Giờ ăn chi cũng có hại hết. Không ăn thì chầu Diêm Chúa sớm, mà ăn thì tác hại tùm lum. Toàn là nhiễm phân hoá chất, ko nhiễm phân thì bị người bán cho ô nhiễm. Loạn lạc giết hại nhau. Ủa mà tofu có hại thì tu sĩ và người an chay ăn gì giờ? Cha, coi bộ ăn "chai" không xong chắc phải ăn "ly" quá 😇.
SỮA ĐẬU NÀNH CÓ HẠI SỨC KHỎE
Ngay cả người ăn chay cũng không ngờ thực phẩm
này có thể gây ung thư.
Từ lâu, đã có rất nhiều báo cáo khoa học công bố
rằng đậu nành không tốt cho sức khỏe, nhưng thật ngạc nhiên khi hầu hết người
dân châu Á đều tin sái cổ rằng đây là thực phẩm thượng hạng.
Không chỉ người ăn chay trường, thậm
chí cả giới chuyên môn cũng ít biết đến sự nguy hại của đậu nành. Một số bác sĩ
còn khuyên bệnh nhân thêm nhiều đậu nành vào khẩu phần ăn để chữa trị
triệu chứng tắc kinh. Một số khác không hề biết rằng đậu nành được phân
loại vào dạng thực phẩm chứa hợp chất goitrogens kìm hãm hoạt động của tuyến
giáp.
Đã có ít nhất 170 nghiên cứu khẳng định đậu nành
chính là "kẻ thù giấu mặt" của sức khỏe, và chỉ cần đọc qua 9 nghiên
cứu dưới đây bạn đã thấy rùng mình.
Nguy hiểm số 1:
Một nghiên cứu vào năm 1991 cho thấy chỉ cần ăn
2 thìa canh đậu nành ngâm (hoạc rang) mỗi ngày trong vòng 3 tháng, một người
khỏe mạnh có thể mắc bệnh tuyến giáp với các triệu chứng khó ở, táo bón, buồn
ngủ và bướu cổ (tạp chí Nippon Naibunpi Gakkai Zasshi, Nhật Bản).
Nguy hiểm số 2:
6 phụ nữ tiền mãn kinh với chu kì kinh
nguyệt bình thường đã ăn 45mg tinh chất mầm đậu nành (isoflavone) mỗi ngày.
Khẩu phần này chỉ tương đương 240-480ml sữa đậu nành hay 45g bột đậu nành. Sau
1 tháng, tất cả những phụ nữ này đều bị trễ kinh với những triệu chứng tương tự
như khi dùng thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị
ung thư vú). (American Journal of Clinical Nutrition 1994).
Nguy hiểm số 3:
Hấp thụ estrogen có trong đậu nành sẽ gây cản
trở hoạt động của tuyến nội tiết, tương tự như khi phụ nữ mắc bệnh
ung thư vú dùng thuốc tamoxifen (Proceedings of the Society for
Experimental Biology and Medicine 1995).
Nguy hiểm số 4:
Việc hấp thụ estrogen từ đậu nành sẽ kích thích
các tế bào ở vú, là nguyên nhân gây ung thư vú. Tác hại của nó
không khác gì bị phơi nhiễm với thuốc trừ sâu (Environmental Health
Perspectives 1997).
Nguy hiểm số 5:
Nếu một người bị ung thư vú mà tiếp tục ăn thực
phẩm đậu nành, thì 2 loại hoạt chất mầm đậu nành là genistein và daidzein sẽ
càng làm bệnh trầm trọng thêm (Annals of Pharmacotherapy 2001).
Nguy hiểm số 6:
Không được ăn đậu nành khi bạn đang
mang thai. Các nghiên cứu cho thấy thai nhi nam tiếp xúc với
phytoestrogen đậu nành có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt trong tương lai
(Prostate 1994).
Nguy hiểm số 7:
Các bé gái không nên ăn đậu nành vì
genistein có thể gây dậy thì sớm (Toxicol Sci 1999).
Nguy hiểm số 8:
Đậu nành có thể khiến nam giới mất dần cơ bắp. Một
nghiên cứu trên 12 nam giới trưởng thành cho thấy hàm lượng testosterone trong
cơ thể họ đã giảm 19% chỉ trong vòng 28 ngày ăn 56g bột protein đậu nành (Prev
2007).
Nam giới muốn có cơ bắp săn chắc thì không
nên ăn đậu nành.
Nguy hiểm số 9:
Đừng cho trẻ nhỏ ăn đậu nành. Bé gái
mới sinh nếu tiếp xúc miệng trực tiếp với genisin trong đậu nành sẽ bị tổn
thương hệ cơ quan sinh sản (chu kì dậy thì bất thường, giảm khả năng sinh
sản, cơ quan sinh sản phát triển chậm, chậm mở cửa mình...) (Environmental
Health Perspective 2009).
Chỉ nên dùng một lượng nhỏ đậu tương lên men
Đậu tương lên men (tương) là một sản phẩm truyền
thống rất phổ biến ở châu Á nhưng chỉ thích hợp với người có tuyến giáp khỏe
mạnh. Nghĩa là chỉ có tương miso, tương nén tempeh, tương sổi natto... là
được làm từ sốt đậu nành lên men truyền thống. Bên cạnh đó, nếu thỉnh
thoảng bạn muốn rắc vài hạt đậu nành nguyên trái vào món salad hay ăn một vài
miếng đậu phụ trong món súp miso thì cũng không thành vấn đề. Nhưng đừng đưa đậu
nành vào thực đơn hàng ngày của bạn.
Nếu bạn có bệnh về tuyến giáp, hãy tránh xa đậu
nành dưới bất kì hình thức nào (sữa đậu nành, dầu đậu nành...).
Theo Báo điện tử VTC News
Bình luận
No comments:
Post a Comment