Tuesday, October 14, 2014

Bảy vị Phật quá khứ



Bảy vị Phật quá khứ hay bảy vị Phật nguyên thủyquá khứ thất Phậtnguyên thủy thất Phật, là tên gọi chung để chỉ bảy vị Phật được đề cập tới kinh sách Phật giáo, cụ thể là trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh)[1][2][3], với Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuộc Hiền kiếp là vị Phật cuối cùng trong số này. Trước vị Phật này là 6 vị Phật khác, bao gồm:
Cũng lưu ý rằng trong 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai đều có cả nghìn Phật; tuy nhiên đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara), đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật vị lai là Phật Di Lặc.
1.

Đức Phật Tỳ-Bà-Thi ( Tàu dịch là Thắng Quán, Chủng Chủng Quán, Chủng Chủng Kiến) Ngài là Đức Thế Tôn thứ 998 thuộc kiếp Trang Nghiêm đời quá khứ. Ngài nói kệ rằng :

Nhân tòng vô tướng trung thụ sinh
Do như huyễn, do chư hình tượng 
Huyễn nhân tâm thức bản lai vô 
Tội, phúc giai không vô sở trụ. 

Dịch
Thân thụ sinh từ trong vô tướng
Dối trá như mọi bóng in hình
Người tâm thức huyễn vẫn là không
Tội phúc đều không, không sở trụ.

Đại ý bài kệ nói : Con người từ chỗ vô tướng sinh ra , cũng ví như hình bóng, không có thực. Con người đã là giả dối không thực thì tâm và thức kia , xưa và nay cũng đều là không cả. Tội và phúc cũng là không, không có chỗ trụ.
(TT.Tuệ Hải) 

Nghĩa
Người ta từ trong vô tướng sinh ra
Nên như huyễn, như hình bóng
Tâm thức người huyễn vốn là không
Tội phúc cúng không, không chỗ trụ. 

Kinh Trường A Hàm nói : Khi Đức Phật này ra đời, người ta thọ tám vạn tuổi. Ngài thuộc dòng Sát-Đế-Lợi (Vua chúa), họ Câu Ly Nhã. Thân Phụ là Bàn Đầu, Mẫu Hậu là Bàn Đầu Bà Đề. Ngài thành đạo nơi gốc cây Ba Ba La và thuyết pháp trong ba hội. 

- Hội thứ nhất độ được 168.000 đệ tử 
- Hội thứ hai độ được 100.000 đệ tử
- Hội thứ ba độ được 80.000 đệ tử.
Như vậy ba hội, tổng cộng Ngài độ được 348.000 đệ tử. 

Ngài có hai người đệ tử xuất sắc : Một người tên là Kiển Trà, một người tên là Đề Xá. Một người thị giả tên là Vô Ưu và một người con tên là Phương Ứng. 

2.
Đức Phật Thi Khí là đức Thế Tôn thứ 999, kiếp Trang Nghiêm đời quá khứ. Ngài nói kệ rằng 

Khởi chư thiện pháp bản thị huyễn 
Tạo chư ác nghiệp diệt thị huyễn 
Thân như tụ mạt, tâm như phong
Huyễn xuất vô căn, vô thực tính 

Dịch 
Khời mọi pháp lành vốn là huyễn 
Gây bao ác nghiệp cũng là huyễn 
Thân như đống bụi, tâm như gió
Huyễn xuất không căn, không thực tính.

Đại ý bài kệ nói :Hết thảy viêc thiện, ác ở thế gian khởi ra đều là giả dối, không thực, ngay cả thân tâm cũng là huyễn hoặc. Thân này như đống bụi gom lại. Tâm này chợt có chợt không, chợt đến chơt đi như gió. Tất cả cái huyễn này xuất ra đều không có căn cứ, không có thực tính .
(TT.Tuệ Hải)

Kinh Trường A Hàm nói: Khi đức Phật này xuất hiện ra đời, con người thọ bảy vạn tuổi. Ngài thuộc dòng Sát Đế Lợi, họ Câu Ly Nhã. Phụ hoàng là Minh Tướng, mẫu hậu là Quang Diệu. Ngải ở trong thành Quang Tướng , thành đạo nơi gốc cây Phân Đà Lỵ . Ngài thuyết pháp ba hội 
- Hội thứ nhất độ 100.000 người đệ tử.
- Hội thứ hai độ 80.000 người đệ tử.
- Hội thứ ba độ 70.000 người đệ tử. 

Tổng cộng trong ba hội, Ngài độ 250.000 người đệ tử. 
Ngài có hai người đệ tử xuất sắc : Một người tên là A-Tỳ-Phú, một người tên là Sam-Bà-Bà và một người thị giả tên là Nhẫn Hạnh, Một người con tên là Vô Lượng.

3. 

Đức Phật Tỳ-Xá-Phù là đấng Thế Tôn thứ một nghìn kiếp Trang Nghiêm đời quá khứ. Ngài nói kệ rằng 

Giả tá tứ đại dĩ vi thân 
Tâm bản vô sinh nhân cảnh hữu 
Tiên cảnh nhược vô, tâm diệc vô
Tội phúc như huyễn khởi, diệt diệt

Dịch
Gá nhờ bốn đại gọi là thân
Tâm vốn không sinh bởi cảnh trần
Cảnh trước nếu không tâm nào có
Tội phúc chiêm bao khởi lại tan. 

Đại ý bài kệ này nói Thân này do bốn đại: đất, nước, gió, lửa giả hợp mà có. Bản tâm kia nó vốn không, nhân ngoại cảnh mà có. Nếu cảnh trước đã không thì tâm kia cũng không có. Thân, tâm và cảnh đã không thì tội với phúc cũng chỉ là huyễn hóa. Sự khởi diệt cũng bị tiêu diệt. 
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa
Gá nhờ tứ đại gọi là thân
Tâm vốn vô sinh, nhân cảnh có.
Cảnh trước nếu không, tâm cũng không
Tội, phúc như huyễn khởi, diệt cũng diệt

Kinh Trường A Hàm nói: Đức Phật này khi Ngài xuất hiện ra đời , người ta thọ 60.000 tuổi. Ngài thuộc dòng Sát Đế Lợi, họ Câu Lỵ Nhã . Phụ hoàng là Thiên Đăng, mẫu hậu là Xưng Giới. Ngài ở trong thành Vô Dụ, và thành đạo nơi gốc cây Bà La. Ngài thuyết pháp trong hai hội :

- Hội thứ nhất độ được 70.000 người đệ tử.
- Hội thứ hai độ được 60.000 người đệ tử.

Tổng công hai hội độ được 130.000 người đệ tử. 
Ngài có hai người đệ tử xuất sắc, một người tên là Phù Du, một người tên là Uất-Đa-Ma. Lại có một người thị giả tên là Tịch Diệt và một người con tên là Diệu Giác.

4.

Đức Phật Câu Lưu Tôn, ngài là đấng Thế Tôn thứ nhất thuộc Hiền Kiếp, đời hiện tại. Ngài nói kệ rằng 

Kiến thân vô thực thị Phật thân 
Liễu tâm như huyễn thị Phật huyễn 
Liễu đắc thân, tâm bản tính không 
Tư nhân dữ Phật hà thù biệt.

Dịch
Thấy thân không thực là Phật thân
Biết tâm như huyễn là Phật huyễn 
Biết rõ thân, tâm tính vốn không 
Người đó với Phật nào sai khác. 

Kinh Trường A Hàm nói: Khi đức Phật này ra đời, người ta thọ 40.000 tuổi. Ngài thuộc dòng Bà-La-Môn, họ là Ca-Diếp. Phụ Hoàng là Ngài Lễ Đắc, Mấu Hậu là Thiện Chí. Ngài ở trong thành An Hòa , thành đạo dưới gốc cây Thi-Lỵ-Sa. 

Ngài thuyết pháp một hội, độ được 40.000 người đệ tử. Có hai người xuất sắc, một người tên là Tát – Ny, một người tên là Tỳ - Lâu. Ngài có một người thị giả tên là Thiện Giác, và một người con tên là Thượng Thắng.
5.

Đức Phật Câu – Na – Hàm – Mâu – Ny ngài là đấng Thế Tôn thứ hai thuộc về Hiền Kiếp đời hiện tại . Ngài nói kệ rằng 

Phật bất kiến thân tri thị Phật,
Nhược thực hữu tri biệt vô Phật 
Trí giả năng tri tội tính không 
Thản nhiên vô bố ư sinh tử. 

Dịch 
Phật chẳng thấy biết mình là Phật 
Nếu thực hay có Phật khác rồi
Trí nhân nên biết tội tính không 
Thản nhiên nào sợ nơi sinh tử. 

Đại ý bài kệ nói: Phật là người đã giác ngộ hoàn toàn, thực tu thực chứng Phật quả , nhưng không chấp kiến cho mình là Phật . Nếu còn chấp có thân mình là Phật , tức là còn có phân biệt. Bởi vậy người trí giả khi hiểu được tội tính vốn không thì đối với sinh tử vẫn thản nhiên không có gì là sợ sệt. 
(TT.Tuệ Hải)
Nghĩa 
Phật chẳng thấy thân, biết là Phật 
Nếu thực có biết , chẳng phải Phật
Người trí hay biết tội tính không
Thản nhiên nào sợ gì sinh tử. 

Kinh Trường A Hàm nói; Khi đức Phật này xuất hiện ra đời, người ta thọ 30.000 tuổi. Ngài thuộc dòng Ba-La-Môn, họ là Ca-Diếp. Phụ Hoàng tên Đại-Đức, Mẫu Hậu tên Thiện Thắng. Ngài ở trong thành Thanh Tịnh và thành đạo dưới gốc cây Ưu-Đàm Bà-La 

Ngài thuyết pháp một hội, độ được 30.000 người đệ tử, trong hàng đệ tử có hai người xuất sắc. Một người tên là Thư-Bà-Na, một người tên là Uất-Đa-Lâu , lại có một người thị giả tên là An-Hòa và một người con tên là Đạo-Sư.

6.
Đức Phật Ca – Diếp. Ngài là đấng Thế Tôn thứ ba thuộc về Hiền Kiếp, đời hiện tại. Ngài nói kệ rằng 

Nhất thiết chúng sanh tánh thanh tịnh 
Tòng bản vô sanh vô khả diệt 
Tức thử thân tâm thị huyễn sinh 
Huyễn hóa chi trung vô tội, phước. 

Dịch 
Chúng sinh hết thảy tính trong lành
Xưa nay không diệt cũng không sanh 
Thân tâm này huyễn sinh mà có
Trong huyễn hóa tội, phước đều không.

Đại ý bài kệ nói: Hết thảy chúng sinh tánh vốn thanh tịnh. Tánh thanh tịnh ấy không sanh nên cũng không diệt. Còn cái thân tâm này do vọng huyễn sinh ra. Trong cái huyễn vọng ấy không có tội cũng không có phước. (TT.Tuệ Hải)

Kinh Trường – A – Hàm nói khi đức Phật này xuất hiện ra đời, người ta tho 20.000 tuổi. Ngài thuộc dòng Bà-La-Môn , họ là Ca – Diếp. Phụ Hoàng tên Phạm Đức, Mẫu Hậu tên Tài - Chủ. Ngài ở trong thành Ba-La-Nại và thành đạo dưới gốc cây Ny-Câu-Luật. 

Ngài thuyết pháp một hội độ được 20.000 người đệ tử. Ngài có hai người đệ tử xuất sắc: Một người tên là Đề-Xá, một người tên là Ba-La-Bà. Ngài có một người thị giả hầu cận tên là Thiện-Hữu, và một người con tên là Tập-Quán.

7.
Đức Phật Thích – Ca Mâu – Ni , Ngài là đức Phật thứ tư thuộc Hiền Kiếp, đời hiện tại. Ngài giáng sinh vào dòng Sát-Đế-Lợi, họ là Thích-Ca, hiệu là Cồ-Đàm. Phụ Hoàng là Tịnh Phạn Vương, Mẫu Hậu là Ma-Da .

Ngài giáng sinh vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Giáp Dần (theo Trung Hoa. Còn theo Án Độ thì ngài giáng sinh ngày trăng tròn 15/4) đời vua Chiêu Vương nhà Chu, tại vườn Lâm-Tỳ-Ny, thành Ca-Tỳ-La-Vệ, nước Ấn Độ.

Khi Ngài giáng sinh thì háo quang tỏa khắp nơi , mặt đất mọc lên những bông sen vàng tỏa hương thơm ngát. Ngài bước đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, phát ra tiếng to lớn như sư tử gầm nói rằng “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn”. Nghĩa là trên trời, dưới đất chỉ có ta (Phật) là tôn quí hơn cả. Năm 19 tuổi ngài xuất gia, tu khổ hạnh sáu năm, đến năm 30 tuổi thành đạo nơi gốc cây Bồ-Đề.

Ngài chuyển xe pháp Tứ-Đế, nói ra ba tạng diệu pháp . Ngài thuyết pháp trong một hội độ cho 1250 đệ tử. Có hai đệ tử xuất sắc, một người tên Xá Lợi Phất, Một người tên Mục-Kiều-Liên. Lại có một người thị giả là A-Nan-Đà và một người con là La-Hầu-La. Ngài thuyết pháp 49 năm . Về sau ngài đem chính pháp trao truyền cho tôn giả Ca-Diếp . Ngài bảo rằng 

- Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm phó thác cho ông, ông hãy giữ gìn lấy
Rồi Ngài nói kệ rằng 

Pháp bản pháp vô pháp 
Vô pháp pháp diệt pháp 
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp 

Dịch 
Pháp và bổn pháp vốn không 
Vô pháp với pháp cũng đồng như nhau 
Nay đem vô pháp truyền trao 
Pháp pháp với pháp há nào khác chi. 

Đại ý bài kệ nói : Các pháp xưa nay vốn là không, nhưng pháp không ấy cũng là pháp. Nếu chấp là thực có tức thường kiến, nếu chấp là thực không tức đoạn kiến. Nay trao truyền cái vô pháp, thì mọi pháp vẫn chuyển biến không ngừng. (TT.Tuệ Hải)

Nghĩa 
Pháp này vốn là pháp Không
Pháp không cũng là pháp 
Nay trao truyền pháp không 
Mọi pháp, tất cả pháp. 

Ngài nói kệ xong, ở nơi gốc cây Sa-La lặng lẽ vào Niết-Bàn Các đệ tử dùng các cây gỗ thơm để làm lễ Trà Tỳ (hỏa táng) 

Khi ấy kim quan từ nơi hỏa đàn bỗng nhiên hiện lên trên hư không, cao bằng bảy cây đa-la, đi đi, lại lại ở trên hư không rồi dùng lửa tam muội tự đốt cháy . Ngọc Xá-Lợi đong được khoảng tám hộc bốn mươi. Các đệ tử kiến lập bảo tháp để cúng dàng. Ngài nhập diệt năm đó là năm Nhâm Thân đời vua Mục Vương nhà Chu.



No comments:

Post a Comment