à kỳ này đọc chú gì không biết chỉ biết ông thiền sư đọc chưa xong thì Nhỏ tụi thuộc bao nhiêu chú là chơi láng ai chiụ không chiụ thì thôi .... chứ đọc chú gì mà rặn làm  ..... mà thôi không nói.  Thêm bác ngồi trên ghế song song mấy ngày qua cứ đánh "rắm" liền tì tì.

Ngày 11, sáng vẫn ra thiền lúc 4:30.  Nghe một pháp thoại cuối và cùng lời nhắc nhở, mà hôm trưa ngày thứ 10 đã thông báo, cúng dường Tam Bảo thì đừng quên phải đóng góp tịnh tài dù ít hay nhiều để Thiền viện có thể duy trì cho thiền sinh kế tiếp, v.v... và v.v...  Xong qua thiền đường để thấy dung nhan tuấn tủ của thiền sư qua video...  Thiền sự nói, nên tập ở nhà và nằm 5 phút trước và sau khi ngũ cũng giống như Nhỏ đã nói chị bạn ở trên. Và à giờ nói rồi cũng nên hí mở mắt.  Tiếp tục nghe ông thiền sư lại "khủng bố" đoạn "rặn" nhưng thời gian cũng ít hơn tí xíu cho nên cũng đở... "Má ơi, ngày cuối rồi vặn audio lẹ lẹ cho con nhờ" vậy mà cũng phải 5-10 phút sau mới nghe ông thiền sư ngân nga lên.  Ôi tới giờ tung cánh chim tìm về tổ ấm.... Xong 10 ngày nhập thất ..... Sau đó ai muốn ăn sáng thì ăn không thì đi về.  Một số tình nguyện ở lại đọn dẹp.  Danh sách ghi đầy đủ thành ra Nhỏ tui đi dzìa dù tối ngày 10 bị mấy thiền sinh phòng kế bên "khủng bố" nói cười 2 bên vách không ý thức và thêm cô nàng cứ 10g tối là ra xã nước thành ra gần 12g khuya mới chợp mắ. Tthời may nhờ ơn trên độ cho nên lái một mạch về nhà, dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ, v.v.... sáng ngày kế ngũ dạy đi làm vẫn bình thường.  Mô Phật ạ đã phò hộ con.  anh chồng của chị bạn đãi ăn hết dĩa cơm tấm bì xườn chả.  Mới 10 ngày chay giờ hạ giới đã ngã "chai" rồi .

Đó là 10 ngày "tu" của Nhỏ tui, có điều lạ là cái bà kêu thức chúng, làm như có thù với cái phòng của Nhỏ tui ở, cứ gõ chuông inh ỏi rồi mở cửa phòng  gõ chuông trong khi mấy phòng khác bả không đụng tới.  Còn có một cô ả, người ta 10g là tắt đèn, cô ta cứ 10g là chui vô nhà tắm, tắm cả 1/2 tiếng hơn, cái máy hút trong nhà tắm cứ chạy mà phòng Nhỏ tui lại sát bên mà còn bị nằm bên ngoài nên ai làm gì nghe hết trơn .... khổ thế là cùng  ....  Huhuhu…  Mặc dù là đi thiền cũng "quẫy" theo 1 hộp muối mè để nhằm lúc đồ ăn ăn không được thì cứ mang muối mè rắc lên ăn.  Vậy mà cũng tìm được 2 cọng tóc bạc…. chán chường chưa??? Đã vậy cứ nhắm mắt và nhắm mắt… như thằng mù đi trong đêm, trong khi hồi đó Nhỏ tui học là không chỉ nhắm mắt mà phải mở mắt.  Vì sao? Vì nhắm mắt lúc đầu để rèn luyện giúp cho mình định lại những chướng ngại ngoại cảnh không quá đi vào tâm và an trú trong đó.  Nếu có bị ngoại cảnh làm cho chúng ta xao lảng thì phải quay về quán niệm hơi thở và để không bị dính mắt dù là chúng còn tồn tại nhưng ít ra sẽ giúp cho chúng ta không sinh khởi trong lúc thiền để xây dựng tâm bền chắc hơn. Còn mở mắt là giúp cho ta đối cảnh bên ngoài dù bất kỳ chuyện gì xẫy ra làm cho chúng ta bị giao động vì tâm đã vững chải.  Lúc đó, mở hay nhắm không còn là vấn đề, và chúng ta có thể xử lý bất cứ điều gì gặp phải để phát triển trí tuệ.  Lúc óă nhắm hay mở cũng giống nhau vì tâm mình trụ vẫn không thay đổi cho dù thời gian như thế nào.  Cũng vì thế chúng ta thấy hình dáng mắt của Đức Phật đâu có nhắm và chỉ khép nữa mà thôi.  Tại sao? tự tìm hiểu thêm đi nhé!

Bà cô thiền sư phụ trách thì ôi thôi sân si quá mạn… ngày đầu nhiều khi quy luật người ta quên, huống chi, mới vô chưa bắt đầu gì đâu mà đã la lối lớn tiếng và cái mặt hắc xì sần rồi.  Mấy ngày kế đến, có người tham khảo với bà, cô ta bày đặt diễn tả để hai tay lên đùi bà ta, bà ta hét lớn, “Don’t touch me, don’t touch me.” Có cần phải hét la không khi mình tự xưng là một thiền sư? Đà La Lạt Ma còn chưa la khi người ta đụng kia mà, làm gì quá đáng thế ni???  Có hết thôi đâu, bà ta kêu cô nàng quản lý bên nữ kêu Nhỏ tui vô gặp, chị bạn hỏi nhỏ, “chi vậy???” “Ai biết?"  Nhỏ tui nói, 'bà này chơi em là có chuyện.”  Nhỏ tui kêu nhỏ mấy Ông, “hm chuyện gì đây?? Con không muốn nói chuyện bà này. Cho bà này một vố con coi, sàm xí”  Thế là như inh, chua choa ơi, bà ta cầm điện thọai gọi cô quản lý hỏi, “where is she???” Mình đứng sau lưng nói, “tui đây!” Bà ta hắc xì sần giọng lớn tiếng, “Please!”  Kế bà ta hỏi trong điện thoại, “phòng cô ta .. ở đâu?”  Nhỏ tui vẫn nói “tui đây”…  Bà ta  như con lật đật chạy mở từng phòng, xong chạy ra ngoài, nói tùm lum … Đúng là thiền sư “minh mẫn” ghê.  Nếu biết mình mời sai người phải biết hạnh kiễm mình, ít ra phải xin lỗi, ào ào, chạy gấp ra ngoài chẳng ra một thiền sư nào hết.  Nhỏ tui hồi đó học là phải biết thứ tự, đi thưa về trình, cái nào mình lỗi phải xin lỗi.  Bà này coi bả là ông Trời hay sao không biết, sai cũng chẳng thèm "sorry" một tiếng, chán thật cho một vị thiền sư phụ trách!!!! Đã vậy cô nàng quản lý cũng không biết điều phải đi nói lại cho Nhỏ tui với lời xin lỗi mới phải, đúng là tào lao chẳng ra cái miá lau nào hết!@ Vậy làm sao thiền để tìm sự bình an xuất thế gian đây Trời ??Q#>?  

Vô sở bà con hỏi dồn, "eh, sao sao, thiền thế nào????" Không những vậy thằng "đại gian, đại ác" ngồi kế bên cứ ăn hết chips, bánh, kẹo rồi hâm đồ ăn liền tù tì làm cái bụng mình 11 ngày không có ăn phi thời cũng oằn oại không kém nhưng trong lòng nói, "calm down, calm down, don't check it out! don't check it out!"  Cái đồ khó ưa dể sợ!  Đã vậy thêm ở trể để đem máy xuống tới lúc về nhà 8g bủng rủn chân tay luôn. Bà già hỏi tại sao??? Nói, "tại con không có ăn trưa tới giờ!"   Mất được 3kg... tụi trong sở nói, "đừng lên lại 3kg hay hơn đó nha!"

Đó là trãi nghiệm 10 ngày nhập thất, nói cho cùng như đã nói chị bạn, cầu đạo thì ăn thua cách nhìn của mọi người vì Phật - Ma cách nhau chỉ tầm tay.  Cũng nên đi để biết và học hỏi những cái hay cái dở làm hành trang cho mình.  

Hồi trước, Nhỏ tui học thì thoạt đầu là 12 ngày,  học cũng xìu xìu ển ển lắm .... cũng muốn thối chí, nếu không phải bịnh chắc cũng không kiên trì như ông Thiền sư kể đâu, hihihi.....

Để kể qua cho nghe,  năm 1998, Nhỏ tui cũng đã học rồi và khi bước đầu học thiền thì cũng giống như mới đi thiền 10 ngày vừa qua. Nhưng những gì trãi nghiệm hôm 10 ngày này thì có khác nhiều với những gì đã từng học một chút nhưng bài bản lý thuyết vẫn có hao hao dù 10 ngày thiền  không giống nhiều.  

Thông thường thì ... nhưng nói sơ qua tại sao nhỏ tui lại tới khoá thiền.  Năm đó sau khi cơn đau quành hành mà trong 1 năm lại lên bàn mổ 3 lần, thế rồi bác sĩ cứ đoán mò qua, mò lại như đi mò sò vậy, toàn là bác sĩ mò thôi, tức không???   Nhân duyên sao gặp thầy trong chuà (nhưng nhỏ tui lại gọi Thầy bằng "bác" vì bác qua diện HO sau khi nhiều năm học tập cải tạo và trở thầy tu sĩ nhưng vì muốn đưa ra gia đình ra nước ngoài nên "cầm" áo "tu sĩ" để đi.  Khi qua Mỹ, bác vô chùa ở nhưng rày đây mai đó không chỗ nhất định vì nhà chuà làm khó với mấy bà gọi là ban điều hành và sau đó bác xin được nhà già ra riêng ở) và được giới thiệu Nhỏ tui tới quá thiền và nói là cứ thử xem có thể giúp cầm cự cái bịnh hay không?  Vậy là nhỏ tôi bước vào khoá thiền và Bác cũng là người "huynh trưởng" trụ trong lúc học .  Lúc đó án thiền gọi là "Nhân Huệ Thiền Định" mặc dù cũng có đọc cách thiền của thầy Lương Sỹ Hằng từ thập niên 80's (1986 gì đó), nhưng chỉ học hít thở bằng cách uốn đưa lưỡi lên trên bên trong chạm nướu chân răng trên, răng kề răng ngậm miệng.  Mắt nhắm trong ý nghĩ quán tới trung tâm hai bên chân mày ra.  Ngồi thẳng lưng và muốn ngồi kiết già hay bán già tùy ý, (Nhỏ tui gồi kiết già hay lắm nha ... được hơn 1/2 tiếng đó, vậy là giỏi rồi, lol) nhưng tập vài tháng film bộ Hong Kong siêu đẳng nên tu luyện film bộ nhiều hơn rồi đi học cho nên cái thiền đi vào lãng quên. Tu film Hong Kong giỏi lắm nghe, chưa đạt tới tầng 9 của Kim Dung cũng đạt hơn phân nữa nội công chữ nghĩa ...khì khì...

Mãi cho tới mãi năm 2001 mới học lên hàng dẫn dắt theo nhân huệ thiền quán và định vì cơn bịnh quái ác hành hạ... nói cho cùng ai tới đạo cũng vì đau, khổ cái gì đó.  Nói trở lại lúc đầu học, phương án lên học là 12 tuần chu choa ơi ... ngao cái mà ngao ngán thoạt đầu. Tưởng chẳng qua được ải sầu đông (tại học cũng mùa Đông) ai dè cũng leo được lên tới ... cái gì đó.  Nói như người Mỹ, "hang in there!"

Ngày đầu (1) tới nhà bác huynh trưởng (người khác và bác đạo công giáo), Thầy và một chị huynh trưởng khác cũng có mặt.  Nhỏ tui được cho là "thượng khách" (vì tui đã biết cách căn bản ngồi rồi) ngồi chánh giữa 3 bác/chị huynh trưởng.  Bác chánh kêu "con cứ thả lỏng thở nhẹ nhàng" rồi thấy 3 người cứ ngồi nhắm mắt chẳng thèm nói năng gì tới mình, dể ghét thật!  Tui đi học mà không dạy bắt ngồi chánh giữa nhìn mấy người thiền, coi chán con bò cạp không?  Ngó tới, ngó lui hõng thấy ai nói thêm gì hết mà chẳng biết mình phải làm gì mà cứ bắt ngồi ngó họ nhắm mắt? Hm... rồi bắt đầu cơn sân bực mình lên thêm cái bịnh bắt đầu đau đau nhói chết "ayda! có thiệt không mấy người chơi tui hay sao?  Học cái quái gì vậy trời???" Rồi bác huynh trưởng chánh nói, "con thở mạnh 3 hơi đi, nếu con không thả lõng tinh thần được thì hãy đếm một thở vô, hai thở ra... xong 1, 2 lần con quên đếm và thả cho người của con từ từ thở lại như bình thường."  À, thì ra hồi nãy giờ tập cho mình thư thả (tự nói và tự nghỉ thôi!).  Thế là nhắm con mắt hột lại ... thở, để tìm sự tỉnh giác theo hởi thở rồi từ từ gật khi nào không biết khi giựt mình thì thấy 3 huynh trưởng cười .... "ghét thật, bộ tới bắt tui ngũ cho mấy người coi à? Vậy thì để tui ở nhà ngũ cho sướng thân có mềm, có gối????".   

Thấy mọi chuyện coi bộ "nó thong thả rồi đấy!"  Bác huynh trưởng nói, "con tập trung vào giữa hai chân mày, con mắt thứ 3 (chakra) nhìn coi."  "Ối giời ơi, gớm nhỉ?  Hết thở giờ bắt ngó, ngó thì ngó, ủa mà ngó thấy cái gì đâu??" Bác hỏi, "con thấy chưa?" Lắc đầu, vài phút sau, "con thấy chưa??" Tui có thấy gì đâu?? Nói như mấy người ở VN, "thấy chết liền".  Thế là bác đưa ra tờ giấy trắng, "con ngó vô định tâm lại nhìn." "Thấy chưa?"  Nhỏ tui lắc đầu, thế là bị quay 180 độ ngồi ngó vô tường, ngó tiếp.  "Mấy người này kêu thiền là vậy sao ta??? cứ thã lỏng, rồi ngó, à thấy rồi!" Bác mừng quá, hỏi, "con thấy rồi mà thấy gì?"  "Thì thấy 3 ông/bà/chị đang ngồi sau nè" lol.  Bác nói, "con thiệt tình nhưng đừng giởn." Nhưng rồi thời may cũng thấy, bác nói thấy cái gì nói và hỏi để có thể thấy cái khác. Rồi bác nói, "thấy cho qua không theo, không tham, không trụ và tiếp tục hỏi và chỉ hỏi thôi."  Xong phần thấy, bắt tới nghỉ, rồi nghe, rồi ngửi, rồi nếm, cãm nhận (ý)... 5 phần đầu lắ sắc, Sau này Nhỏ tui dẫn dắt thì cho các ACE miếng xoài (hay me), cục kẹo, trái ớt hiễm nhỏ, miếng khổ quả, ai chịu thì chịu không thì thôi, nhưng ai cũng phải ăn đó là lệnh Nhỏ tui, hihihi).  Áp dụng theo kinh kêu mấy anh, chị, em phải tập nghe lời ngon; lời cay đắng, nếm mùi bất tịnh, mùi thơm tho; cãm nhận nỗi đau và vui vẻ, v.v...  " Dỉ Phật trị tâm, Dỉ đạo trị thân, tịnh tâm" mà.  Phải xác định ví trí rồi mới hành thiền.

Trong khi thiền thì tập trung vị trí trước tiên như nói ở trên là cách ngồi tư thế bán già, kiết già, hay bắt chéo còn ngồi trên ghế thì hai đầu gối phải vuông thẳng xuống đất. Lưng thẳng, cách tay thả tự nhiên, vai thả tự nhiên, cằm đưa về cổ, mắt mở hay nhắm hay nữa nhắm, mở như Đức Phật.  Tay thả lỏng hai bên hay xếp ấn kim cang, lưỡi cuốn lên trên đầu miệng.  Đó là căn bản trước khi ngồi thiền chứ gì vô thiền mà cứ ai muốn ngồi sao thì ngồi rồi kêu tập thở chịu thua... Sau khi biết cách ngồi thì kế là hơi thởnằm tại khoảng giữa lổ mũi và môi trên hay là từ con mắt thứ ba xuống giữa lổ mũi.  Tập di chuyển hơi thở ra vào tại chỗ trụ vài khoảnh khắc thôi chứ không cứ ngồi đếm niệm hơi thở hoài.  Thoạt đầu thì nên tập cách thở và điều lịnh bản thân ra vô bằng cách khái niệm và theo dõi hơi thở ra vô chứ không cứ ngồi tập đếm hơi thở hoài mà phải biết mình đang đi tìm sự trống lặng, thanh tịnh, định, chỉ khi nào tâm tư mình bị chi phối, phân vân thì phải tự dẫn mình về hơi thở và áp dụng niệm thở lại, đó là mình phải ý thức một cách trọn vẹn và thư thả cho tâm mình vi tế.  Sau khi định thì mới tập trung vào đối tượng hành thiền.  '

Trong giai đoạn tập trung và ta sẽ thấy ánh sáng, nhưng không phải vậy mà mình phóng tâm theo ánh sáng đó mà phải nhìn để tìm hiểu nó là gì? Có thể từ ánh sáng đó diễn biến cho mình thấy cái khác, nhưng nhất định là không phóng tâm theo.  Phải ngắm và tự hỏi đó là gì để tiếp cận ngoại quang mà mình thấy  không bị nó dẫn dắt.  Sau khi tập trung được hơi thở thì phải ứng đối tượng vào các căn.  Đó là nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý.  Năm phần đầu là sắc, và ý là danh.  Phải ghi nhận sắc tương ứng và định vị, không phải sắc là cho mình phóng tâm theo mà chỉ là để mình nhận định nó là cái gì, sắc, âm thanh, hương, vị, xúc, pháp. Ngày này, phải tập nghe không nghe, thấy không thấy, ngữi không ngữi, cãm không cãm, xúc, v.v. thì từ từ  tập tiếp miễn mở huệ có là OK Salem.  

Sau 2 ngày là học tiếp quán hơi thơ, quán tâm (vipassana) để thấy rõ con người để thanh lọc bản thân, sau khi thanh lọc cơ thể từ trên xuống, xuống lên và nghiêng, chéo thì cứ thả lỏng cơ thể và chỉ cần để ý hơi thở. Kế phát lời sám hối những gì mình làm tốt hay hay, đthưa v trình... (cái này Nhỏ tui giỏi lắm ... không ai ở nhà cũng thưa luôn hihihi) phải nói hết như là bị CS bắt ghi kiểm điễm, giết một con gà cũng phải nói, cứu một con kiến cũng phải kể, nói chung là phải xã hết trong ngày mình làm, dù đó là điều hay hay điều xấu.  Phải diệt hết đừng để vướng víu, cho trí tuệ mình khai thông.  Quán niệm qua cãm xúc thọ tưởng từ tâm qua tâm, từ thân qua thân và quán pháp trong pháp.  Nghe bỏ, thấy bỏ, nói bỏ, hành bỏ... không vướng víu để nhìn thấy thân và tâm của chúng ta ở đâu?  Khổ cái học thì học nhưng còn lục dục thì cũng ráng bò, kệ chánh quả có nắm tới không được thì tòn teng vậy.  Cần nhất là tập cho tâm tỉnh lặng, hãy để sự vật tự nhiên đừng dín mắt, xã bỏ tất cả. Sự vật thế nào hãy để y như vậy.  Không nghe, không thấy, không ngữi, không cãm, xúc thì từ tập tiếp miễn mở huệ có là d'acord allez!.  Cũng không làm gì với sự ham muốn.  Khi thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm đều phải coi "thường" nó đừng phóng tâm và quâthân & tâm.  Nhưng đừng ai chọc tui nghen, ai chọc Nhỏ tui, 1 lần nín, 2 lần, 3 lần đừng hơn nghen... Tui chọt lại cho nghe nhưng được cái nói rồi thôi. 

Nếu những phần trên bị tạt niệm thì đứng dậy đi kinh hành.  Hoặc tu tập theo thiền Kasena, Tập quán tướng có nghĩa là nhìn hình/tượng mà thiền, kế quán tưởng. Trì danh niệm Phật/Bồ Tát, 1 niệm diệt nhiều niệm, nhiều niệm ở đây là những tạc niệm vây quanh.  Khi thông thì phải buông xã kế là nhìn tôn tượng Phật hay Bồ Tát, định tâm quan sát tướng hảo quang minh của các Ngài, hình ảnh cùa các Ngài mà mình đang nhìn như đứng trước mặt mình song song qua tâm mình, , quán mỗi bước chân đang bước trên hoa sen v.v..., quán các Ngài tay như thế nào, cầm hoa, có chân mang hài, có áo, mão, búi tóc, hào quang, v.v quán sao đến độ không có tượng Phật /Bồ Tát.  Kế là quán tưởng là quán tưởng cảnh chư Phật, Bồ tát ở Cực lạc hay đâu đó với hào quang, và cuối cùng là thiền tướng niệm Phật. Chú tâm vào ánh sáng của quán tưởng cùng tâm mình hòa một trở nên bất động tức là KHÔNG (mindfullness) .

Một ngày học 1.5 - 2 hrs của Nhỏ tui trần ai khoai củ... về nhà thực tập cho tuần tới, nói thiệt nghen, đi học vậy chớ về nhà bỏ đó, dzui thì ngồi, buồn đi ngũ, nhờ thằng con thiện tri thức vậy mà trong 1 tuần chẳng ngồi thiền chi, đi ở ngoài đường thong dong không mà nhận thức được thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu (6) Huệ tinh thông luôn.  Ông Thầy cũng khen hên là không cần phải dán keo lỗ mũi, khà khà ...  dỉ nhiên rồi vì từ cây cối, cảnh vật thiên nhiên và muôn thú chung quanh ta tấ cả đều là pháp và chân lý mà ta có thể học hỏi chứ không phải đi nghe thầy này giảng, ông bà kia thuyết trình, chạy bay xa xôi để tìm nghe v.v... cho là phải đi nơi này, nơi kia để trả nghiệp mà nghiệp trước mắt nằm trong nhà không trả hoặc phải đi tìm hiểu trái tim mà tim trong tâm khảm thì bỏ xó đối nhân xử thế trắng thay đen, v.v...  Chúng ta chỉ có thể nghe và tìm hiểu từ các vị nhưng đừng cứ phải phù phiếm.  

Vâng hãy học như các loài chim, tranh giành món ăn, chỗ ngủ nhưng rồi cũng ôm nhau, thương nhau.  Hỷ xả trong ngày đó chuyện của ngày mai để ngày mai. Cũng như Đức Phật đã nói, "người đàn ông hôm qua không phải là người đàn ông của hôm nay và ngày mai" khi Ngài bị một người Bà La Môn phỉ bán và sám hối trước Đức Phật.  Phản tỉnh, thẫm sát chuyện vô thường.  Rèn luyện chánh niệm tâm chính mình.

Muôn vật ở đời là pháp hữu vi
Tìm kiếm đâu xa có ích gì?
Thời gian học hỏi là cảnh vật
Bất cứ nơi đâu cũng là tuệ trí.

Trong ngày 3 này  thì trong lúc quán thân (vipassana), đã thông kinh mạch, quán từ trên xuống và quán ngược lại, chỗ nào bị kẹt như tê, ngứa, bp tht máy, v.v… bỏ qua được thì bỏ, còn không thì phải dừng quán xét và phát lồ sám hối, vì Phật dạy kiên nhẫn và tự kiểm điễm mình.  Khi cơ thể bắt đầu nóng lên hay lúc ngồi xuống, cơ thể có chút đau và đôi khi làm cho mình mệt tùy theo cãm giác trên cơ thể.  Vì vậy cho dù cãm súc có phức tạp đến mấy thì mọi chuyện rồi sẽ trôi qua nhưng không phải nói mình phải bỏ bừa đó cho là tự sinh, tự diệt mà không dùng tâm từ, sám hối.  Khi cãm giác rõ thì cần tâm trung vào chổ đau hay bịnh trên cơ thể chúng ta dể tập trung mà không đánh mất sự nhận biết.  Vì khi dùng tâm từ, sám hối thì những chổ đau có vẻ làm cho chúng đáp ứng sự từ bi của mình với sự ân cần để xoa dịu hay làm chúng bớt đi thì nó sẽ thay đổi trạng thái thiền hành để trong cách mình nhận chúng là một phần của mình.  Vì trong cơ thể mình cả vạn ngàn con vi trùng bám chỉ là nó chưa trồi lên trả oán, và chúng cũng là oan gia trái chủ của mình… Còn nếu nói tự sinh thì sẽ tự diệt thì dựa theo kinh Từ Bi Thủy Sám, Pháp Sư Ngộ Đạt bị mụt nhọt hình người do Tiều Thổ theo oán,  thì tại sao Ngài Ngộ Đạt không để nó tự sanh, tự diệt, cứ buông, lướt nó đi?  Vì thế không phải cái nào cũng bỏ qua mà không phát lời sám hối.  Thí dụ, quý vị bị ho, quý vị biết mình ho (biết), ho nhẹ không uống thuốc bỏ. OK! cho lướt đi.  Giờ ho hoài thì thế nào? Phải đi tìm thuốc (tư duy) hay để vi trùng nhiễm nặng lây vô phổi?  Khi tìm thuốc, rồi sao có uống ko?  Nếu uống thì đây cho là định, còn không uống thì cứ tiếp tục ho cho người ta biết nhà có chó dữ, càng nhiễm nặng mai mốt thành ho lao hay có những chịu chứng khác, vậy cứ tiếp tục để vấn đề đó tiếp diễn mà không cần tìm phương pháp này hay khác cho nó hết vì vấn đề là nó sanh thì nó sẽ mất.  Nếu nó sanh và nó diệt thì dựa theo sự tu hành thì cần chi đi chuà, nhà thờ, sám hối hay thiền quán lại cơ thể để thanh lọc bản thân mình?    Nên nhớ là cãm súc không nhất thiết nó xẫy ra một lần, nó có thể tái đi, tái lại nhiều lần trong cuộc sống của chúng ta và nó tùy thuộc vào thởi điễm đúng hay sai.

Thiền phải biết nhận định, cãm xúc nhưng không vì vậy mà mình cứ lướt, phải biết cái gốc nó là khổ, không phải bỏ nó, xa lìa nó  mà mình phải tập nó (khổ) đừng phải chịu đựng nếu không phát lời sám hối để nó nói lên hơi thở của mình để diệt cái khổ đó, phải phát triển để đạt tới đạo với nguyện vẹn hình hài của nó (khổ) như đã nói ở trên..  Cũng như mình biết tóc là tóc, mà tóc không phải là tóc mà nó là tóc, giả dụ một hạt cát chỉ dỉ dụ là một hạt cát, nhưng cát đó là cả đại biên thế giới, và nó chỉ là hạt cát, v.v... nói chắc bà con confused lắm nhỉ?  Ờ mà lúc đó Nhỏ tui cũng confused không kém, thôi thì cứ sắc tứ thì không, không tức thì sắc, xìn chòi, xìn chòi (thiện tai!)  cho xong chứ gì một hột cát thành biên địa mà rồi cái gì ... cái gì... hiểu chết cho rồi!  Nói cho cùng phải hiểu thực chất đều giống nhau (cái này theo sư Thái Lan dạy ah nghen) phải nhìn thấy chân lý của ngoại cảnh đó thì mới thất tất cả.  Như thằng con chỉ dẫn, "ôm cái hình của con thì cũng có khác gì ôm con ở ngoài thực tế".  Nếu nói ra thì không ai hiểu nhưng phải huấn luyện cho mình cái tâm đi sâu vào vấn đề như đã nói, "giả dụ một hạt cát nhưng không phải là hạt cát mà là hạt cát".. Vì mình cho nó quẩn tại bỡi cái ta và sự ham muốn, thế thôi! Thằng nhỏ đưa kinh Kim Cang vào nói. 

Nếu sự tu hành xuất phát từ lòng tham và ham muốn thì khó mà chứng đạo, như Ngài Đề Bà Đạt Đa cũng muốn tu nhưng tu để tà kiến và xây dựng một cõi riêng mình chống đối và đi chiêu dụ người khác hại người thì sẽ đưa bản thân vào vô minh, địa ngục.  
Ngoài học quán thân ra còn phải học lý ở đời, mang đạo làm đời, đưa đời vào đạo.  Khi mình trách người ta thì phải trách cho đúng, như mình nói nhiều, nói tà kiến mà rồi cho người ta nói nhiều kêu dán keo lại mà không ngó lại mình như vậy đó.  Ôi thôi học nhiều thứ lắm bất kể là một chuyện nhỏ nhoi như con kiến.  Và đừng nói với lòng ham muốn, đừng ngồi với lòng ham muốn, đừng đi với sự ham muốn, bất kể làm gì, cũng không đặt sự ham muốn trong đó (nhưng đang mong trúng số để làm tu viện và thiện sự của hai Thầy ở Ấn Độ và ở VN bằng không mai mốt Phật bắt trồi lên làm khổ lém, khổ lém, con biết Ta Bà khổ rồi không muốn lên lại.)

Sau đó, phải nhìn lại huệ (chakra), vì tất cả sinh ra từ nguyên nhân thì mọi sinh vật đều có nhân quả.  Tập sống tha thứ và tha thứ người khác chính là ta đã tha thứ cho chính mình.  Khi ta tu thiền và khi rời bỏ tư thế thiền cũng đừng nghỉ rằng ta đã rời bỏ thiền mà ta chỉ thay đổi tư thế mà thôi.  Tuy thấy vậy mà không phải vậy, phải huấn luyện tâm, vì nó rất quan trọng.  Hiểu bên trong thân tâm điều giả tạm, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.  Tất cả tiếp nhận hết từ cãm xúc rồi đưa qua tâm và cái cuối cùng tâm quán sét hết các giác quan.  Nếu tâm huấn luyện thuần phục không còn lăn xăn, thì không có vần đề bằng ngược lại đó là gúc mắc và sự vực nghi ngờ không hiểu biết đúng chân lý.  Phật dạy, “lời ta nói cũng không nên tin mà phải hành.”  Thế là học phải nghe và nghe rồi thực tập.  Về nhà, có lần thấy thằng con nhìn con kiến bò chăm chăm dưới đất, kiến bò đi nó vẫn nằm yên ngó, kiến bò lại nó ngó lơ rồi liếc lại... Thấy thằng nhỏ sao mà thông minh hơn mình... À thì ra nó cũng thiền và quán chiếu cảnh vật.

Thiền chỉ là ngồi đó quan sát tìm sự thiện lành hay ác ở bên trong.  Khi ta tìm sự bình an thì cũng đừng vội mừng vì thông thường cái tốt đi trước thì cái xấu theo sao.    Nếu sự việc tốt thì thán tán nhưng đừng dính mắc bằng ngược lại đừng sân và chỉ quán chiếu lại và thêm lần phát lồ sám hối.  Vì tốt hay xấu đều sinh ra phiền phức.  Như người giàu cũng khóc đâu riêng gì người nghèo đâu?  Cãm thọ xấu hay tốt đều sinh diệt theo tự nhiên nhưng cái xấu cần phát "lời tâm sự" với nó.  Đừng tán dương hay trỉ trích.  Khi cần khen thì khen không làm quá.  Và không chỉ ngồi nhắm mắt để tu hành như  đã nói với chị bạn phải mở mắt đó là tại sao mắt các vị Phật và Bồ Tát nữa nhắm, nữa mở, đó là sự tỉnh giác bên trong và ngoài.

Ngày 4 cho tới 12, mỗi ngày đều phải ngồi kiễm điễm và tách xã, thanh lọc những gì mình đã làm dù tốt hay xấu. Cũng như cuộc đời thì giống như cơn mưa, lúc nãy nó rơi nhưng thời gian trôi qua thì lại hết mưa.  Nhưng không có nghĩa là nó chưa bao giờ mưa.  Phải tiếp tục cãm nhận và quán chiếu coi sự việc thế nào.  Không thể cho là vầy hay khác, cũng như mặt trăng khuyết tròn và lại tròn khuyết theo thời gian cứ theo giòng đời như thị, như thị.  Sau khi kiễm điễm rồi tiếp tục lên các cung vô vi theo thứ lớp và nhận định mỗi cung để biết ứng xữ nhận biết mọi cãm xúc, để cho tâm yên lặng (Nhỏ tui gục hoài phần này), nhận thức cái nào là cội và là nguồn. Để cho tâm (Sati) làm việc và rồi phải tỉnh thức (Sampajanna) , (dĩ nhiên gục thì giật mình thức thôi hihih)... Tất cả xoay quanh bốn đề mục biết sự khổ, biết nguyên nhân của khổ, biết chấm dứt sự khổ và tìm con đường đi đến sự giết khổ.  Lúc này học biết tâm thiền đang bén nhạy trước mọi đối tượng giác quan. Và từ từ khi thiền đến mức nào đó thì phải phân tích để biết đúng với chân lý (budokan), nhưng không để kẹt trong đó.  Thông thường khi thiền thì sẽ cãm nhận được sức nóng bọc chạy ( Nhỏ tui đi nhập thất ngồi xuống 1 cái chưa đầy 5 phút là mồ hôi đổ tháo) coi mọi vật quấy nhiễu chẳng còn vì tâm ta thả lỏng thế là mọi chuyện sẽ mát dịu lại.  Bỡi vậy hay nói bà già, "Lúc maman đọc kinh, điện thoại reo kệ nó, đừng chú tâm, đừng phải lo bắt, cứ để nó reo... nhà có máy answering machien nếu không có chuyện gì khẩn cấp đừng giao động, chừng nào mình xong thời kinh thì coi điện thoại ai gọi thì trả lời bằng ngược lại không có gi quan trọng, cho nó đi vào history."

Phải tu luyện ý tưởng và phân loại ý tưởng thiện và ác, xấu và tốt, v.v...Như cái cây tre, nếu ta không mài dủa nó thành cây quạt, đủa, giỏ tre, v.v.. thì nó vẫn là cây tre vì thế thiền cũng cần mài dủa không bắt buộc ngày phải 3-4 tiếng thiền, hay 7-8 tiếng chi cả mà phải để sự thiền phù hợp với nhu cầu của chúng ta đó là thiền và là đạo. Vì nó cần phải thực hành dù là đi, đứng, nằm, ngồi.  Phải biết mài dủa mang vào trong chứ không vì lý, tình, bỡi, bị để phù hợp với chân lý và bản chất của sự việc. Mang trí tuệ quán chiếu xã bỏ và buông bỏ. Vì Phật dạy, "đừng hành động vì sự ham muốn dù là đi, ngồi, hay ăn.  Mà phải làm với sự xã bỏ."  Vì vậy mấy người đi nhập thất tu 10 ngày vì đi với sự ham muốn và cột chặt mình vào sự thích để rồi bỏ cuộc vì chiụ không nỗi sự tu tập. Đó là đừng nên dính mắc. Cũng đừng để cho dục vọng hiện khởi.  

Nhỏ tui học cà lơ mơ phất phới vậy mà
cũng học lên chữa trị bịnh khổ cái trị người ta được mà mình thì không, còn học tiếp lên hàng dẫn dắt.  Dẫn dắt được 1 chí, 3 mén trong 2 năm đầu … ghê chưa??? Và cũng nhân duyên này được Sư Thầy Thái chỉ điễm thêm Vipassana vì thế chỉ biết bên phái Nguyên Thủy mới có học thiền Vipassana thôi chứ bên Ấn Độ thì không có.  Bên Ấn Độ đa số là Bà La Môn và nếu là Phật giáo đều là Mật Tông.  Họ cũng thiền nhưng hiếm bên Ấn Độ theo Vipassana.  Vã lại, theo Sư Thái thì dù là Mật, Tịnh hay Huệ đều phải thông thuộc mật chú.  Không phải duy nhất chỉ có nơi thiền thất này lưu truyền lại và ông S.N Goenka đã học từ Miến Điện để truyền bá lại cho nhân gian.  Xin thưa, đúng là bên Ấn Độ không ai duy trì thiền Vipassana nhưng các chuà Thái, Lào và Miến Điện vẫn lưu giữ và người đã mang thiền Vipassana và nỗi tiếng về thiền này là Ngài Ajan Chah.  Ngài đã truyền bá và dẫn đạt cho nhiều nhiềuthiền sư nỗi tiếng và hiện các sư Thái đều tu tập thiền Vipassana này chứ không riêng gì do Goenka.  Giáo sư Goenka xây dựng nhiều thiền thất cho thiền sinh tu tập rất tốt những đừng cho là chỉ riêng ông mới truyền đạt thiền vipassana.  Thầy Nhất Hạnh cũng dạy thiền, HT Thanh Từ cũng dạy thiền nhưng quý tôn đức không dung chữ vipassana nhưng đó cũng là từ vipassana.

Nói cho cùng là học thiền không cần biết học thiền ra sao vì thiền có nhiều cách thiền nhưng cần nhất phải buông xã và học cách đúng sai, phán đoán và nhận xét dù bất cứ chuyện gì cũng không dính mắt.  Học để biết khi nào con người sẽ nhận thức đuợc mình đã làm điều gì sai trái. Vì đó không phải là lúc ta lựa chọn mà là lúc ta nhận được kết quả vì cái nhân và quả khi nó trỗi dậy theo thời điễm.  Nghe phải tìm hiểu chứ không hùa theo ông này, bà này ông này, bà này giảng hay v.v.. rồi đâm ra lệ thuộc.  Điều chủ yếu là phải rãi tâm từ và thiện xão để giúp cho mình nâng cao tinh thần chia sẽ và thương yêu hơn.  Huống chi, mình học là kiến họ mình cũng học.  Thiền để thanh lọc những tổn thương trong quá khứ, tìm sự sâu sắc bao dung để tìm an lạc.  Những gì mình làm được điều gì tốt thì hồi hướng cho kiến họ, để họ được credit như mình.  

Ai coi về vụ chùa Ba Vàng thì biết, hay ceo của Twitter cứ mỗi năm sinh nhật thì đi thiền nhưng không biết thiền thế nào mà long tham không đáy cứ trỗi dạy, hơn thua, ganh ghét, tỵ hiềm vẫn còn.  Đã thế còn chà đạp những ai không đồng phe với mình hay bán rẻ lương tâm sẳn sàng làm tôi đồi cho bành trướng một … để được tiền tài, danh vọng. Thiền như ông này ở nhà ngủ rồi làm tay sai sướng hơn.

Nhỏ tui nói t 2 năm trước lận.  Phải hiểu, “Áo sạch nhưng bản tính dơ bẩn thì nó cũng chẳng khác nhau”, Sư Thái dạy vậy.  Có một điều Nhỏ tui nghiệm… “cái gì càng gút mắc thắt chặc thì ta không có lối thoát khi vỡ lẻ thì ta tự khổ lấy bản thân ta…”  Và bắt chước thằng con, ngước nhìn vẽ đẹp thiên nhiên trong trời đất, hưởng thụ cơn gió, nhìn trời, nước hồ (tại nhà gần bờ hồ) để tập dập lữa trong lòng.  Vì vậy, mỗi lần bực mình ai, nhìn thằng con là xua tan mọi điều.  Và một điều Nhỏ tui phải cám ơn đó là khi Ta có được ngày nay thì nên cám ơn những người đã bỏ rơi ta để ta có thể trưởng thành và vươn lên bằng chính khả năng của mình.  Muốn cho tâm người an lạc thì trước hết ta phải tập tốt an lạc cho tâm của ta.  Biết sống và từng sống để đường đi về an không phải vướng mắt. (-CTDN).  


Tóm lại thiền là Ta phải nương tựa chính mình để làm chủ bản thân dù bất thiện hay thiện duyên.  10 ngày nhập thất, Thiền sư cứ nói chánh kiến chánh tư duy làm nền tản nhưng đinh là giải quyết cho ta đi tới nơi, tới chốn vì cứ nói chánh kiến, chánh tư duy mà thiếu chánh định thì không làm gì được, ta có gặp (kiến), ta cũng tìm tòi (tư duy) nhưng rồi định ở đâu để ta đi tới à thiền là vậy, phải vậy, v.v... vì thế cứ nghe người  nói thiền (kiến), ghi danh (tư duy) nhưng khi vô rồi thì tan hàng... không định hướng. 

Hay thấy nói thiền (kiến) oh đó là việc tốt, ghi danh đi (ta cũng tư duy mới ghi danh) nhưng tới ngày còn lưỡng lự đi hay bỏ là định.   Huống chi, Phật dạy thiền phải bất nhị, niệm và định.  Hai cái này phải dùng để quán chiếu trong thiền, vì đối tượng của niệm và định trước hết là những đau khổ và khó khăn.  Mặc khác cũng dạy cho ta hiểu việc bố thí, điều bất thiện và thiện (cái này không nói tới nghiệp vay trả ở kiếp nào ta phải trả đời nay nhé).   Vì bất thiện dạy cho ta cách sữa đổi còn Thiện thì cứ việc cho đi và tiếp tục hành đó để làm hành trang cho mình.   Quan niệm cuộc sống, cãm nhận sự phủ phàng và chân hạnh phúc khi nó tới tùy theo huệ năng của mỗi người nhưng tóm gọn theo lời Phật là phải nhận biết sự từ bi và hỷ xã.  

Vẫn biết nói thì dể nhưng làm rất khó trong khi va chạm nhiều gúc mắc trong đời sống nhưng ai làm được thì Cực Lạc là đây.  Ngay chính quý tu sĩ nhiều lúc cũng gãy ngã vì thế Phật cũng có dạy, "Phật và Ma chỉ trong gang tấc." Thế giới này nhiều đau khổ vì con người sống thiếu từ bi và hỷ xã, cũng như lập đạo tràng/chùa/tu viện mà nói không cho phải lập cho đại chúng chỉ cho gia đình vậy thì ở nhà tự tu cho khỏe khỏi phải va chạm nhiều gút mắc và những chuyện linh tinh trang trãi cho đạo tràng/chùa/tu viện, v.v.... Hay mời các vị đồng tu tới tu mà nói, "ghét người Việt Nam" nhưng lại gởi giấy mời người Việt, workday out cũng kêu gọi người Việt, có phải sống nhiều mặt tào lao không?  Cũng vì thế người lập chùa, tu viện, đạo tràng, v.v... mất đi sự hỷ xã cho kiếp nhân sinh đi về.  Lúc nào cũng muốn chiếm đoạt và muốn nhiều thứ, nói chung ngồi núi này trông núi nọ hay có mưu cầu bất chánh bên trong (thôi ai có tịch thì ráng chịu).  Không tìm thấy được nhân sinh quan và vũ trụ quan trong đời sống, huhuhu...

Thầy Thái dạy, "trong cuộc sống cần phải tư duy và học tập nhiều điều dù là tên tuổi, tiền bạc và những gì mình cố gắng dẫy dụa để mà có được vì cuộc đời là vô thường, khổ và vô ngã.  Mọi thứ rồi sẽ trôi đi.  Chúng ta không thể nào nắm giữ được hạnh phúc nếu những thứ đó không thuộc về mình.  Mình càng níu, càng giữ thì mình sẽ sống trong đau khổ.  Nếu thấy sự đau khổ đã đủ thì cần nên dừng lại. Đừng nên lấy nỗi khổ đau trong quá khứ, hay vết thương trong quá khứ để làm có lỗi trong hiện tại. Nên hài hoà trong cuộc sống và tập chia sẽ cho mình sự tin tưởng trong cuộc sống.  Nếu mình nghĩ tốt và làm tốt, thì chúng ta sẽ nhận được điều tốt đẹp trả ơn cho ta.  Cũng không nghe lời ngon tiếng ngọt hay hình ảnh vẽ đẹp bên ngoài mà phải nhìn nó ở tâm hồn bên trong. Việc làm người tốt hay người xấu, không thể nào mình nhìn vẽ đẹp bên ngoài mà là tâm hồn.  Nếu tâm hồn mình trong sáng, không ghen tỵ, ghen tuông, tham lam, tham vọng.  Chấp nhận nề hồng thì tấm lòng mình sẽ tốt đẹp và trong sáng hơn."  Phải hiểu một điều ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc.  Ai làm điều gì tội lỗi sẽ phải nhận lấy báo ứng trả lại cho dù là nhanh hay chậm.  Báo ứng sẽ theo ta.  Tưởng rằng không ai thấy, không ai biết nhưng chính bản thân của ta biết và nó sẽ theo ta mãi không thôi. Cuối cùng khi ta sẽ hiểu được việc được làm con người là làm con người có hạnh phúc, không tham vọng, chỉ có mong được và được.  Huống chi, mọi việc không phải do ta quyết định mà do tội lỗi và nghiệp chướng quyết định, không đổ lỗi hay bất kỳ ai.   Ai ai rồi cũng phải trả giá những việc mình làm, vay và trả.  Hôm nay mình còn sống và hít thở thì nên tiếp tục làm.  Một ngày nào đó khi quả thiện hết thì ta nhận lấy cái quả đau khổ thì lúc đó mới thấy "nhân quả là có thật" dù đến hơi muộn.

Thiền là không phải đưa ta tới cảnh giới Niết Bàn mà là dạy cho ta soi lại giúp cho ta cãi chính lại bản thân không vì danh, vọng hay cái TA của mình.  Hành thiện tích đức giúp cho bản thân và người thân.  Bằng ngược lại mình tà kiến, vô minh nghe lời ngon tiếng ngọt nhiều hơn và làm thiện có hành động vì người làm ta làm hay vì gì đó… nói chung làm có mục đích, dùng lời vô sỉ, vô nhân không phân tách đúng hay sai.  Nếu tích thiện thì bớt nên xả khẩu nghiệp.  Vì mọi tội lỗi đều do phụ thuộc vào hành động và lời nói của mình. Vì thế thiền phải biết lấy thiền giáo song hành và mình bắt đầu từ mình và kết thúc bỡi mình chứ không phải bắt đầu từ mình và có kết thúc bỡi người bên ngoài.  Bỡi thế phải hiểu mất đi cái thân tồn tại đau khổ hơn mất đi cái thân đã chết. Nhỏ tui làm gì xong qua trang .... 
cứ ngồi và để yên tại chỗ, cứ để nó ở và khi nào nó đi thì đi, vì nó muốn đi cũng ai cấm cản, vô thường mà lị.  Nhỏ tui để nó đi "du lịch" khi nào "về" thì nó về ... mà thông thường Nhỏ tui đi hoài cho nên bỏ mặt nó miễn không theo hình bắt bóng là được rồi.
  
Phật dạy, “ngày nào các con còn trông thấy một điều bất bình ở đời thì đạo chưa thành.”  Khổ cái là ở cõi Ta Bà này nhiều điều bất bình và con người thường đua chen và lọc lừa với danh vọng cho nên Thiên Tai nạn lục xẫy ra mọi nơi mà không ai chiụ hiểu tại sao?  Nếu ai cũng sống an lạc, tích đức và sống hài hoà thì Thiên Tai đâu xẫy ra để càn quét, vì thế vạn vật đều có tiềm tàn bản chất của khí trời và dậy sóng của vũ trụ tạo thành.  Những người còn sống sót trong thiên tai thì vẫn chưa hiểu tại sao? 

Sư Thái (đúng cũng sư Thái) dạy, "mình phải biết chính mình, đi, đứng, nằm, ngồi phải cho chánh niệm.? Ta nên dùng trí huệ phân tách chứ không phải nghe mang kinh Phật ra giảng rồi nói thiền không nên niệm Phật là sai. Vì lúc đừng, đi, nằm, ngồi ta đều có chánh niệm và rãi tâm từ.  Đặt sự tỉnh giác vào trong hành trì, đi, đứng, nằm, ngồi và nó sẽ dạy cho ta lúc nào cũng nhớ tới cái biết đâu là đúng, đâu là sai dù thời gian như thế nào... . thì đó là Phật/Chuá."  Ta phải biết đánh bóng Ông Phật, Ông Chúa trong mình trước chứ đừng đi tìm nơi nào khác mới cho là có Phật/Chúa.  "Cuộc sống luôn thay đổi...và sự thay đổi không bao giờ kết thúc.  Đau khổ chỉ là một thứ đã qua luân hồi và rời khỏi chúng ta. Hãy dùng tâm trí để kiểm soát.  Cần nhứ là tìm yên tỉnh và thư giản. Đừng ép buộc theo ý mình rồi không làm được."  Hãy nhớ đừng bao giờ hứa vì lời hứa sẽ theo ta đi hết đoạn đường còn lại mà không giải thoát được.  "Quán sát cái tâm nhiều lần, đến lúc ta mới thật sự thấy tâm chỉ là tâm không có gì khác.  Vì con đường mở lối đi cũng như thị, như thị.   Phải thấy rõ ràng."  "Putto Ne Metta, Cunan Alahan Metta", đó là câu mà sư Cả chùa Lào dạy, Nhỏ tui phiên âm theo tiếng mình để đọc chứ không biết viết sao đâu nghe, nhưng sau nhiều năm học hỏi thì hên quá chữ Putto Ne Metta viết đúng.  Putto là Phật, Ne Metta là độ/cứu rỗi/gia hộ con.  Còn Cunan thì chưa biết, Alahan Metta là Bồ Tát gia hộ.

Nếu có thời gian làm công quả cho những người bất hạnh với lòng tốt và nhân từ ở trong tim.  Vì lòng tốt và nhân từ là đối lập của nghiệp hoá giải và nó có thể làm một lớp bảo vệ cho bản thân và con cháu chúng ta về sau/kiếp sau.  Đó là lá chắn bảo vệ cho ta và người thân, cũng là sư Thái chỉ dạy vậy hihihi.  Huống chi, Phật dạy, "cứu người hơn xây 7 tháp phù đồ", khổ cái không ai nghe điều Phật dạy cả mà chỉ dùng suy nghỉ khách quan là ông/bà thầy này dạy vậy và làm theo trong khi bài bản Phật đi có thứ lớp.  Mặc khác Phật cũng nói, "tu nhà trước kế đến tu chợ, sau mới tu chuà". Vậy có ai hiểu câu nói này không mà cứ cho vô chuà mới tu và mới có Phật/Chuá????

Thế là 10 ngày an trú và những gì đã học cũng chia sẽ, quý vị đọc thì nên tìm hiểu cho bản thân mình cái lối đi “thiền”… Vì Phật/Chuá có dạy, “phải biết ôn hoà và chừng mực và bố thí là điều quan trọng trong khi thiền”  Nếu cãm thấy nên học thiền thì nên bắt đầu từ cái tâm trước.  Nếu tâm thanh thản ta sẽ việc thiện dễ dàng hơn.  Nếu nghỉ rằng ta không thể nào ngồi thiền giữa rừng được, chúng ta có thể ngồi trong phòng máy lạnh cũng được (hihihi).  Nếu không thể mặc đồ lam được thì ta có thể mặc đồ màu trắng hoặc kem hay đồ hiệu (cái này Phật nghe chắc "bố" cho một trận, nhưng nói đúng thôi Phật hén?) … rồi chúng cũng dần dần quen qua thân chúng ta và từ thế ta thay đổi.  Cũng đừng tà thuyết mê lầm, chỉ vậy thôi, như thị, như thị! Hãy dùng 4 chân lý của đạo Phật và bát chánh đạo đi đầu.  Nên nhớ học bát chánh đạo học cả năm, chỉ có chánh định là 1 tuần.  Và muốn học bát chánh đạo phải hiều bốn chân lý khổ, đó là khổ khổ; tập khổ; diệt khổ; và đạo khổ như đã nói trên.

Trong kinh Đại Thập, Phật dạy, "thời kỳ chánh pháp thì giới luận thành tựu (sau khi Đức Phật nhập diệt - khoảng 1000 năm), thời kỳ tượng pháp thì thiền định thành tựu là thờì Ngài Bồ Đề Đạt Ma (người quãy 1 chiếc giày mà chúng ta thấy trong chuà hay thờ Ngài) vị tổ sau cùng của Ấn Độ truyền sang Trung Quốc và trở thành vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa truyền cho tới lục Tộ Huệ Năng. Và thời kỳ mạt pháp thì tịnh độ thành tựu (tức là 2000 năm su khi Phật vẫy tay chào)."   Nói trắng ra là ngay hiện thời nhưng ai thiền, tịnh, hay gì thì cũng tuỳ theo duyên và căn cơ của mỗi người chung quy thì cũng về La Mã nếu biết hành.  


Xin hãy lắng lòng nghe,

chiêm nghiệm, và thực hành

những lời dặn dò cuối cùng của Đức Phật

để thân tâm an lạc thật sự.


Phật cũng dạy, thời kỳ mạt pháp nói đúng hơn là loạn pháp tu tịnh độ dể thành tựu.  Và có 4 nguyên tắc phân biệt chánh tà.  Thời loạn pháp thì tà sư thuyết pháp nhiều hơn nước Sông Hằng theo trong kinh Lăng Nghiêm.  1. không tương ứng với lợi ích mà chỉ kêu lợi cho họ; 2. Tượng ứng với phi pháp; 3. Nhất định tương ứng với phiền não; và 4. Tượng ứng với sanh tử.  Quý vị nên tìm học và phân tách chứ không có thì giờ ghi chép.  Cũng như có vị thầy qua Mỹ nói là mang cái bình bát của Đức Phật cho hàng Phật Tử chiêm bái, bà con gởi email hà rầm ra kêu gọi nhưng lại thiếu ý thức, cứ nghe nói cái gì của Phật là chạy đi coi ngay không thèm quán chiếu chi cả.  Nầy né, nếu đó thật là bình bát của Đức Phật thì tại sao bên thiền đường của Đức Dalat Lama thứ 14 không gìn giữ nó mà lại lọt vào tay một vị tỳ kheo không rõ danh tánh?  Nếu bình bát này lọt qua VN thì hàng cao tăng phải là người giữ nó đúng không?  Pháp bảo mà muốn mang đi đâu thì đi, muốn chuyền tay ai thì chuyền sao?  Ngay cả Xá Lợi Phật thì cho là nở như gà đẻ trứng vậy mà cũng có người tin, còn mua cả $300 tới $1000 ở những nơi cho là ..... không những vậy giờ chùa, đạo tràng, tu viện nào cũng có Xá Lợi hết đã vậy còn bán đầy trên Ebay.  Các tu sĩ thì mua 1 bán 100.  Nếu nói cúng tịnh tài cho Tam Bảo thì để hàng Phật tử tùy tâm cúng, đừng mua 1 vật rồi rao bán gấp mấy lần, tội chết con bò cạp đó nghen.  Thôi thì cứ để thời gian sẽ mở cánh cửa cho mỗi người vậy.

Nhỏ tui thường nói với ACE được dẫn dắt, 4 quy tắc tâm linh mà người Ấn Độ hay nói và hàng huynh đệ nếu có thể hành trì tư duy với 10 đại nguyện của Đức Phổ Hiền thì càng tốt hơn.  Cứ tàn tàng, cái gì thuận theo đạo lý thì cứ tới và 4 quy tắc tâm linh mà người Ấn Độ là:

1.     Mỗi người đi qua đời ta đều là người ta cần gặp --> vì ta hay họ phải trả nghiệp nợ với nhau.
2.     Bất cứ điều gì xảy ra đều có nguyên nhân, và đó chính là điều nên xảy ra.
3.     Trong thời khắc nào, mọi sự điều bắt đầu đúng vào thời điễm.
4.     Những gì đã qua hay để qua cũng như mỗi ngày học cách buông xã, tốt hay xấu cũng xã, xã 

Viết bài này mà từ hôm thứ 3 sau khi đi nhập thất 10 ngày mãi tới hôm nay mới xong, mỗi ngày trong sở giờ giải lao viết tí, rồi sáng giờ viết mà cứ có nhiều quý vị gọi vô về chương trình hoằng pháp của Thầy Tánh Tuệ thôi thì nãy giờ nói nhưng chưa đã nói, bắt chước Phật “sau 40 năm giảng pháp ta chưa nói lời nào”! khà khà . Dù không toàn tâm toàn ý viết (tu tập) thì cũng ráng một nữa cũng là tốt được một phần nào.
  
Quý Thầy hồi nào giờ dẫn dắt và góp ý Nhỏ có đọc bài viết lách này có điều gì sai trái xin quý Thầy hoan hỷ niệm tình cho nhé.   Đúng thì xây dựng, còn nếu sai thì xin buông bỏ, nói chung đúng hay sai cũng buông bỏ luôn.  Vì  Bởi những lời khuyến khích tốt đẹp hay trỉ trích thường rất là quý giá làm cho mình hạnh thiện hơn vì nếu không thì dù cho dùng thời gian cả đời để sám hối cũng chẳng chuộc lại được.  Mô Phật.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

"Có tiền xin đừng hà tiện, 
có hạnh phúc xin đừng đợi chờ, 
đã yêu xin đừng buông tay, 
đã tức giận xin đừng chịu đựng, 
đã thù hận xin đừng để bụng."

Nói như truyện Kim Dung có câu:

"Sống có gì dzui, chết có gì buồn
Làm thiện trừ ác, chỉ có Quang Minh
Hỷ lạc, bi sầu, sẽ thành cát bụi
Tội nghiệt thế nhân, ưu sầu quá nhiều
Đốt thân thể ta, thánh quả bùng cháy."






Có tiền xin đừng hà tiện, có hạnh phúc xin đừng
đợi chờ, đã yêu xin đừng buông tay, đã tức giận
xin đừng chịu đựng, thù hận xin đừng để bụng

No comments:

Post a Comment