Wednesday, May 4, 2016

Chọn chặt cây nào?



Tác giả: Theo Ntdtv | Dịch giả: Trọng Hưng

(Mircea Ploscar/pixabay.com)
(Mircea Ploscar/pixabay.com)
Thầy giáo hỏi: “Nếu như các trò lên núi chặt cây, đúng lúc trước mặt có hai cây, một cây to, một cây nhỏ. Vậy, các trò sẽ chặt cái cây nào?”
Câu hỏi vừa được đưa ra, mọi người đều đồng thanh nói: “Đương nhiên là chặt cái cây to rồi”.
Thầy mỉm cười, nói: “Cái cây to đó chẳng qua chỉ là một cây dương bình thường, còn cây nhỏ kia lại là cây thông đỏ, bây giờ, các trò sẽ chặt cây nào?
Đám học trò chúng tôi một thoáng suy nghĩ, cây thông đỏ tương đối quý hiếm, liền nói: “Vậy, đương nhiên chặt thông đỏ nhỏ kia, cây dương không trị giá bao tiền!”
Thầy vẫn mang theo nụ cười ấy, nhìn chúng tôi hỏi: “Nếu như cây dương kia to, thẳng, còn thông đỏ lại cong quẹo 7 đoạn 8 khúc, thì các em sẽ chặt cây nào?”
Đám học trò chùng tôi cảm thấy băn khoăn, khó hiểu, liền nói: “Nếu như vậy thì chặt cây dương, thông đỏ cong quẹo ngoằn nghèo như thế, chẳng sử dụng làm đồ vật gì được!”
Ánh mắt Thầy lóe sáng, lũ học trò chúng tôi đoán thầy sẽ lại cho thêm điều kiện khác. Quả nhiên, ông nói: “Cây dương mặc dù thẳng nhưng đã lâu năm, ruột trong cây đa phần đều mục rỗng. Lúc này, các trò sẽ chặt cây nào?”
Tuy không thể hiểu trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ những điều kiện thầy nêu ra, nói:  “Vậy thì chặt thông đỏ, cây dương ruột bên trong đã rỗng, càng không có tác dụng gì!”
Thầy tiếp tục hỏi: “Ngặt nỗi thông đỏ tuy bên trong không rỗng ruột, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, để chặt được vô cùng khó khăn? Các trò chặt cây nào?
Chúng tôi dứt khoát cũng không suy nghĩ rốt cuộc kết luận của thầy đưa ra là gì nữa, liền nói:“Vậy thì chặt cây dương. Như nhau, nó cũng không có tác dụng gì. Đương nhiên là chọn cây nào dễ chặt thì chặt”.
Thầy lại nói: “Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, vài con chim non đang nằm trong đó, các trò sẽ chặt cây nào?”
Cuối cùng, có một trò hỏi: “Thưa thầy, rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng con ạ?”
Thầy thu nụ cười hiền từ về, nói: “Tại sao trong các trò không có một ai tự hỏi chính mình, rốt cuộc chặt cây để làm gì?. Mặc dù các điều kiện của thầy đưa ra thay đổi liên tục không ngừng biến hóa. Nhưng kết quả cuối cùng được quyết định bởi động cơ ban đầu của các trò. Nếu như muốn cần lấy củi, các trò liền chặt cây dương; muốn làm đồ mỹ nghệ liền đốn thông đỏ. Các trò đương nhiên sẽ không ai vô duyên vô cớ mang rìu không lên núi mà chặt cây”.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy: Một người chỉ khi trong lòng đã có một mục tiêu rõ ràng trước rồi thì khi làm việc mới không bị các điều kiện và hiện tượng khác mê hoặc hay chi phối. Mục tiêu của bạn đã được xác định rõ ràng chưa? Đã rõ ràng và nghĩ thông suốt rồi thì hãy tiếp tục cố gắng!
Một người trên các phương vị mong muốn đạt được cuộc đời viên mãn, mà giữa đường lại bị chi phối và mê hoặc bởi những ước vọng khác, thật là một điều bi ai (đau khổ, đáng tiếc)! Kiên thủ với ước mơ, đó là một loại phẩm chất, phẩm chất đáng quý! Chúng ta cùng suy nghĩ xem bản thân mình đã kiên trì hay chưa?.

ST

No comments:

Post a Comment