Sunday, December 29, 2013

7 điều Bố Thí




Một người nghèo hỏi Đức Phật : "Tại sao con nghèo như thế?"
Phật nói : "Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác."
Người ấy nói : "Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí."
Đức Phật dạy : "Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :
...
1. Nhan thí - Bố thí nụ cười,
2. Ngôn thí - Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3. Tâm thí - Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4. Nhãn thí - Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5. Thân thí - Bố thí hành động nhân ái.
6. Tọa thí - Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7. Phòng thí - Bố thí lòng bao dung

Thực ra thì với tám vạn bốn ngàn pháp mô tu mà đức Phật có dạy trong đó có pháp tu Bố Thí là pháp tu đứng đầu trong Lục Độ Ba La Mật.
1. Bố Thí,
2. Trì giới
3. Nhẫn nhục
5. Tinh tấn
5. Thiền định
6. Trí tuệ

Và có 4 cách bố thí chánh xuất phát từ tấm lòng hảo tâm, tương thân, tương trợ
1. bố thí vô úy (cho thân thể của mình, hay họ đang sợ hãi mình đến bảo vệ khiến cho họ bớt lo sợ, an vui)
2. bố thí pháp (lời nói) - chia sẽ những lời chia buồn, thăm hỏi, an ủi ...giúp đở cho người ta chuyện gì đó, sợ hãi, nói pháp, v.v..
3. bố thì vật chất - áo quần, đồ ăn, v.v..
4. bố thì tài tức - cho tiền đúng chổ, đúng người, chứ không cho những người lạm dụng để làm chuyện bất chánh ngay cả tôn giáo tu sĩ. Thí dụ: thằng xì ke xin tiền mình cho nó để nó mua thuốc hút thì nó càng đoạt lạt mà mình thì "chết toi" hay cho tiền thằmg say tối ngày nhậu nhẹt. Phải biết ngoại tài thí và nội tài thí đúng chổ. Đó là 4 thứ bố thí mà trong kinh Ngọc Lộ Kỳ Bàn mà Đức Di Lạc có dạy.
Ngày nay, có nhiều tôn giáo kêu gọi sự ủng hộ tôn giáo nhưng mà chuà thì cất cao, nhà thờ lớn. Cao lớn thì lại muốn cao lớn hơn, trong khi có rất nhiều tín đồ kể cả Phật tử đang cần một số tiền để cứu nguy mạng sống nằm chờ trong bệnh viện. Nói như thếkhông phải ta bỏ mặc chuà và nhà thờ nhưng phải biết đủ. Huống chi cũng nhiều người đang thiếu ăn. Hàng trăm đồng mỗi năm, ta có thể tạo một nghề nghiệp cho những người không nhà, hay cộng đồng cho địa phương với những nghề thích hợp từng bản địa mới xóa được kiếp ăn chờ sống chực. Nếu không thì công tác bố thí thành dã tràng xe cát! Vì thế lòng nhân cần đi đôi với ý thức.
Jesus còn hạ mình rữa chân cho tông đồ (hình như ngày nay quý tu sĩ thì ngược lại ngay cả đồ ăn cúng Phật/Chúa thì không ăn). Không những Ngài thể hiện lòng Từ còn mang tính bình đẳng.“Từ lực” vốn có đủ ánh sáng tuệ giác, biến thành “lòng nhân”, đôi khi trí tuệ bịgiảm nên hành thiện thường khiếm khuyết và bị lạm dụng.

Phật còn lê gót phong trần đi cứu độ mọi người ở mọi nơi, chia xẽ những gì mình có. Không phân biệt người nghèo, người giàu (quý tu sĩ ngày nay, ai giàu thì bợ đở, xin tháng $1000đô).Đối với Thánh nhân, chư Phật, chư Bồtát, các đại minh sư là hiện thân của một năng lượng vô biên và vô điều kiện. Các Ngài đến để phục vụ chúng sinh khôngđiều kiện, không ngoài mục đích hướng dẫn chúng sinh trở lại hội nhập với tính thể uyên nguyên của chính mình điđến con đường giải thoát, vì chết chẳng mang theo cái gì hết. Đó là điều Phật thường bảo: “Phụng sự chúng sinh tức cúng dường chư Phật” hay là “cứu một mạng người còn hơn xây 7 tháp phùđồ.” Ngày nay khác, cứ kêu gọi làm cho nhà tôn giáo cho lớn chứ cứu người thì ít oi … khi có rồi vẫn còn tham vọng cho lớn hơn. Phật có dạy, chuà không có 4 người tu sĩ trởlên thì chẳng phải chuà/tăng đoàn. Ngày nay ai ai cũng muốn tự mình trụ một chuà, mà rồi là chùa của “thầy/cô”trong khi bên Công Giáo thì xoay tua 4 năm nhiệm kỳ, không cho một cha xứ nào trụ một nơi lâu hơn 6 năm. Vì sao chắc hẳn tín đồ/phật tử chúng ta phải hiểu rồi.

Bố thí đó cũng là quả vị tiến trình từ nhân đến quả có thể báo ứng ngay trong hiện tại mà cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần quan sát trong hiện tại, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra quả báo nhãn tiền của những việc làm. Bỡi vậy trong kinh Ngọc Lộ Kỳ Bàn, mẹ Diệu Trì cũng có dạy, phải nhìn đúng cách bố thí mà làm. Không phải kêu là chạy, nói là đưa, v.v…Vì có .còn vô số những việc bốthí sẽ kết thành quả xấu trong tương lai.

Mặc khác bất kỳ một góp ý sửa sai với lòng tốt cũng có nhiều cách, hoặc khen tặng, hoặc nặng lời khích tướng cho đối tượng tự ái mà thay đổi. Không thể nhìn hiện tượng mà đánh giá, hãy nhìn thiện ý của kẻ hành động. Có khi ngọt lời nhưng ý thâm độc, có khi nặng lời nhưng ý tốt dựng xây. Cái gì cũng có hai mặt:- thật và giả rất giống nhau nhưng khác nhau ở phẩm chất “lòng từ”. Ngày nay hầu hết chỉ thích nghe ngọt và tâng bốc từ người ngoài vô đến trong chuà. Trong khi Phật không có bắt ai phải "gọi dạ, bảo vâng". Phải biết tôn trọng và còn phải hoá thân thành năng lực cội nguồn theo nhân ái. Chứ không phải mình là người tu rồi gọi ông bà lão thành hay những vị lớn tuổi bằng "con" xưng thầy/cô trong khi các tu sĩ thì non trẹt hay ngang tuổi nhau. Phật chẳng bao giờ xưng mình là "Phật" và Phật Tử là "con. Lúc nào, Phật cũng xưng "Ta" và quý Phật Tử là "ông" hay gì đó, chứ chẳng bao giờ nghe Phật xưng hô họ là "con". Cũng như đối với bậc cha mẹ, Phật cũng không tự hào mình là "Phật" mà kêu cha (phụ vương) mình là "con" khi gặp mặt.  

Thành ra điều bố thí cấm kỵ rất nhiều mà hầu hết mỗi con người của chúng ta chỉ thấy ai nói sao thì tin vậy chứ không ý thức và nhận thức đưa đến sự sai lầm rất nhiều ngay cả việc thăm hỏi trong gia đình.  Cứ cho là hỏi cũng không làm được nên không hỏi, đó là điều sai hơn nữa.  Bố thí lời nói không mất tiền mua mà mình chia sẽ được là điều đáng quý.

  

No comments:

Post a Comment