Tất cả các pháp môn, các hạnh tu đều là sám hối hết, chứ không phải là đọc kinh Lương-Hoàng-Sám là sám hối, không phải ta đọc kinh Thủy-Sám là sám hối. Không phải!
Sám hối! Khi bước vào trong đạo tràng tu hành dù dưới hình thức nào cũng là sám hối. Tu là sửa đổi. Sám hối chính là sửa đổi những sai lầm của mình. Cho nên mình thấy rõ rệt rằng, những người mà thường chuyên sám hối, tốt hay xấu? Rất là tốt! Cần không? Rất là cần. Nhưng mà cuối cùng thì nghiệp họ diệt không nổi, và sau cùng rồi hình như là, không thấy một hiện tượng nào gọi là thoát vòng sanh tử. Không có một hiện tượng nào vãng sanh. Chính vì chủ trương diệt nghiệp thì nghiệp nó diệt mình, chủ trương đối đầu với nghiệp nên bị nghiệp đối đầu với mình. Nó đối đầu với mình tức là nó ứng hiện trước mặt mình, ứng hiện trước cái tâm của mình bắt mình phải đối trị với nó.
Cho nên, cách của người niệm Phật là không đối diện với nghiệp, mà đối diện với gì? Đối diện với A-Di-Đà Phật. Lạy A-Di-Đà Phật. Niệm A-Di-Đà Phật. Nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Trước mặt mình là A-Di-Đà Phật. Lúc lâm chung người ta đem tấm hình A-Di-Đà Phật đến trước mặt mình để cho mình nhìn. Rồi mình còn đi đâu? Đi về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải đi diệt nghiệp. Đó là điều quan trọng vô cùng. Trong kinh Vô-Lượng-Thọ trên bảng đó:
– Khéo giữ cái miệng không nói lỗi người.
– Khéo giữ cái thân không để mất luật nghi.
– Khéo giữ cái ý đừng có nghĩ tầm bậy tầm bạ.
Kinh Sám Pháp, chính là sám hối. Chứ không phải sám hối là đọc các bài sám hối lên. Không phải chúng ta cứ đọc: “Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp, giai do vô thỉ tham sân si…”. Không phải đọc cái câu đó là sám hối. Câu đó là nói cho mình biết tất cả đều do miệng, thân, ý sinh tạo ra.. Chúng ta phải khéo gìn giữ cái đó tức là sám hối. Cho nên phải cẩn thận. Một câu A-Di-Đà Phật tức là sám hối.
Kinh này bao gòm kinh Văn Từ Bi Thủy Sám, Đại Bi Sám Pháp, Địa Tạng Sám và luôn cả phần giải Oan Gia Trái Chủ. Kinh Sám Pháp đang được các anh chị em vùng HTĐ và Cali phát tâm ấn tống vì thế mạo muội để lên blog cho quý vị nếu muốn tải về để đọc tụng thì hoan hỷ.
Kinh Sám Pháp
No comments:
Post a Comment