chỉ có những người ăn không ngồi rồi, chỉ muốn tham cầu lấy lợi chứ chẳng hiểu gì tình người. Giựt giành đồ của những người nghèo khó thì mai mốt trả quả, nhưng nói gì thì nói chỉ có ở VN mới có màn tranh giành giựt vậy thôi chứ mỗi tuần cho người vô gia cư ăn, họ xếp hàng lấy phần chứ không có màn náo loạn như ở VN. Tội cho những người thật sự nghèo khó đang đói khổ. Nhưng phải nói, tại có những người giàu không biết điều nhân nghĩa nên mới kêu những người vô lại giành cơm để mua cho heo/chó ăn. Nếu không có họ làm vậy thì mấy người này làm gì tranh giành cho mệt?
Năm 2005 về VN, đi phát tiền ở bịnh viện Ưng Bướu, đi thẳng vô trong kêu cô y tá trưởng ra nói chuyện và nói là có một số tiền muốn giúp người thật sự nghèo khó đang cần chị làm ơn cho biết và đưa họ vào trong phòng dùm.. Mấy người bạn đi theo nói, "ủa sao làm vậy?" "không làm vậy thì họ nhào vô giựt tiền ai biết chia sao? Huống chi, ai cũng tranh giành thì làm vậy là thượng sách." Đến cô y tá trưởng cũng nói, "ý kiến hay" và cô ta ra mời đâu được 10 người vô nhận lảnh
LAO VÀO TRANH CƠM TỪ THIỆN … CHO HEO, CHÓ
ĐI PHÁT CƠM TỪ THIỆN CŨNG PHẢI HỌC MẸO ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NGHÈO NHƯNG CŨNG ĐI NHẬN, THẬM CHÍ CƯỚP CƠM ĐỂ BÁN LẠICuối tháng 2-2016, phóng viên Báo Người Lao Động cùng một số nhóm từ thiện ở TP HCM đi phát cơm từ thiện cho người nghèo.Học cách đối phóBan đầu, khi chúng tôi ngỏ ý cùng tham gia, anh Lê Văn Trung, Chủ nhiệm nhóm từ thiện Sen Hồng (ở quận 11), hỏi thẳng: “Có tự ái khi bị người ta chửi không?”. Nghe vậy, chúng tôi khá “choáng”, ai đời đi làm việc thiện mà bị chửi!Anh Trung giải thích những người nhận cơm, ngoài người nghèo khổ thật sự thì còn có nhiều kẻ khỏe mạnh, lười biếng, giành cơm để kiếm tiền. Theo anh Trung, chưa bao giờ nhóm của anh phát cơm lâu hơn 15 phút, dù vài chục hộp hay vài trăm hộp chỉ thoáng chốc là hết sạch. Mỗi khi xe chở cơm đến, lập tức đám đông lao đến giành giật, rất lộn xộn.
Mỗi khi có xe chở cơm từ thiện đến trước cổng Bệnh viện Ung Bướu, nhiều người lao vào giành giật. Ảnh: HUỲNH HOÀNGNhững ngày đầu đi phát cơm, các thành viên nhóm Sen Hồng cột trên xe máy mỗi người vài chục hộp. Vừa đến cổng bệnh viện, đám đông đã nhào tới giật sạch. Nhiều bệnh nhân lọ mọ đi sau không còn gì để lấy, các anh chị trong nhóm phải lén cho mỗi người tiền để họ ăn cơm lót dạ.Rút kinh nghiệm, những lần sau, nhóm anh Trung cột chặt cơm trong một thùng sắt, khi lấy cơm chỉ vừa một bàn tay thọc vào trong thùng để lấy ra. Nhưng giải pháp này cũng không ăn thua. Một số nam thanh niên “bụi đời” khi không nhận được cơm lại phản ứng, chặn xe không cho nhóm anh Trung trở về.Thậm chí, khi các thành viên của nhóm phát cơm, một số người áp sát, giành giật và cào cấu họ. Chị Nguyễn Thị Lụa ngăn không cho 1 phụ nữ tầm 45 tuổi thọc tay vào thùng để lấy hộp cơm thứ hai, ngay lập tức, người này cào xướt tay chị, phun nước bọt rồi quát tháo: “Đi từ thiện còn tính toán. Tụi tao không lấy cơm thì tụi bay cũng mang về tế thần thôi”.Giành để bán lạiTại Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5), lúc 13 giờ ngày 19-2, một ô tô 16 chỗ chở đầy thức ăn chạy đến đường Thuận Kiều (gần bệnh viện). Lúc này, hàng loạt xe máy chở hai, chở ba chạy đến, đa phần là những người buôn bán, chạy xe ôm quanh đó.Không chịu xếp hàng, ai cũng giơ tay đòi cơm. Có người vừa lấy xong đem ra xe máy giấu rồi quay lại lấy thêm hộp khác. Cùng lúc này, một xe ba gác chở cơm của nhóm thiện nguyện khác đến. Nhiều người liền vứt cơm xuống đường vì chê cơm chay không ngon rồi tiếp tục đi giật cơm.Cách đây vài ngày, anh Nguyễn Văn Hùng (ngụ quận 6) cùng vài người bạn hùn tiền nấu cơm từ thiện phát cho người nghèo tại Bệnh viện Ung Bướu TP HCM. Huy động tối đa sức người, nhóm tình nguyện của anh cũng kịp chuẩn bị trên cả trăm suất cơm chay.
Dù bỏ cơm bên trong ô tô cũng không tránh khỏi cảnh người lạ nhào vào lấy. Ảnh: LÊ PHONGKhi niềm vui chưa kịp đến thì anh Hùng và những người trong đoàn đã phải ra về trong nước mắt. Chiếc taxi chở hơn trăm phần cơm chay vừa dừng trước cổng bệnh viện, cốp xe chưa kịp mở lên hết thì một đám đông lên đến vài chục người, già trẻ lớn bé thi nhau giành giật.Quá bất ngờ và không kịp phản ứng, những người hảo tâm chỉ còn biết nắm chặt tay nhau, quây tròn khu vực để cơm với hy vọng hạn chế sự hỗn loạn. Dù vậy, số lượng cơm cũng nhanh chóng bị nhóm người trên “cướp” đi.Từ tay của những kẻ “hôi” cơm từ thiện, những hộp cơm còn nóng nhanh chóng bị vứt lại bên vệ đường. Một đoàn từ thiện khác cũng vừa tìm đến, những người khi nãy kháo nhau rằng suất cơm của đoàn mới đến là những phần cơm mặn, ngon hơn. Thế là cảnh tượng tương tự lặp lại. Cơm bị giành giật không thương tiếc dù xe này chưa kịp dừng hẳn.Theo anh Hùng, đa số những người trên sinh sống quanh khu vực bệnh viện. Từ ngày nhận thấy có đông người thường lui tới phát cơm từ thiện, họ chỉ việc ngồi chờ cơ hội tranh giành cơm rồi mang đi bán lại. Thậm chí, khi được chính những người phát cơm nhắc nhở nhường phần lại cho những ai thật sự cần, họ không ngại văng tục hay chửi bới.Hiện tượng trên không chỉ mới xuất hiện ở Bệnh viện Ung Bướu TP HCM mà còn diễn ra ở nhiều khu vực thường xuyên có các nhà hảo tâm ủng hộ. Trong khi các nhóm thiện nguyện đang còn loay hoay giải bài toán kinh phí giữa thời buổi vật giá leo thang thì câu chuyện những suất cơm từ thiện bị kẻ xấu trục lợi càng khiến những tấm lòng thảo thơm thêm phần chán nản.Giành cơm miễn phí cho heo, chóTheo tìm hiểu của chúng tôi, “đội quân” chuyên “săn” cơm từ thiện với số lượng lớn không phải để sử dụng mà bán lấy tiền. Trong đó, ông Th., bà Ph., ông H…, mỗi buổi trưa xuất hiện cùng người thân chen chân lấy cơm ngay cổng Bệnh viện Ung Bướu. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Th. khoe mỗi ngày gom được 20 hộp cơm. Ông chỉ lấy một hộp lót dạ buổi trưa còn bao nhiêu đem bán cho một người nuôi heo ở quận Bình Thạnh và bán lại một quán thịt cầy để cho chó ăn. “Mỗi hộp bán được 3.000-4.000 đồng. Mỗi ngày chịu khó ra đây là kiếm gần 100.000 đồng” – ông Th. nói.Ông Th. kể một số người khác giành cơm để mang vào bệnh viện bán cho bệnh nhân, giá từ 8.000-10.000 đồng/hộp. “Cơm từ thiện ngon như cơm bán ở quán nên ai cũng giành” – ông Th. nói.Theo Lê Phong – Huỳnh Hoàng | Người Lao Động
No comments:
Post a Comment